- Biển số
- OF-863085
- Ngày cấp bằng
- 8/7/24
- Số km
- 545
- Động cơ
- 43,544 Mã lực
- Tuổi
- 52
Cố lên chú em ,Dạ, em cũng trân trọng cảm ơn Chã, vì em ở trên Bình Dương, nên sẽ cố gắng hết mức.
Cố lên chú em ,Dạ, em cũng trân trọng cảm ơn Chã, vì em ở trên Bình Dương, nên sẽ cố gắng hết mức.
Vui quá cụ emDạ, em cũng trân trọng cảm ơn Chã, vì em ở trên Bình Dương, nên sẽ cố gắng hết mức.
Chào mừng cụEm newbie tầu ngầm mà khoái topic cụ chủ nên xin chân offline với cụ và cụ chã
Cụ quên em rùi.. hic
Đến em còn nhớ ra cụ mà ông kia lại quên..!Cụ quên em rùi.. hic
Cụ trẻ này Quan Hệ rộng thật, ai cũng biếtAnh Stent ơi
Tui hẹn ổng đầu tiên. Ổng còn bảo đại loại nếu không có chủ thớt (lúc ấy đang biệt tăm) thì anh em ta tự xử...Đến em còn nhớ ra cụ mà ông kia lại quên..!
Thôi, cụ tự động lấy số điền tên tiếp theo chứ trách ông ý để ra quán cụ ạ.Tui hẹn ổng đầu tiên. Ổng còn bảo đại loại nếu không có chủ thớt (lúc ấy đang biệt tăm) thì anh em ta tự xử...
Thế cơ đấy...
Tui hẹn ổng đầu tiên. Ổng còn bảo đại loại nếu không có chủ thớt (lúc ấy đang biệt tăm) thì anh em ta tự xử...
Thế cơ đấy...
Bác Khùng nằm trong số 3 người a hungalpha đăng ký rồi đấy mờ.Thôi, cụ tự động lấy số điền tên tiếp theo chứ trách ông ý để ra quán cụ ạ.
Mình cũng ko thấy tên....Cụ quên em rùi.. hic
Quên đâu mợ, nghễnh ngãng thôiĐến em còn nhớ ra cụ mà ông kia lại quên..!
Gio các anh CSGT bị quản chặt lắm, đi ăn trưa về qua cổng cơ quan còn bị bắt thổiVề những vị khách quen trong ngành.
1/ Anh Hai Cường.
Anh vốn là thủ môn đội bóng CA TPHCM những năm 80,90. Về sau khi nghỉ đá, anh chuyển qua biên chế CSGT. Điều khá lạ lùng là những năm 2010, mỗi lần em lên Đội Đăng ký xe 282 Nơ Trang Long ( nơi anh làm việc sau cùng cho tới khi nghỉ hưu ), em vẫn thấy anh chỉ đeo lon Thiếu uý. Tướng tá anh cao lớn, khuôn mặt đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ. Em quen biết anh vào giữa thập niên 90, khi băng khách CSGT của anh vào nhậu tại nhà hàng Trường Thành ĐBP Q.BT. Anh có 2 bài hát bất hủ, luôn được anh em yêu cầu khi mỗi người đã vô khoảng 5,6 lon, máu văn nghệ bốc lên, đến nỗi anh chết tên là anh Cường " cà ri dê ". Đó là bài hát " Cà ri dê ", chế lời theo bài hát Tabou. Và đặc biệt là bài " Cô hàng xôi ", chế lời từ bài hát Hoa đẹp Chămpa. Mỗi lần hát bài này, anh luôn đứng dậy biểu diễn uốn éo theo điệu nhạc, nhìn mắc cười không chịu được :
- Anh chàng kia ơi !
Em đây chưa chồng
Nếu anh đồng ý, quản lý đời em với hai cái nồi xôi...
Có lần, anh nhờ em mang dàn nhạc về nhà anh ở khu Bàu Cát chơi. Lần đó em gặp vợ anh, chị trẻ đẹp quý phái như một mệnh phụ phu nhân. Cũng như vợ anh Bùi Sỹ Thành ( cựu cầu thủ CATP ), chị rất quý mến bạn chồng, cư xử lịch thiệp, em còn nhớ mãi tới bây giờ.
