- Biển số
- OF-175299
- Ngày cấp bằng
- 5/1/13
- Số km
- 2,177
- Động cơ
- -339,806 Mã lực
Sau vấn nạn dân nhập cư ở châu âu thì e chạ tin mấy cái tù văn minh này, có thể nó đúng nhưng chưa phải thời đại bây giờ
Với diện tích và trang bị như trên thì các ông bà chủ chỗ em đang phải trả khoảng 10 12 triệu / tháng mà nước chắc chắn là không sạch bằng nó.Dạo này báo lên tin bắt bớ liên tục, người cũ xử chưa xong đã lại có người mới chờ đến lượt. Tình cờ lướt VNE thấy bài này, kéo về để các cụ thấy điều kiện trong tù cũng ko đến nỗi nào, cho đỡ sợ . Em thấy ngoài cái khu WC dùng thiết bị đặc thù ra thì mọi thứ còn lại đều ổn, kể ra họ chuyển từ inox sang mấy cái Inax hay Toto cho thông dụng thì ổn hơn
Đùa thôi chứ đúng là nhân quyền hay văn minh quá cũng thấy ko ổn lắm nhỉ, thảm sát 77 mạng mà nhẹ như không.
Link gốc: https://vnexpress.net/ben-trong-nha-tu-giam-ke-tham-sat-na-uy-4698565.html
Bên trong nhà tù giam kẻ thảm sát Na Uy
Anders Breivik, kẻ thảm sát 77 người năm 2011, sống trong khu biệt giam hai tầng tại nhà tù Ringerike, với phòng chơi game, phòng gym và sân bóng rổ.
22
Cổng vào nhà tù Ringerik ngày 14/12/2023.
Nằm ở thành phố Ringerike, vùng Tyristrand phía nam Na Uy, nhà tù an ninh nghiêm ngặt nhất đất nước là nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm.
Anders Breivik, kẻ giết 77 người trong vụ xả súng hàng loạt và đánh bom xe tải gây chấn động hồi tháng 7/2011 tại Na Uy, đang bị biệt giam tại đây.
Nhà tù Ringerik nằm trên diện tích gần 3.000 m2, vây quanh là tường cao 7 m, dài 1.068 m với sức chứa 160 tù nhân.
Breivik kiện chính phủ Na Uy vi phạm nhân quyền, với lý do họ chưa áp dụng đủ biện pháp để bù đắp tình trạng biệt lập của y, khiến tù nhân 44 tuổi này "mắc bệnh trầm cảm". Tòa án Na Uy ngày 8/1 bắt đầu xét xử vụ kiện trong khu thể chất của nhà tù.
Nhà thể chất trong nhà tù Ringerik.
Breivik đang thụ án 21 năm tù, bản án dài nhất có thể tuyên phạt theo luật pháp Na Uy. Dù vậy, sau khi mãn hạn, thẩm phán có thể kéo dài bản án nếu xác định anh ta vẫn là mối nguy hiểm cho xã hội.
Anh ta bị biệt giam vì muốn thành lập đảng phát xít, cũng như trao đổi thư từ với các phần tử cực hữu ở Mỹ và châu Âu. Giới chức lo ngại y có khả năng kích động những kẻ cực đoan khác thực hiện hành vi khủng bố.
Breivik sẽ tự biện hộ ngày 9/1. Anh ta đang yêu cầu tòa án cho phép mình trao đổi thư từ với bên ngoài. Tòa sẽ ra phán quyết trong vài tuần tới và không có bồi thẩm đoàn.
Phòng dành cho khách đến thăm tù.
Breivik sống trong khu biệt giam gồm hai tầng, có nhà bếp, phòng TV với máy chơi game và phòng tập thể dục.
Đại diện chính phủ Na Uy cho rằng tình trạng biệt lập của Breivik chỉ mang tính tương đối và phù hợp với mối đe dọa của kẻ giết người hàng loạt này. Hai tuần một lần, anh ta được phép gặp hai tù nhân khác trong một giờ. Anh ta cũng giao tiếp với các quản giáo, một linh mục, các nhân viên y tế. Cho đến gần đây, Breivik còn trò chuyện với một tình nguyện viên nhưng hiện anh ta không còn muốn gặp người này nữa.
Phòng thể dục với đầy đủ máy móc như kéo tạ, đẩy chân.
Giới chức Na Uy nhấn mạnh điều kiện giam giữ nhằm bảo vệ xã hội, quản giáo và các tù nhân khác, cũng như chính bản thân Breivik.
"Anh ta được tận hưởng nhiều hoạt động như nấu ăn, chơi game, đi bộ và chơi bóng rổ. Không có dấu hiệu nào thể hiện tù nhân này gặp vấn đề thể chất và tinh thần vì điều kiện giam giữ", Andreas Hjetland, luật sư đại diện chính phủ Na Uy, cho hay.
Phòng ngủ của tù nhân trang bị giường đơn, bàn, kệ tủ.
