[Funland] Bệnh viện đại học y toàn sinh viên và học viên khám ạ?

Dương Vô Cương

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508641
Ngày cấp bằng
6/5/17
Số km
2,113
Động cơ
200,140 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Ủy ban chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em
Em phẫu thuật thấy trong phòng có mấy Camera cơ mà, lại còn xem được lúc phẫu thuật trên màn hình luôn nếu tỉnh táo
Vâng, đây là câu chuyện em nghe hồi cỡ cách đây chục năm, lúc đó thì có thể vì điều kiện còn chưa đc trang bị hiện đại như bây giờ
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Em nằm viện mà được mấy em te tẻ thăm khám là em hợp tác diệt tềnh. Kể cả ngày chục lượt cũng ô sờ kê:D
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,564
Động cơ
86,714 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Khẳng định là ko, vì kíp mổ nhiều người ko ai dám làm thế đâu, trưởng kíp phát hiện thì ko tồn tại được ở phòng mổ.
Chỉ có ròm trộm khi bộc lộ vùng đó trong quá trình phẫu thuật thôi (như đặt ống dẫn - sonde tiểu; hoặc bộc lộ khi sát trùng).
Hơ hơ , có vụ này à bác ...
 

nhatvt

Xe buýt
Biển số
OF-295534
Ngày cấp bằng
10/10/13
Số km
750
Động cơ
319,300 Mã lực
Bt mà cụ trong viện chia ra nhiều đội học sinh học viên lắm, sv y3 ,4,5. Chuyên 1,2. Ths sỹ, nội trú. Nhưng chịu trách nhiệm chính vẫn là bác sỹ chính thường đi buồng vào buổi sáng
 

Rong Ruổi

Xe container
Biển số
OF-406230
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
7,052
Động cơ
1,120,891 Mã lực
Sinh viên, học viên vào khám để học việc thôi, kết quả là giành riêng cho họ. Sau đó họ phải trả lời các câu hỏi của bác sĩ về trường hợp bệnh nhân mà họ đã khám. Việc khám sẽ có bác sĩ trực. Cụ sang 108 em sợ cũng thế.
Con em trước nằm bệnh viện cũng thấy các bạn thực tập sinh vào khám. Có lần còn có cả giáo sư, trưởng khoa dẫn theo một đoàn thực tập sinh vừa khám, vừa đặt câu hỏi.
Có mấy em xinh xinh, có mấy anh đẹp trai. Có điều nhiều cô, cậu trả lời vu vơ lắm, cảm giác không nắm chắc lý thuyết về các biểu hiện lâm sàng.
Trước E cũng bị ốm phải nằm viện 103 1 tuần. 2 hôm đầu nhập viện còn đau bỏ mẹ mà hết đòan này rồi đoàn kia của học viên học viện quân y sang thăm khám rồi hỏi han. Lúc đầu E còn trả lời bình thường. Về sau nhiều quá mà mình thì đang đau bỏ mẹ ra cứ hỏi nhiều. E tức lên E nói cho và éo thèm trả lời nữa. Vậy là chán rồi đi hết. Mình vào để khám chữa chứ có vào làm chuột bạch éo đâu.
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
12,265
Động cơ
750,300 Mã lực
Đợt em đưa mẹ khám ở đh y cũng thấy mấy em sinh viên hỏi han các kiểu, lúc sáng sớm đi thì có bác sĩ, nhưng chiều muộn thấy chủ yếu sinh viên trực phòng khám.
 

Supperhoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-572341
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
1,067
Động cơ
154,416 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hn
Bv chán nhất e từng gặp !
 

5599

Xe tăng
Biển số
OF-47216
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
1,808
Động cơ
462,212 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Thành Thái, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Bà cụ nhà cháu trước cũng nằm đây.
Lúc đầu bà rất hài lòng, ai đến cũng kể về sự tận tuỵ, quan tâm của Y bs ở đây. Cứ 30p lại có người vào đo huyết áp, sờ nắn, hỏi han bệnh tình....
Nhưng sau khoảng hơn tuần thì .....
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,931
Động cơ
55,256 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
SV họ thực tập thôi. Kết quả thăm khám chỉ dùng để báo cáo thực tập, không dùng để lập phác đồ điều trị.
Bệnh viện nào cũng thế thôi.
 

