- Biển số
- OF-9129
- Ngày cấp bằng
- 1/9/07
- Số km
- 382
- Động cơ
- 539,820 Mã lực
1.Chân côn nặng hơn bình thường:
Cảm nhận đầu tiên khi điều khiển một chiếc xe thường là côn, số có nhẹ nhàng hay không. Nếu xe bạn dùng bộ trợ lực côn mà khi vào số bạn phải "nghiến răng" để đạp côn thì có thể là do hệ thống điều khiển ly hợp của bạn bị thiếu dầu. Cách xử lý tốt nhất là bạn đưa xe vào gara để bổ xung dầu vào hệ thống với côn trợ dầu, tùy theo côn dây hay trợ khác các bác tìm hiểu thêm nhé..
2.Ra số vào số khó : Khi đạp hết khoảng chạy của bàn đạp ly hợp nhưng vào số vẫn khó, bộ ly hợp không cắt dứt khoát. Sự cố này thường xảy ra khi điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp.
3.Bị rung bàn đạp ly hợp: Hiện tượng này được cảm nhận khi ta ấn nhẹ chân lên bàn đạp ly hợp lúc động cơ đang nổ. Nếu nhấn mạnh chân hơn thì bàn đạp ly hợp hết chấn rung. Điều đó báo hiệu hỏng hóc có thể là do sai sót khi lắp ráp đĩa ly hợp khônsg chuẩn nên bị dịch chuyển ở mỗi vòng quay. Hiện tượng này khiến ly hợp bị mài mòn nhanh chóng.
4.Lá côn mòn: Do tình trạng trượt giữa đĩa ly hợp với mặt bánh đà và bàn ép. Do người lái có thới quen gác chân lên bàn đạp ly hợp lúc xe đang chạy sẽ làm cho đĩa chóng mòn hoặc hay có thói quen đi số cao rà côn để đạt tốc độ chậm mà không chịu về số thấp.
5.Có tiếng kêu nhẹ khi đạp bàn đạp ly hợp: Vòng bi “T” (vòng bi dùng để ngắt ly hợp) bị mòn, hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn nên phát ra tiếng kêu khi ta ấn vào bàn đạp ly hợp.
Cái này em vừa học vừa rút kinh nghiệm post lên để mọi người cùng nhận xét và góp ý thêm, mong muốn trước mỗi chuyến đi luôn kiểm tra để không phải gặp sự cố nào trên đường.
Cảm nhận đầu tiên khi điều khiển một chiếc xe thường là côn, số có nhẹ nhàng hay không. Nếu xe bạn dùng bộ trợ lực côn mà khi vào số bạn phải "nghiến răng" để đạp côn thì có thể là do hệ thống điều khiển ly hợp của bạn bị thiếu dầu. Cách xử lý tốt nhất là bạn đưa xe vào gara để bổ xung dầu vào hệ thống với côn trợ dầu, tùy theo côn dây hay trợ khác các bác tìm hiểu thêm nhé..
2.Ra số vào số khó : Khi đạp hết khoảng chạy của bàn đạp ly hợp nhưng vào số vẫn khó, bộ ly hợp không cắt dứt khoát. Sự cố này thường xảy ra khi điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp.
3.Bị rung bàn đạp ly hợp: Hiện tượng này được cảm nhận khi ta ấn nhẹ chân lên bàn đạp ly hợp lúc động cơ đang nổ. Nếu nhấn mạnh chân hơn thì bàn đạp ly hợp hết chấn rung. Điều đó báo hiệu hỏng hóc có thể là do sai sót khi lắp ráp đĩa ly hợp khônsg chuẩn nên bị dịch chuyển ở mỗi vòng quay. Hiện tượng này khiến ly hợp bị mài mòn nhanh chóng.
4.Lá côn mòn: Do tình trạng trượt giữa đĩa ly hợp với mặt bánh đà và bàn ép. Do người lái có thới quen gác chân lên bàn đạp ly hợp lúc xe đang chạy sẽ làm cho đĩa chóng mòn hoặc hay có thói quen đi số cao rà côn để đạt tốc độ chậm mà không chịu về số thấp.
5.Có tiếng kêu nhẹ khi đạp bàn đạp ly hợp: Vòng bi “T” (vòng bi dùng để ngắt ly hợp) bị mòn, hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn nên phát ra tiếng kêu khi ta ấn vào bàn đạp ly hợp.
Cái này em vừa học vừa rút kinh nghiệm post lên để mọi người cùng nhận xét và góp ý thêm, mong muốn trước mỗi chuyến đi luôn kiểm tra để không phải gặp sự cố nào trên đường.