Nghĩa là thế nào hả cụ ?
Ngày tạm giữ nghĩa là ngày vi phạm mà bị giữ ? và cầm giấy hẹn sau 5 ngày
Ví dụ: Sau 5 ngày đến để nhận quyết định xử phạt hành chính, lúc đó mới có quyết định tước GPLX và e nghĩ là thời hạn 30 ngày phải tính từ ngày này chứ ? Vì nếu tính từ ngày tạm giữ khi xảy ra vi phạm thì sau 30 ngày các cụ đến lấy luôn GPLX thì còn phạt quái gì nữa ?
Nguyên tắc là trong thời gian hẹn cụ phải đến giải quyết (Nhận quyết định xử phạt), nếu ko pháp luật qui định: Bị coi như người không có GPLX cụ ạ. Việc 1 số cụ xui cứ 30 ngày đến nhận QĐ, nộp phạt và lấy bằng về là do xxx thông cảm (cũng ko có bằng chứng cho thấy cụ vẫn điều khiển phương tiện trong thời gian này) và trong thời gian đó cụ không bị xxx hỏi thăm lần nào nên thoát tội.
Thời gian tước GPLX được tính từ ngày lập biên bản tạm giữ GPLX: Để có lợi cho người vi phạm (Đây là tính nhân văn trong qui định của PL).
"Cụ thể, khoản 2 Điều 15 Nghị định 71 viết: “Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định... Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.
"Điều 8. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Người đang thi hành công vụ khi lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm mà Nghị định số 34 quy định hành vi đó bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Giấy phép lái xe) có thời hạn hoặc không thời hạn, thì phải tạm giữ Giấy phép lái xe để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Quyết định xử phạt phải ghi rõ thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản (mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ) cho cơ quan cấp Giấy phép lái xe đó.
3. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định số 34, mà người đó có Giấy phép lái xe hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó; đồng thời, bổ sung xử phạt về hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.
4. Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tạm giữ Giấy phép lái xe. Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi vi phạm này đều có quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, thì lấy thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm có thời hạn bị tước dài nhất.
5. Hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người có thẩm quyền xử phạt trả lại Giấy phép lái xe cho người đã bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó. Trường hợp phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ thì người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe phải xuất trình Giấy chứng nhận kết quả học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ cho cơ quan ra quyết định xử phạt để nhận lại Giấy phép lái xe".