Nhà vệ sinh kiêm phòng tắm, dùng rèm ngăn cách khu vực khô và ướt.
Phòng tivi và chơi game nằm ở tầng một.
Hệ thống tư pháp Na Uy xây dựng dựa trên quan niệm công lý phục hồi. Những người ủng hộ hệ thống này lập luận rằng nó tập trung vào chữa lành cho các nạn nhân, xã hội và bản thân tội phạm, nghĩa là không nhất thiết phải trừng phạt, mà thậm chí còn quan tâm đến nhu cầu của tù nhân. Họ quan niệm tội phạm không phải những kẻ sai trái phải bị trừng phạt, mà là người lầm lạc cần được sửa chữa.
Phòng để tù nhân trò chuyện với khách tới thăm qua tường gương.
Bên ngoài phòng tivi là nhà bếp và hành lang.
Hành lang tầng hai, nơi để lồng chim. Giới chức nhà tù cho phép Breivik nuôi ba con vẹt.
Sân phơi nắng, hít thở khí trời và đánh bóng rổ nằm ở tầng một, có lưới sắt bao quanh.
Nếu nhận thấy đối tượng có thể gây nguy hiểm cho xã hội thì vẫn tù tiếp mà cụ!Luật nhảm nhí, ăn án có 21 năm.
77 mạng người, cha mất con vợ mất chồng.
Trình độ nhận thức người ta cao, về luật họ nghĩ chỉ tước quyền tự do còn về điều kiện ăn ở người ta vẫn có. Do đó là nauy. Ở mình thì chưa hợp lí lắm vì nhiều người còn mông muội bản năng.Luật nhảm nhí, ăn án có 21 năm.
77 mạng người, cha mất con vợ mất chồng.
Cụ nghĩ đc chắc người ta ko nghĩ đc. Mạng sống con người là quan trọng, nếu đã ra luật như vậy họ sẽ có cách đánh giá hành vi của phạm nhân hay theo dõi người đó. Phòng trường hợp sau này kẻ đó lại gây án tiếp và đó là nỗi ân hận của người làm luật. Nhưng đó cũng là khác biệt tư duy của đông và tây. Ví dụ trum và clinton có thể cãi nhau đến chết nhưng sau đó lại giảng hoà như thường. Nhưng nếu ở ta thì sao nếu như vậy thì sẽ có một kẻ phải chết hoặc thân baik danh liệt để phòng trừ hậu hoạ, để cho tuyệt đối yên tâm. Nó là nhận thức và hành vi. Cũng như chuyện mất trinh của người con gái, sẽ rất khó được chấp nhận do tư duy ăn chắc rằng nếu đã mất một lần thì lần sau người đó cũng sẽ dễ ngoại tình vì bản tính như vậy rồi. Nhưng thực tế ko có mối liên hệ nào như vậy cả. Như vậy có nghĩa là nó nằm ở tầm nhận thức là chíh. Phạm nhân ở mình chưa thể đối xử như vậy do môi trường sống cộng với ý thức nên khả năng giác ngộ ko cao và tái phạm tội cũng cao. Đến công dân bình thường thì cũng chưa hẳn là có điều kiện sống tốt nói gì đến người tù cái này do yếu tố kinh tế"Họ quan niệm tội phạm không phải những kẻ sai trái phải bị trừng phạt, mà là người lầm lạc cần được sửa chữa.."
Nhìn kiểu này, rồi tưởng tượng sau này nó ra đc tù thì ko biết ntn nữa...
Văn minh gì cái này hả bác.
Ngược lại, cực kỳ cực kỳ thiếu nhân văn.
Đối với các nạn nhân và thân nhân của họ.
Tôi thì theo quan điểm: Nợ máu trả máu, trả nhiều gấp đôi cũng tốt.
Nó là sự khác biệt về nhận thức của công dân giữa các xã hội và nó cũng phản ánh về trình độ pháp lý của người dân. Nên thế giới đang từng bước hướng tới việc xóa bỏ án tử hình vì quyền sống là quyền cao nhất của con người ko thể do những người khác phán xét và quyết định.Mình đã từng xem clip 11 năm trước khi vụ thảm sát xảy ra. Người nhà nạn nhân khóc ròng và nói: Chúng tôi không muốn anh ấy chết, anh ấy phải ngồi tù và suy nghĩ những gì đã làm nên sự thảm khốc này… và khóc tiếp.
