- Biển số
- OF-182468
- Ngày cấp bằng
- 27/2/13
- Số km
- 626
- Động cơ
- 341,347 Mã lực
bác nào mà lôi cả tên cúng cơm em ra thế nhỉTao nhớ mày có học văn đâu Vương nhỉ?
@ ai bảo em không học văn, học hơi bị ác đấy
bác nào mà lôi cả tên cúng cơm em ra thế nhỉTao nhớ mày có học văn đâu Vương nhỉ?
- cung đường Hạnh Phúc là hùng vĩ nhất trong các cung đường ở Việt Nam, thì đoạn từ ngã 3 Xín Cái vào tới 3 xã biên giới (tất nhiên là qua cầu Tràng Hương bác dừng) là hùng vĩ nhất trong cung đường hùng vĩ, nhưng hiện tại đường hơi tệ, nên mất rất nhiều thời gian để đi hết hơn 40km đường bên đó. Gặp thời tiết đẹp, từ bên đó phóng tầm mắt sang bên đèo Mã Pì Lèng thì mới thực sự thấy được cái gọi là HÙNG VĨ bác ạTừ topic của cụ chủ mà hôm vừa rồi e đã thử đi qua bên kia dòng. Nhưng e đi đến cầu thôi . Hà Giang hùng vĩ đi ko bao h chán
Tuyệt vời ,hôm tới em theo chân cụ ,để kết nối lịch sử cung đường cụ đã đi.Mời các cụ theo dõi tiếp phần 2 của câu chuyện tại đây
http://www.otofun.net/threads/735309-ben-kia-song-nho-que-ha-giang-phan-2?p=19684817#post19684817
Em cũng không biết bắt đầu từ đâu cho cái tiêu đề topic bên trên. Có lẽ là cái duyên, cách đây nửa tháng em nhận được cuộc gọi từ một cụ OF nhà mình hỏi thông tin về xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang. Cụ ấy là ThaiPhuot. Cụ ThaiPhuot ngoài hỏi thông tin về vùng này, còn động viên em viết bài để hầu chuyện các cụ. Và tựa bài "BÊN KIA SÔNG NHO QUẾ" chính là do cụ ThaiPhuot gợi ý cho em viết
Em cũng vừa lướt từ dưới lên tới trang 100 trong mục CCCĐ thì đã có tới gần 30 bài viết về mảnh đất Hà Giang. Câu chuyện các chuyến đi của các bác tập trung chủ yếu là cột cờ Lũng Cú, Nhà Vương, đỉnh Mã Pì Lèng, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, chợ tình Khâu Vai,...
Cũng có thể có duyên với mảnh đất này mấy năm nay, nên từ đầu năm tới giờ em đã quay lại đây 2 lần, kế hoạch từ giờ tới cuối năm cũng phải 2 lần nữa. Mảnh đất này còn nhiều điều để khám phá. Em sẽ cố gắng truyền tải tới cụ những chuyến đi của em tới mảnh đất này, tập trung ở chính tựa bài BÊN KIA SỐNG NHO QUẾ. Mời các cụ đồng hành cùng em trong những chuyến đi này
Trong bài viết, em sẽ cố gắng sử dụng tư liệu ảnh từ kho dữ liệu mình thực hiện, tuy nhiên, có 1 số tấm hình, để lột tả tốt hơn, em sẽ "vay mượn" thêm để bài viết được sinh động hơn.
Những cụ đã từng đặt chân lên đỉnh Mã Pì Lèng thì ắt hẳn sẽ phóng tầm mắt xuống phía dưới vực sâu, một sợi chỉ mềm mại lượn quanh chân núi màu thiên thanh đẹp mê hồn có cái tên SÔNG NHO QUẾ.
“Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), phần thượng lưu có tên Phổ Mai, cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Con sông nhập tịch Việt Nam ở xã Lũng Cú (Đồng Văn) qua Mèo Vạc rồi đổ vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn (Bảo Lâm, Cao Bằng). Nó trải mình qua 192 cây số, trong đó có 46 cây số chảy trên phần lãnh thổ Việt Nam, độ cao trung bình là 1.255 m, độ dốc trung bình là 18,7% …”.
Sông Nho Quế là 1 trong số ít dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc rồi lại đổ trả lại Trung Quốc !
Với địa hình cực kỳ hiểm trở, đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng có thể nhìn thấy con sông Nho Quế xanh ngắt chảy uốn lượn, vực sông Nho Quế cũng là vực hẻm sâu nhất khu vực Đông Nam Á. Đi theo đường mòn từ Mã Pì Lèng xuống đến con sông phải mất một ngày trời !!!
Năm 2009, khu vực Mã Pì Lèng đã được nhà nước công nhận là là danh lam thắng cảnh Quốc Gia bao gồm: đèo Mã Pì Lèng là khu vực di sản địa chất và cảnh quan đặc sắc, khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh đẹp nhất Việt Nam, và vực hẻm sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Đèo Mã Pì Lèng là tứ đại đỉnh đèo, sông Nho Quế đẹp mê hồn,... nhưng em lại muốn nói về câu chuyện bên kia đèo và bên kia con sông đẹp đó ạ !
Tuyệt vời ,hôm tới em theo chân cụ ,để kết nối lịch sử cung đường cụ đã đi.
Đồng hương với em ,xinh thếTôi muốn giới thiệu tiếp với các cụ một cô giáo trẻ tại trường tiểu học Niêm Tòng. Cô Hoàng Thị Hằng, một cô giáo trẻ thuộc thế hệ 8x. Cô yêu nghề, cô yêu con trẻ, cô yêu cái chữ, nên đã 7 năm qua cô gắn bó với mảnh đất này từ lúc trường mới được thành lập
Tấm chân dung này của cô cũng được 1 cụ OF sinh hoạt bên tổ CAP thi công, cụ này thì nhóm G22 ai cũng biết
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tuyên Quang nổi tiếng nhiều phụ nữ đẹp. Cô nổi bật lên giữa các thầy cô trong trường. Tính tình rất cởi mở, dễ gần, chịu thương chịu khó
Chương trình của cụ Giun dế vẫn thiết thựcGian ngoài cùng là lớp học của mầm non
Trên điểm trường này chỉ có lớp mầm non và cấp 1, học sinh cấp 2 học tập trung tại điểm trường chính ở xã
Thuờng thì các em học sinh lớp 3 đã phải xa gia đình về trường chính để học nội trú. Và chúng ta xây phòng ở nội trú chính là cơ sở vật chất cho các cháu có nơi ở khi về trường chính để học chữ
Đây là giáo cụ duy nhất của lớp học mầm non, vẫn chưa hề thấy 1 món đồ chơi nào cho các cháu
Các bác thấy sao nếu diễn đàn phát động quyên góp đồ chơi (cũ, đã sử dụng) của con cháu các bác (ko dùng nữa) để gởi tặng cho các cháu nhỏ nơi đây. Các bác ủng hộ chương trình nghen !
Góc này nhìn rõ lớp mầm non. Nghe đâu riêng gỗ quây cho lớp học này cũng là dự án đầu tư lớn của huyện cho nơi đây