Anh Hai Cường rất hay bắt show cho em trong lực lượng CATP, từ các hội diễn ở các Phòng Ban Quận Huyện, đến các tiệc cưới hỏi, sinh nhật, tân gia trong gia đình v.v...Cách đây khoảng chục năm, anh về hưu. Buổi tiệc chia tay đồng đội tổ chức ở một nhà hàng nhỏ trên đường Hoàng Văn Thụ TB. Bữa ấy, anh em lại được nghe lại lần cuối hai bài hát huyền thoại của anh...
2/ Anh Kim Thanh.
Anh là người Hải Phòng, thập niên 80,90 cũng đá trong đội bóng CA TPHCM. Do có gốc lớn ( bố vợ anh là Giám thị Trại giam Chí Hoà ), nên đầu những năm 90, khi còn mang cấp hàm Đại uý, anh được bổ nhiệm làm Trưởng Trạm Đăng ký xe Mạc Cửu Q.5. Bữa tiệc mừng lên lon Thiếu tá của anh tổ chức tại nhà hàng Kim Thành Q.5, em và anh Dương lớn bội thu tiền bông của đám khách Xì thẩu Ba Tàu Chợ Lớn lên tặng mỗi lần anh lên hát. Mà công nhận anh hát hay thật. Những bài tủ của anh như " Thành phố hoa phượng đỏ ", " Cho dù có đi nơi đâu ", " Hà nội và tôi ", mỗi lần hát, anh dồn hết tình cảm vào đó, nghe thấm thía tình yêu quê hương xứ sở. Người hát và người đàn có cùng tâm tư, nên anh và em trở nên thân thiết.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Sau khi anh ly dị cô vợ cũ và lập gia đình với một cô giáo trẻ, đường quan lộ của anh không còn thênh thang như trước nữa. Một lần lên Mạc Cửu kiếm anh, em thấy anh không còn ngồi trong phòng riêng của Trưởng Trạm nữa, mà ngồi làm việc chung với lính trên một bàn dài. Tấm bảng đặt trên bàn anh chỉ ghi khiêm tốn : " Nguyễn Kim Thanh - A Trưởng "..Sau đó, anh chuyển công tác về Đoàn 3 Ngô Quyền, rồi Đội Xử lý tai nạn Phòng CSGT. Hai vợ chồng anh cũng chuyển về ở tại một chung cư nhỏ ở Q.5. Từ đó, vì mặc cảm anh ít giao du với anh em đồng nghiệp. Một thời gian sau, anh xin ra khỏi ngành, chấm dứt con đường công danh một thời tưởng chừng đã rất thênh thang rộng mở....
( Còn tiếp ).
3 người đó là hàng kẹp nách, chắc bạn của anh ý hay sao đó.Bác Khùng nằm trong số 3 người a hungalpha đăng ký rồi đấy mờ.
2,3,4/ Hungalpha 3 ngườiTui hẹn ổng đầu tiên. Ổng còn bảo đại loại nếu không có chủ thớt (lúc ấy đang biệt tăm) thì anh em ta tự xử...
Thế cơ đấy...
Chuẩn khỏi chỉnhBác Khùng nằm trong số 3 người a hungalpha đăng ký rồi đấy mờ.
Trời, kẹp nách nên bất tỉnh rùi, không nhận ra.2,3,4/ Hungalpha 3 người
Em đổi lại thành 2 và thêm cụ vào nhé
Bác viết dư này, e đọc hiểu là đường quan lộ của a Thanh chấm dứt do ly dị vợ phải k ạ?Về những vị khách quen trong ngành.
1/ Anh Hai Cường.