Tại bên đó không ăn tiết canh nên họ không cần món tiết lắm )
Cụ nghĩ đc chắc người ta ko nghĩ đc. Mạng sống con người là quan trọng, nếu đã ra luật như vậy họ sẽ có cách đánh giá hành vi của phạm nhân hay theo dõi người đó. Phòng trường hợp sau này kẻ đó lại gây án tiếp và đó là nỗi ân hận của người làm luật. Nhưng đó cũng là khác biệt tư duy của đông và tây. Ví dụ trum và clinton có thể cãi nhau đến chết nhưng sau đó lại giảng hoà như thường. Nhưng nếu ở ta thì sao nếu như vậy thì sẽ có một kẻ phải chết hoặc thân baik danh liệt để phòng trừ hậu hoạ, để cho tuyệt đối yên tâm. Nó là nhận thức và hành vi. Cũng như chuyện mất trinh của người con gái, sẽ rất khó được chấp nhận do tư duy ăn chắc rằng nếu đã mất một lần thì lần sau người đó cũng sẽ dễ ngoại tình vì bản tính như vậy rồi. Nhưng thực tế ko có mối liên hệ nào như vậy cả. Như vậy có nghĩa là nó nằm ở tầm nhận thức là chíh. Phạm nhân ở mình chưa thể đối xử như vậy do môi trường sống cộng với ý thức nên khả năng giác ngộ ko cao và tái phạm tội cũng cao. Đến công dân bình thường thì cũng chưa hẳn là có điều kiện sống tốt nói gì đến người tù cái này do yếu tố kinh tế
thế cụ không biết thế giới nhiều thành phần mấy chục năm chả thèm tiếp xúc với bên ngoài, chỉ cần cái máy chơi game à, riêng em ở 1 mình càng sướng, tiếp xúc nhiều người mệt mỏi lắmCái nhà tù này nó có 2 yếu tố mà các cụ cần phải cân nhắc:
Thứ nhất là cực kì cô đơn, em nhớ người ta đã từng thử nghiệm 1 cặp người yêu nhau ở trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi trong 50 ngày sẽ được hưởng 5tr usd và nếu 1 người bỏ cuộc người còn lại vẫn thực hiện được thì người đó chỉ đc 1tr usd nhưng kết quả hình như là thất bại. Việc giam giữ biệt lập ko tiếp xúc với người khác là cực kì kinh khủng, các tù nhân ở VN dù có biệt giam thì vẫn có bạn tù biệt giam bên cạnh nói chuyện hoặc quản ngục quan tâm hỏi han. Còn kiểu giam giữ này nó là biện pháp tra tấn cô đơn kinh hoàng nhất là ở xứ lạnh như Na Uy.
Thứ 2 đó là tại sao giết nhiều người vậy mà nó lại được hưởng đk tốt như thế vì Na Uy ko có án tử hình, hình phạt cao nhất cũng chỉ đến 21 năm mà chúng ta lại thấy nó nhẹ nhàng với những người thân của người bị giết. Vì chúng ta đang nhìn lăng kính của xã hội chúng ta với tình huống của họ nên ko tương đồng, còn người Na Uy họ có góc nhìn của họ nên có thể chấp nhận được như thế. Em nhớ khi vụ này được xử đã có một phong trào yêu cầu tử hình đối tượng này nhưng sau đó không thay đổi được vì nó liên quan đến hiến pháp và các đạo luật của Na Uy mà phong trào này ở Na Uy thì ít chủ yếu từ các nước khác. Đó là sự khác biệt về nhận thức chính trị và tấm lòng của họ.
Cá nhân em thấy người Na uy và Bắc âu nói chung đang đi xa hơn nhân loại về nhiều thứ và chạm gần đến khái niệm chủ nghĩa xã hội mà anh em chúng ta được học trong chủ Nghĩa Mac Angen và Lê Nin. Nên chúng ta ko cảm thấy khó hiểu đối với những cách xử lý đó cũng như khi chúng ta chưa giầu thì chúng ta khó mà lý giải rồi cách người giầu dùng tiền vậy. Họ văn minh hơn nên cách cư xử của họ cũng khác cách ta nghĩ.
có mà hết hạn cho ra tù luôn, và có theo dõi thôi (theo dõi được hay không thì không biết). Lấy đâu ra mà chứng minh nó nguy hiểm để cho tù tiếpNếu nhận thấy đối tượng có thể gây nguy hiểm cho xã hội thì vẫn tù tiếp mà cụ!
Các biện pháp cải tạo và hành hạ con người thì ép vào cô đơn và cung cấp cơ bản điều kiện sống nó sẽ khiến cho người ta cảm thấy bức bối và rằn vặt vì những hành vi sai trái đã làm trước đây. Còn những người bác nói là số rất hiếm hoi và thường là họ ko làm những việc sai trái. Mức cô lập này là ko nghe thấy tiếng nói và chỉ có máy chơi game chứ ko phải internet, tức là hoàn toàn ko có kết nối với xã hôi. Bác thử ở một mình trong phòng với các game consonle xem chơi được bao nhiêu lâu và hàng ngày chỉ mở cửa nhận đồ ăn ko gặp gỡ bất kì ai sẽ hiểu về biện pháp giam giữ này chứ ko phải ở trong phòng chơi game trên internet đâu bác và cũng vẫn có thể gặp được người thân của mình.thế cụ không biết thế giới nhiều thành phần mấy chục năm chả thèm tiếp xúc với bên ngoài, chỉ cần cái máy chơi game à, riêng em ở 1 mình càng sướng, tiếp xúc nhiều người mệt mỏi lắm