[CCCĐ] Bên kia sông Nho Quế - Hà Giang

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
626
Động cơ
341,347 Mã lực

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
626
Động cơ
341,347 Mã lực
Trước em cũng có giới thiệu vài điểm trường trên đó cho các cơ sở, sau rồi thấy bất cập nhìu cũng đâm ra chán cụ ạ
Em thì tự tin hơn, không có cơ sở nào em giới thiệu bất cập cả, vì toàn đúng người đúng việc, tận tay tận việc hết ạ
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
626
Động cơ
341,347 Mã lực
Cụ đi nhiều quá, phải chăng đã ngấm vào máu. Với thời gian đi nhiều như vậy chắc cụ có đủ cơ sở ở trên đó rồi, cụ cân nhắc.
Dạ, cũng không nhiều lắm đâu ạ, chỉ là quá nhiều thôi cụ ạ
 

sim tím

Xe đạp
Biển số
OF-485262
Ngày cấp bằng
21/1/17
Số km
42
Động cơ
193,420 Mã lực
Tuổi
29
đường khó đi không cụ ơi
 

teochanh

Xe buýt
Biển số
OF-429647
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
716
Động cơ
216,954 Mã lực
- tháng 10 năm ngoái em thực hiện 1 chuyến
- Tết Dương em đi 1 chuyến
- 3 Tết âm em đi 1 chuyến
- 30/4 vừa rồi làm chuyến nữa
@ dự kiến đầu tháng 6 em lại đi tiếp (30/5 em bay ra)
Nếu đầu tháng 6, em chắc ko đi được rồi. Cuối tháng 6 em mới đi được ạ.
 

