Cụ chủ hiểu sai tính năng rồi, Mặt này là mặt vuông (nhám chỉ là trang trí thôi) Tính năng là đặt nồi đến đâu phát nhiệt đến đó (hiện đại hơn mặt tròn tí - đặt hơn một tí ) thực tế dùng thấy không khác nhiều.
không phải đâu cụ à, cái này mâm từ đều là hình tròn hết. Còn nguyên tắc của điện từ trường nó luôn là như thế rồi cụ à, cụ đặt nồi nhỏ thì nó cũng ăn theo đường kính đáy nồi thôi cụ à
Các bác hiểu vậy về cuộn dây
(hay gọi nôm na là mâm từ) chưa hoàn toàn đúng:
1.
"Cuộn dây (mâm từ) đều hình tròn hết" không hoàn toàn đúng, về nguyên lý thì cuộn dây từ
(mâm từ) hoàn toàn có thể thiết kế theo các hình dạng khác nhau
(vuông, ovan, lục/bát giác đều, ...); tuy nhiên, "hầu hết" bếp từ sẽ dùng thiết kế tròn để phù hợp với hình dạng phổ biến của các loại nồi bếp từ
(hầu hết nồi, chảo có dạng đáy tròn), ngoài ra thiết kế tròn cho cuộn dây từ hiệu quả sẽ cao hơn các dạng khác.
2. "... đặt nồi nhỏ thì nó cũng ăn theo đường kính đáy nồi ..." không đúng với tất cả các trường hợp.
Cuộn dây bếp từ thường thiết kế theo hai dạng sau:
- Dạng thứ nhất: 1 cuộn đồng nhất
(tạm gọi là cuộn đơn - không biết dân kỹ thuật gọi là gì ) như hình dưới
Với dạng này thì đáy nồi to hay nhỏ thì dòng đện cũng phải qua hết số vòng của cuộn dây.
- Dạng thứ 2: Nhiều cuộn đồng tâm
(tạm gọi là cuộn kép - 3 in 1) như hình sau
Với dạng này, bếp có cảm biến nhận dạng đáy nồi và tự điều chỉnh nếu đáy to phủ hết thì cả 3 cuộn
(hoặc bác đặt nồi lệch tâm cuộn dây khiến nó phủ nên một phần của cả 3 cuộn) thì cả 3 cuộn cùng hoạt động, nếu nhỏ thì nó tự nhận và điều khiển cho cuộn dây nào được hoạt động - Như vậy về lý thuyết thì hiệu quả sử dụng điện sẽ cao hơn; tuy nhiên dạng này phức tạp do phải chia nhỏ cuộn từ, yêu cầu vật liệu khắt khe, cần thêm các linh kiện khác để nhận diện và điều khiển, ... nên đương nhiên nó sẽ đắt và ít hãng bếp từ sử dụng.