3.2.1. Cùn mòn cảm xúc
Bệnh nhân có nét mặt đơn điệu, không thay đổi, không sinh động như vốn có của mình. Bệnh nhân giảm sút sự tiếp xúc bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể; tuy nhiên một bệnh nhân cùn mòn cảm xúc đôi khi có thể cười, có nét mặt sinh động, nhưng biểu hiện cảm xúc của họ giảm sút rõ ràng trong phần lớn thời gian còn lại.
Khi bệnh tâm thần phân liệt đã chuyển thành thể di chứng, cùn mòn cảm xúc sẽ phát triển thành vô cảm. Lúc này, bệnh nhân không hề biểu hiện cảm xúc vui buồn, cáu giận... với bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào ngoài môi trường.
3.2.2. Ngôn ngữ nghèo nàn
Nghèo nàn lời nói thể hiện bởi các câu trả lời cộc lốc, ngắn cụt ngủn. Bệnh nhân với nghèo nàn ngôn ngữ có thể có giảm sút lượng suy nghĩ, điều đó phản ánh sự giảm sút quá trình ảnh hưởng và tạo ra ngôn ngữ.
3.2.3. Mất ý chí
Mất ý chí là sự giảm sút hoạt động định hướng về một mục đích nào đó. Người bệnh mất hết sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả. Các thói quen nghề nghiệp cũ mất dần đến nỗi bệnh nhânh không muốn làm bất kỳ việc gì nữa. Do vậy họ giảm sút khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến lối sống ngày càng suy đồi, không muốn làm gì, chỉ nằm lỳ một chỗ.
03 triệu chứng trên em gặp đầy: có người xách cặp vào thang máy, mọi người trong thang máy đều chào nhưng người ấy như không nghe thấy, ko nhìn thấy ai, như thang máy vẫn chỉ có một mình người ấy; mặt luôn vô cảm như tượng, ko bao giờ ai nhìn thấy cười; vẫn luôn một gương mặt lạnh lùng vô cảm!
Còn nói chuyện cộc lốc, cụt ngủn không có chủ ngữ vị ngữ thì em gặp đầy, mới hôm nọ ra quận làm căn cước công dân gặp mấy đồng chí trẻ nhưng nói chuyện với già trẻ đều cụt ngủn, cộc lốc kiểu đấy!
Còn mất ý chí (3.2.3) chắc em bảo ít gặp các cụ ko tin đâu! Xem ra quanh mình nhiều người bị triệu chứng này quá, có thể do cuộc sống quá căng thẳng?!