Vu Quang Ba

Xe tăng
Biển số
OF-185005
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,441
Động cơ
346,592 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ King làm bên chuyển phát đi cũng nhiều chẳng Ấn tượng nhiều vẫn là những chuyến đi Hà Giang và các em học sinh ở Niêm Tòng phải không cụ ?
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
626
Động cơ
341,347 Mã lực
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA THUẬN – NGÔI TRƯỜNG XINH ĐẸP NHẤT BIÊN GIỚI
(Viết dành tặng thầy cô trường tiểu học Nghĩa Thuận nhân 20/11)
#hagiang #tieuhocnghiathuan #tamgiacmach #nuidoicotien #cogiaothao
___________________________________________
.
- Hà Giang đang vào mùa hoa Tam Giác Mạch, cũng như mấy năm trở lại đây dòng người dưới xuôi lại nô nức kéo nhau lên Cao Nguyên Đá Đồng Văn để đắm mình vào những sắc hoa mong manh nhuộm hồng kín các sườn núi. Sự hình thành trái đất mấy triệu năm đã kiến tạo ra một cao nguyên đá trùng điệp hùng vĩ, đẹp đến ngỡ ngàng.
.
- Cũng như mọi năm, King lại cùng với bạn bè lên cao nguyên đá để động viên các thầy cô giáo đang cõng con chữ nơi đây, trao tặng các cháu những món quà nhỏ giúp các cháu gắng sức học tập để mai sau cuộc sống đỡ vất vả. Ngôi trường chúng tôi đến lần này là Trường tiểu học Nghĩa Thuận, thuộc huyện Quản Bạ, Hà Giang – một trong 4 huyện thuộc Cao Nguyên Đá Đồng Văn. Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội từ sớm tinh mơ khi cả thành phố vẫn đang trong giấc ngủ. Vẫn như thường lệ, chúng tôi ghé qua nghĩa trang Vị Xuyên để thắp cho các chú, các anh Liệt Sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Xe cứ chạy đến Km18 rẽ trái sang đường là nơi yên nghỉ của các anh. Chúng tôi thắp hương cho các anh như một lời tri ân, một sự biết ơn và sâu thẳm hơn nữa là một lời xin phép trước khi lên biên giới, vì các anh, các chú đã ngã xuống để bảo vệ biên giới này cho chúng tôi lên hôm nay. Ăn vội bữa trưa chúng tôi lại lên đường, thấp thoáng phía trước đã là dốc Săm Pun, rồi cổng trời Quản Bạ. Dừng chân lại ngắm núi đôi Cô Tiên lúc này cũng đã hơn 3h chiều. Đón chúng tôi là một thầy giáo trẻ trong trường và anh bộ đội biên phòng. Từ thị trấn Tam Sơn vào trong trường gần 20km “đường núi quanh co” – một đặc sản của Hà Giang. Xe chạy hơn nửa giờ thì theo tay chỉ của thầy giáo đã thấy thấp thoáng ngôi trường ở phía xa, và phía bên kia rặng núi đã là đất của Trung Quốc. Những vạt khói lam chiều bay lờ lững hòa vào những đám mây đang nô đùa trên lưng chừng núi. Vẳng nghe đâu đó câu hát
.
“ Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá như tình yêu đôi ta
.
Chiều biên giới em ơi có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
như trời quê biên cương,… “
.
- Xe vẫn bon bon trên những con đường cong uốn lượn trên các triền núi như những dải lụa vắt ngang. Chúng tôi ghé thăm đồn viên phòng Nghĩa Thuận trước. Đồn biên phòng Nghĩa Thuận nhiệm vụ bảo vệ hơn 20km đường biên giới với nước Trung Quốc trên địa bàn 2 xã Nghĩa Thuận và Bát Đại Sơn. Tiếp chúng tôi là đồn phó Giàng Mý Say, người con của Phó Bảng Đồng Văn. Nói chuyện chia sẻ với các anh một lúc, chúng tôi chào các anh để xuống trường tiểu học Nghĩa Thuận. Tiễn chúng tôi ra cổng còn có cả 4-5 chú chó Mông, “người bạn” của những người lính biên phòng.
.
- Trường tiểu học Nghĩa Thuận nằm ngay dưới chân đồn biên phòng, một thế đất rất đẹp thắm tình quân dân. Chả thế mà xưa kia chồng bộ đội – vợ giáo viên vẫn là một trong những mô hình gia đình lý tưởng. Hỏi thăm các anh, các thầy cô thì được biết cũng đã lên duyên nhiều cặp gia đình lý tưởng chồng biên phòng – vợ giáo viên ở mảnh đất này. Đón chúng tôi ngay cổng trường là cô giáo Thảo, hiệu phó nhà trường. Một cảnh đẹp đến ngỡ ngàng hiện ra trước mắt chúng tôi. Ngôi trường thật là xinh đẹp, đáng yêu mọi góc nhìn. Chỗ kia là vạt hoa mười giờ, chỗ này là cả một giàn hoa hồng leo, đây lại là thư viện xinh xinh các thầy cô tự làm bằng tre luồng sẵn có ở địa phương, ngay đây lại là nhà bát giác để bàn nước tiếp khách, bên dưới có hồ nước nhỏ thả cá đồng thời lấy nước cho các học sinh chăm tưới vườn hoa. Xa xa dưới tán mấy cây gỗ lát hoa 2 cô giáo đang hướng dẫn các cháu sinh hoạt văn nghệ ngoại khóa sau giờ học. Đi sâu hơn nữa thì các thầy đang chỉ đạo một tốp hơn chục bạn nam lấy xe rùa dọn gạch đá, nhổ cỏ ở sân cỏ cạnh tường rào. Rác được tập trung vào một lò đốt rác nằm ở góc cuối. Cô hiệu phó dẫn chúng tôi thăm quan phía sau trường. Ồ, các bạn nhỏ đang chăm những luống rau xanh mướt, luống rau cải, luống cải mèo. Phía cuối tường rào là chuồng lợn (heo) nuôi từ cơm thừa của học sinh nội trú. Bên cạnh tường rào là sát bìa núi là những cây đào đang rậm lá, báo hiệu một mùa hoa đào rất đẹp vào dịp Tết. Theo cánh tay cô giáo Thảo chỉ, phía sau tường rào trường, bên kia rặng núi thì đã là đất nước Trung Quốc rồi. Một khung cảnh nhộn nhịp, nhiều màu sắc, rất sinh động, do chính những bàn tay thầy cô gây dựng lên và tô vẽ đẹp hơn là chính các học sinh đáng yêu của các cô. Thấy có khách, các cháu rụt rè, ép lệ, nhưng cũng lễ phép chào khách, chúng tôi thấy ấm lòng. Vòng qua khu bếp, chúng tôi qua nhà ăn của các cháu, các thầy cô cũng thật sáng tạo, đóng trên tường là các kệ sách, truyện, để khuyến khích các cháu đọc sách. Đi qua khoảng sân trường, cô giáo Thảo giới thiệu với chúng tôi đây là nhà trưng bày các dân tốc, tụi em đang xây dựng, đang hoàn thiện. Tôi thấy phía trong nhà có các công cụ lao động của bà con dân tộc, thấy có các trang phục dân tộc, thấy có các vật dụng sinh hoạt đặc trưng,...
.
- Kéo chúng tôi ra giữa khoảng sân trường nói chuyện, cô nói phía sau trường là vực núi rồi, phía trước trường án ngữ trước mặt là đồn biên phòng, như canh gác bảo vệ cho thầy trò ngôi trường. Cao hơn lại là vách núi dựng đứng hàng trăm mét, như bức tường thành vừa chắn gió, vừa bảo vệ. Tuyệt đẹp, khen cho ai đã lựa thế đất để cất dựng lên ngôi trường Nghĩa Thuận này. Dưới tán cây lát hoa, các bạn nhỏ vẫn hăng say hát múa. Cô Thảo nói, đây là giờ sinh hoạt sau giờ học cho các cháu nội trú, các cháu sinh hoạt hàng ngày, thành các câu lạc bộ, và khi dó dịp hội diễn hay sự kiện thì các cháu chính là những "diễn viên chính". Tôi thầm nghĩ, độ tuổi này con cái chúng tôi dưới xuôi đang còn được bố mẹ cưng chiều, nhiều lúc còn phải "thuê để ăn'', nhưng các bạn nhỏ nơi đây đã phải sớm xa gia đình ở nội trú trong trường để mong học được cái con chữ, mong cho cuộc sống sau tươi sáng hơn bố mẹ. Các cháu may mắn được học dưới ngôi trường này, được sự chỉ bảo dạy dỗ từ những thầy cô giáo nơi đây. Ngay từ tấm bé, các cháu đã được các thầy cô ngoài dạy cho cái chữ, còn dạy cho cách lao động, thêm cả đời sống tinh thần nữa. Tôi tin là các cháu sẽ bước vững trên con đường tương lai phía trước.
.
- Trời biên giới tối nhanh đến không ngờ. Dặn dò những món quà tặng cho các con chúng tôi mang theo đợt này, tạm biệt thầy trò trường Nghĩa Thuận. Cũng chỉ hỏi nhỏ cô giáo Thảo "mấy giờ Đồn gõ kẻng hả cô ?", cô giáo cười thật duyên "ơ, anh cũng biết tiếng kẻng biên phòng à ?". Vâng từ lâu, tiếng kẻng biên phòng đã gắn liền với các sinh hoạt của các thầy trò chúng em rồi. Nó là tiếng kẻng sớm mai thức giấc, nó là tiếng kẻng tối đêm báo hiệu yên bình thầy trò cứ yên giấc ngủ, đã có các anh lính quân hàm xanh bảo vệ bình yên cho cuộc sống chốn này.
.
- Các bạn lên cao nguyên đá Đồng Văn dừng chân ở núi đôi Cô Tiên hãy một lần ghé thăm ngôi trường Nghĩa Thuận để có dịp ăn được những trái hồng ngon nức tiếng, ở đó có ngôi trường xinh đẹp nhất vùng biên giới Hà Giang. Hơn thế nữa, ở ngôi trường đó còn có cô giáo Thảo !