Anh vốn là thủ môn đội bóng CA TPHCM những năm 80,90. Về sau khi nghỉ đá, anh chuyển qua biên chế CSGT. Điều khá lạ lùng là những năm 2010, mỗi lần em lên Đội Đăng ký xe 282 Nơ Trang Long ( nơi anh làm việc sau cùng cho tới khi nghỉ hưu ), em vẫn thấy anh chỉ đeo lon Thiếu uý. Tướng tá anh cao lớn, khuôn mặt đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ. Em quen biết anh vào giữa thập niên 90, khi băng khách CSGT của anh vào nhậu tại nhà hàng Trường Thành ĐBP Q.BT. Anh có 2 bài hát bất hủ, luôn được anh em yêu cầu khi mỗi người đã vô khoảng 5,6 lon, máu văn nghệ bốc lên, đến nỗi anh chết tên là anh Cường " cà ri dê ". Đó là bài hát " Cà ri dê ", chế lời theo bài hát Tabou. Và đặc biệt là bài " Cô hàng xôi ", chế lời từ bài hát Hoa đẹp Chămpa. Mỗi lần hát bài này, anh luôn đứng dậy biểu diễn uốn éo theo điệu nhạc, nhìn mắc cười không chịu được :
- Anh chàng kia ơi !
Em đây chưa chồng
Nếu anh đồng ý, quản lý đời em với hai cái nồi xôi...
Có lần, anh nhờ em mang dàn nhạc về nhà anh ở khu Bàu Cát chơi. Lần đó em gặp vợ anh, chị trẻ đẹp quý phái như một mệnh phụ phu nhân. Cũng như vợ anh Bùi Sỹ Thành ( cựu cầu thủ CATP ), chị rất quý mến bạn chồng, cư xử lịch thiệp, em còn nhớ mãi tới bây giờ.
Anh Hai Cường rất hay bắt show cho em trong lực lượng CATP, từ các hội diễn ở các Phòng Ban Quận Huyện, đến các tiệc cưới hỏi, sinh nhật, tân gia trong gia đình v.v...Cách đây khoảng chục năm, anh về hưu. Buổi tiệc chia tay đồng đội tổ chức ở một nhà hàng nhỏ trên đường Hoàng Văn Thụ TB. Bữa ấy, anh em lại được nghe lại lần cuối hai bài hát huyền thoại của anh...
2/ Anh Kim Thanh.
Anh là người Hải Phòng, thập niên 80,90 cũng đá trong đội bóng CA TPHCM. Do có gốc lớn ( bố vợ anh là Giám thị Trại giam Chí Hoà ), nên đầu những năm 90, khi còn mang cấp hàm Đại uý, anh được bổ nhiệm làm Trưởng Trạm Đăng ký xe Mạc Cửu Q.5. Bữa tiệc mừng lên lon Thiếu tá của anh tổ chức tại nhà hàng Kim Thành Q.5, em và anh Dương lớn bội thu tiền bông của đám khách Xì thẩu Ba Tàu Chợ Lớn lên tặng mỗi lần anh lên hát. Mà công nhận anh hát hay thật. Những bài tủ của anh như " Thành phố hoa phượng đỏ ", " Cho dù có đi nơi đâu ", " Hà nội và tôi ", mỗi lần hát, anh dồn hết tình cảm vào đó, nghe thấm thía tình yêu quê hương xứ sở. Người hát và người đàn có cùng tâm tư, nên anh và em trở nên thân thiết.
Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Sau khi anh ly dị cô vợ cũ và lập gia đình với một cô giáo trẻ, đường quan lộ của anh không còn thênh thang như trước nữa. Một lần lên Mạc Cửu kiếm anh, em thấy anh không còn ngồi trong phòng riêng của Trưởng Trạm nữa, mà ngồi làm việc chung với lính trên một bàn dài. Tấm bảng đặt trên bàn anh chỉ ghi khiêm tốn : " Nguyễn Kim Thanh - A Trưởng "..Sau đó, anh chuyển công tác về Đoàn 3 Ngô Quyền, rồi Đội Xử lý tai nạn Phòng CSGT. Hai vợ chồng anh cũng chuyển về ở tại một chung cư nhỏ ở Q.5. Từ đó, vì mặc cảm anh ít giao du với anh em đồng nghiệp. Một thời gian sau, anh xin ra khỏi ngành, chấm dứt con đường công danh một thời tưởng chừng đã rất thênh thang rộng mở....
( Còn tiếp ).