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,384
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y HN/HCM thì ok, Kụ cứ yên tâm... SV Y và thực tập sinh chuyên khoa 1,2 rất quan tâm & nhiệt tình thăm khám bệnh nhân... Việc hội chẩn, lên phác đồ điều trị & ra y lệnh là việc của bác sĩ trực mà...
Kụ chỉ nên/cần phải băn khoăn lo lắng nếu được/bị bác sĩ và SV khoa Y của các ĐH 'dân lập" kiểu như King-Công khám chữa thôi...?!:-s

Nếu có bác sĩ đi cùng thì e ok. Nhg đây có 2 bé trẻ măng vào khám ạ. Xong e hỏi có tai biến ko thì k biết :(
sinh viên vào hỏi theo kiểu thực hành thôi chứ không dám đưa ra bệnh án cho cụ đâu. Các em này vẫn đang giai đoạn học hỏi cầu tiến, nhiệt tình hơn chục lần các bác sĩ, y tá (các bác ấy chai rồi) em thấy ok mà.
Bác sĩ mới là người trực tiếp thăm khám và quyết định điều trị cho mẹ cụ ntn, cụ đừng có lo (kinh nghiệm 2 lần ở ĐH Y)
 

đen_kịt

Xe buýt
Biển số
OF-56992
Ngày cấp bằng
14/2/10
Số km
785
Động cơ
458,405 Mã lực
Tuổi
41
Em đang cho mẹ nằm trong bv đại học y, toàn thấy sinh viên vào khám, hỏi thì các e ý đều bảo là học viên xong lẩn mất. Thế này thì e thấy hơi không yên tâm, bảo sang bạch mai nhg mẹ e sợ bên đó bẩn + đông ( vì đã từng nằm bạch mai mấy tháng). Trong khi lúc khám trước khi nhập viện thì toàn bác sĩ và giáo sư (phụ thu thêm tiền vì khám giáo sư) :(. Cho e hỏi là có cụ mợ nào rõ kiểu điều trị của đh y ko ạ? Không thì mai e cho sang 108 cho sạch sẽ và yên tâm
Kính cụ, e đang công tác tại Bv ĐHY , xin có đôi điều tâm sự.
Bv ĐHY HN là cơ sở khám chữa bệnh uy tín cũng như là cơ sở đào tạo các Bác sỹ cũng như sinh viên học tập.
Việc thăm khám và cho chỉ định ban đầu phải là Bác sỹ hoặc Ths, Ts, Gs .
Còn việc cụ thấy, đấy là các đối tượng học viên, sinh viên, điều dưỡng, bác sỹ đi học tại Bv. Họ có thể chỉ là những sinh viên đang còn trên ghế nhà trường, có thể là các Bác sỹ đi học nâng cao. Nhiệm vụ đều được quy định rõ, ai làm gì, khám gì, hỏi gì đều phải đc sự đồng ý của Bs trực, trưởng phó khoa. Chỉ có cái là khi thăm khám cụ nên để ý vào thẻ họ đeo trên áo Blouse. Và cụ nên góp ý, người nhà đồng ý thì mới cho khám bệnh. Đây là quy trình giao tiếp cơ bản.
 

thanhvn8020

Xe buýt
Biển số
OF-544981
Ngày cấp bằng
8/12/17
Số km
552
Động cơ
168,241 Mã lực
Đồng ý là các em cần môi trường để thực hành, không thực hành không thể giỏi được. Nếu các em sinh viên cầu tiến, nhiệt tình, mong muốn được tiếp xúc với bệnh nhân để nâng cao tầm hiểu biết. Em đồng ý 2 tay luôn. Nhưng có lần em ở bệnh viện tỉnh, gặp các em sinh viên vào thực tập, mà tác phong không ổn. Tóc tai thời trang, cười nói trêu đùa chí choé, điện thoại hở ra lại cầm bấm nhoay nhoáy. Em thấy không an tâm. Y như rằng một bệnh nhân nhi được một cô bé trong nhóm, chả biết thiếu tập trung ra sao mà lấy máu hay tiêm cho bệnh nhân nhi, làm sưng vù tay bé lên. Nên em vẫn mong các em sinh viên khi thực hành trên cơ thể người khác, hãy ý thức rằng như đang thực hành trên cơ thể mình.
 

nguarung

Xe điện
Biển số
OF-15945
Ngày cấp bằng
4/5/08
Số km
2,526
Động cơ
526,937 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Em đang cho mẹ nằm trong bv đại học y, toàn thấy sinh viên vào khám, hỏi thì các e ý đều bảo là học viên xong lẩn mất. Thế này thì e thấy hơi không yên tâm, bảo sang bạch mai nhg mẹ e sợ bên đó bẩn + đông ( vì đã từng nằm bạch mai mấy tháng). Trong khi lúc khám trước khi nhập viện thì toàn bác sĩ và giáo sư (phụ thu thêm tiền vì khám giáo sư) :(. Cho e hỏi là có cụ mợ nào rõ kiểu điều trị của đh y ko ạ? Không thì mai e cho sang 108 cho sạch sẽ và yên tâm
Các viện lớn viện nào cũng có sinh viên trường y hết cụ ạ.
 

xomo

Xe tăng
Biển số
OF-124567
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
1,243
Động cơ
65,668 Mã lực
Có mà, khám toàn bắt các em 18,20 vén áo lên đo nhịp tim. Đún thế nào được. Đấy là mấy thằng mất dạy khám thôi.
Cụ chưa vào BV bao giờ. Nhìn mấy bệnh nhân dù xinh mấy thì cũng sơ xác nhợt nhạt. Hứng quái đâu mà nhòm.
Không phải bệnh nhân thì là đi khám sk lúc đó thì bs nữ sẽ khám nữ, nam khám nam.
Các cụ BS toàn Elite, gái xinh khỏe khoắn xếp hàng chờ chịch, sờ mó bệnh nhân làm gì.