Hà Giang, 20/11/2017
King - 0983.247.247

Trường tiểu học Nghĩa Thuận

.
.

.
.

.
.
Chòi bát giác

.
.
Học sinh lao động ngooài giờ, xách nớươ tưới rau

.
.
Học sinh nhặt rác, lao động sau giờ học

.
.
Đàn lợn tăng gia từ thức ăn thừa của học sinh

.
.

.
.
Vườn rau được học sinh chăm sóc sau giờ học

.
.

.
.

.
.

.
.

.
.
Thư viện đọc sách các các cháu

.
.
Nhà ăn của các cháu, có cả sách bố trí ở đây, để các con có thể tìm đọc sau trước bữa ăn

.
.
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
626
Động cơ
341,347 Mã lực
Cụ King làm bên chuyển phát đi cũng nhiều chẳng Ấn tượng nhiều vẫn là những chuyến đi Hà Giang và các em học sinh ở Niêm Tòng phải không cụ ?
Niêm Tòng chỉ là một trong số rất nhiều trường em ấn tượng thôi. Chuyến hôm tới, mời bác đi chung với anh em
 

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,221
Động cơ
151,474 Mã lực
EM đánh dấu đọc dần. Chúc cụ chân cứng đá mềm, luôn có những chuyến đi ăn toàn.
 

Hoàng Lucky

Xe máy
Biển số
OF-596068
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
92
Động cơ
129,740 Mã lực
Mời các cụ theo dõi tiếp phần 2 của câu chuyện tại đây
http://www.otofun.net/threads/735309-ben-kia-song-nho-que-ha-giang-phan-2?p=19684817#post19684817



Em cũng không biết bắt đầu từ đâu cho cái tiêu đề topic bên trên. Có lẽ là cái duyên, cách đây nửa tháng em nhận được cuộc gọi từ một cụ OF nhà mình hỏi thông tin về xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang. Cụ ấy là ThaiPhuot. Cụ ThaiPhuot ngoài hỏi thông tin về vùng này, còn động viên em viết bài để hầu chuyện các cụ. Và tựa bài "BÊN KIA SÔNG NHO QUẾ" chính là do cụ ThaiPhuot gợi ý cho em viết

Em cũng vừa lướt từ dưới lên tới trang 100 trong mục CCCĐ thì đã có tới gần 30 bài viết về mảnh đất Hà Giang. Câu chuyện các chuyến đi của các bác tập trung chủ yếu là cột cờ Lũng Cú, Nhà Vương, đỉnh Mã Pì Lèng, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, chợ tình Khâu Vai,...

Cũng có thể có duyên với mảnh đất này mấy năm nay, nên từ đầu năm tới giờ em đã quay lại đây 2 lần, kế hoạch từ giờ tới cuối năm cũng phải 2 lần nữa. Mảnh đất này còn nhiều điều để khám phá. Em sẽ cố gắng truyền tải tới cụ những chuyến đi của em tới mảnh đất này, tập trung ở chính tựa bài BÊN KIA SỐNG NHO QUẾ. Mời các cụ đồng hành cùng em trong những chuyến đi này

Trong bài viết, em sẽ cố gắng sử dụng tư liệu ảnh từ kho dữ liệu mình thực hiện, tuy nhiên, có 1 số tấm hình, để lột tả tốt hơn, em sẽ "vay mượn" thêm để bài viết được sinh động hơn.

Những cụ đã từng đặt chân lên đỉnh Mã Pì Lèng thì ắt hẳn sẽ phóng tầm mắt xuống phía dưới vực sâu, một sợi chỉ mềm mại lượn quanh chân núi màu thiên thanh đẹp mê hồn có cái tên SÔNG NHO QUẾ.

“Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), phần thượng lưu có tên Phổ Mai, cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Con sông nhập tịch Việt Nam ở xã Lũng Cú (Đồng Văn) qua Mèo Vạc rồi đổ vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn (Bảo Lâm, Cao Bằng). Nó trải mình qua 192 cây số, trong đó có 46 cây số chảy trên phần lãnh thổ Việt Nam, độ cao trung bình là 1.255 m, độ dốc trung bình là 18,7% …”.


Sông Nho Quế là 1 trong số ít dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc rồi lại đổ trả lại Trung Quốc !




Với địa hình cực kỳ hiểm trở, đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng có thể nhìn thấy con sông Nho Quế xanh ngắt chảy uốn lượn, vực sông Nho Quế cũng là vực hẻm sâu nhất khu vực Đông Nam Á. Đi theo đường mòn từ Mã Pì Lèng xuống đến con sông phải mất một ngày trời !!!




Năm 2009, khu vực Mã Pì Lèng đã được nhà nước công nhận là là danh lam thắng cảnh Quốc Gia bao gồm: đèo Mã Pì Lèng là khu vực di sản địa chất và cảnh quan đặc sắc, khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh đẹp nhất Việt Nam, và vực hẻm sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam



Đèo Mã Pì Lèng là tứ đại đỉnh đèo, sông Nho Quế đẹp mê hồn,... nhưng em lại muốn nói về câu chuyện bên kia đèo và bên kia con sông đẹp đó ạ !

Thực sự em mới thấy bên này sông mà ấn tượng tuyệt vời rồi chưa thấy đâu đẹp hơn chỗ đó giờ sẽ theo dõi thớt cụ để xem bên kia
 

Hoàng Lucky

Xe máy
Biển số
OF-596068
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
92
Động cơ
129,740 Mã lực
Đi vào trung tâm xã Thượng Phùng có duy nhất 1 con đường. Nếu các cụ bên Đồng Văn thì qua đỉnh Mã Pì Lèng vài km về phía Mèo Vạc thì có ngã 3 nhỏ chỉ đường đi Xín Cái. Hoặc nếu từ thị trấn Mèo Vạc chạy mấy km theo hướng lên đỉnh Mã Pì Lèng để sang Đồng Văn thì cũng gặp ngã 3 này.