Giả sử là có thì đó là số rất hiếm.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực


Trước khi vật dụng quen thuộc của ngành y xuất hiện, các bác sĩ thường phải đặt tai vào đầu và ngực bệnh nhân để nghe, tình huống khá nhạy cảm, nhất là với những cô gái.
Bác sĩ Rene Theophile Hyacinthe Laënnec sinh ra tại Quimper ở Brittany, Pháp năm 1781. Mẹ mất vì bệnh lao khi lên 5 tuổi, Laënnec sống cùng người chú của mình, khi ấy là trưởng khoa y của một trường đại học. Thời thơ ấu, sức khỏe Laënnec không tốt, các vận động cơ thể chậm chạp, thường xuyên bị đau bụng và ho dữ dội. Ông tìm thấy niềm an ủi trong âm nhạc, dành thời gian rảnh để thổi sáo và viết thơ.

Laënnec được truyền cảm hứng từ người chú của mình để theo đuổi sự nghiệp y khoa. Năm 1795, ở tuổi 14, Laënnec giúp đỡ chăm sóc người bệnh và những người bị thương tại khách sạn Dieu ở Nantes. 18 tuổi, ông phục vụ trong Bệnh viện Quân y với vai trò bác sĩ phẫu thuật hạng ba. Sau đó, ông làm quen với công việc lâm sàng, phẫu thuật chính và điều trị bệnh nhân.

Trong vòng một năm, Laënnec đã giành được giải thưởng đầu tiên về cả y học và phẫu thuật tại trường y. Năm 1802, ông xuất bản bài báo đầu tiên của mình về các chủ đề như: viêm phúc mạc, vô kinh và bệnh gan. Dần được mọi người biết đến nhiều hơn, Laënnec bắt đầu tìm hiểu về giải phẫu cơ thể và có những công trình nghiên cứu về bệnh lý giải phẫu.

Trong những tháng cuối đời, ông yêu cầu cháu trai của mình, Mériadec, kích thích ngực của ông và mô tả những gì nghe được bằng ống nghe. Ông qua đời vì căn bệnh lao phổi, căn bệnh mà chính Laënnec đã làm sáng tỏ bằng chiếc ống nghe của mình.

Trong di chúc, Laënnec cho người cháu thừa kế tất cả các nghiên cứu y khoa của ông, cùng với chiếc ống nghe gỗ là di vật giá trị hơn cả.


Sự ra đời của ống nghe






Trước khi chiếc ống nghe xuất hiện, các bác sĩ thường phải đặt tai và đầu vào ngực bệnh nhân để nghe nhịp tim. Điều này rất khó khăn, đặc biệt là đối với người béo phì. Vào năm 1816, tình cờ, bác sĩ người Pháp Rene Laennec đã sáng chế chiếc ống nghe thô sơ đầu tiên trong lịch sử y khi đang khám bệnh cho một thiếu nữ mắc bệnh tim. Để tránh bối rối khi phải trực tiếp áp tai vào ngực bệnh nhân, ông liền cuộn tấm bìa thành ống dài, một đầu đặt vào lồng ngực bệnh nhân, còn đầu kia áp vào tai mình. Thật lạ lùng, tiếng tim nghe đập rõ ràng hơn rất nhiều. Ý tưởng của Laennec lấy cảm hứng từ một trò chơi của trẻ em, áp sát tai vào hai đầu của ống gỗ để truyền âm thanh.

Sau đó, Laennec đã chuyển sang thử nghiệm sử dụng ống gỗ thay cho ống giấy ban đầu. Chiếc ống nghe hoàn chỉnh có hình dạng thẳng đứng là một ống gỗ dài 45 cm, rộng 4 cm, hai đầu có gắn thêm chiếc phễu nhỏ để nghe nhịp tim của bệnh nhân.

Tiến sĩ Laennec đã mất tới ba năm để hoàn thiện thiết kế này và theo dõi thay đổi ở bệnh nhân viêm phổi, so sánh những gì ông nghe được với khi kết quả khám nghiệm tử thi. Năm 1819, bác sĩ này đã sáng chế phiên bản ống nghe đầu tiên mang tên De L'auscultation Mediate. 7 năm sau, Laennec qua đời vì bệnh lao khi mới 45 tuổi.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,892
Động cơ
-164,487 Mã lực
Em đã từng nằm viện 3 tháng, thở ko ra hơi mà thi thoảng học viên đến hỏi. Sắp ra viện em mới biết học viên. Tuy vậy, cũng phải thông cảm thì mới có bác sĩ tương lai chứ. Em nằm 103, hay gặp sv Lào lắm, nói t Việt ko khác mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top