Rẽ vào ngã 3 này một chút thì sẽ gặp cột mốc


Em cũng rong ruổi hầu hết các cung đường chính từ phía Tây (Xín Mần, Hoàng Su Phì) sang phía Đông (Đồng Văn, Mèo Vạc) của Hà Giang và Hà Giang được mệnh danh là hùng vĩ nhất thì đoạn đường từ ngã 3 Xín Cái chạm tới sông Nho Quế em đánh giá là hùng vĩ nhất trong những cung đường hùng vĩ của mảnh đất này

Một máy ảnh có thể đẹp, có thể lột tả nhiều khi đẹp hơn thực tế nhờ những góp chụp, khoảnh khắc của khung cảnh thiên nhiên. Nhưng thú thật, em chưa thấy được chiếc máy ảnh nào có thể lột tả được độ sâu, độ hùng vĩ của khung cảnh tự nhiên như ... mắt người.

Trên cung đường từ ngã 3 Xín Cái chạm tới Sông Nho Quế để đi sang Thượng Phùng dài khoảng 10km, và bạn sẽ thấy con người thật bé nhỏ trước thiên nhiên. Khi chạy xe bên sườn núi bên này, nhìn sang bên kia, vách núi tạo hẻm sông Nho Quế sừng sững như bức tường thành dựng đứng. Một cảm giác lạnh gáy về độ cao. Nếu cụ nào sợ độ cao thì khi di chuyển trên đoạn này (lúc vào) không nên ngồi bên phía lái, khi ra không nên ngồi phía phụ. Cung đường bám trên vách núi, không có taluy, không cọc tiêu, cảm giác độ cao đến chóng mặt, bạn sẽ phải nuốt nước bọt liên tục vì thay đổi áp suất khi chạy ở đoạn này.

Nếu ở trong xe, khi chạy ngang chừng núi phóng tầm mắt sang bên kia đối diện bạn chỉ thấy núi và núi, không thể nhìn thấy trời xanh, phải thò cổ ra khỏi kính xe hoặc cúi xuống nhìn ngước lên qua cửa xe thì mới thấy bầu trời. Cảm giác hùng vĩ thật khó tả.

Nếu có điều kiện, các bạn không phải đi sang Thượng Phùng mà chỉ cần chạy thêm 10km từ ngã 3 Xín Cái là đã có thể úp mặt vào sông Nho Quế, đảm bảo với các bạn, đây là cảm giác thú vị, thích thú, tự hào, yêu nước,... chẳng khác nào lúc bạn đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú !!!
Em lại có cái hơi trái khoáy là càng đường đèo em càng thích ngồi ngắm như phía cụ bảo ko nên hihi
 

Nen Nguyen

Đi bộ
Biển số
OF-596365
Ngày cấp bằng
27/10/18
Số km
7
Động cơ
128,670 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Bac Ninh
Bác nào cần voucher phòng Ks hay Resort toàn quốc e chuyên cung cấp.
 

nga85

Xe đạp
Biển số
OF-596420
Ngày cấp bằng
28/10/18
Số km
17
Động cơ
128,670 Mã lực
Tuổi
38
trẻ con nhìn đáng yêu cụ nhỉ?
 

Củ Cà Rốt

Xe tải
Biển số
OF-208889
Ngày cấp bằng
5/9/13
Số km
259
Động cơ
318,790 Mã lực
Tao nhớ mày có học văn đâu Vương nhỉ?
 

OneForMe

Xe hơi
Biển số
OF-153807
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
129
Động cơ
354,965 Mã lực
Từ topic của cụ chủ mà hôm vừa rồi e đã thử đi qua bên kia dòng. Nhưng e đi đến cầu thôi :). Hà Giang hùng vĩ đi ko bao h chán
 

Gia Bảo Anh

Xe buýt
Biển số
OF-492295
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
525
Động cơ
187,239 Mã lực
Tuổi
54
em lại kê dép hóng tiếp, cụ chủ viết tiếp đi ạ. Thks cụ chủ :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top