[CCCĐ] Bên kia sông Nho Quế - Hà Giang

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,048
Động cơ
647,996 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Bài này làm em nhớ MPL, câu chuyện luôn bắt đầu bằng những huyền thoại ...
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
Ủng hộ cụ phát. Cá sứt môi sông Nho quế ngon phết, cụ đã nếm thử chưa?
Dạ em đã được thưởng thức, nhưng ngồi bên Bắc Mê ạ, chỗ đó họ gọi là "cá sứt môi sông Gâm"



Em đã đi qua đây với cảm giác thật tuyệt, chờ câu chuyện của cụ ...
... và sẽ trở lại nơi này ...
Cám ơn cụ, hôm nào cụ đi vào lại Thượng Phùng xem ạ :)



Cảnh đẹp quá.em xếp gạch xin xuất ngồi xem
Vâng, cảm ơn cụ đã động viên



Em đã được chạm tay vào sông Nho Quế, cảm giác rất khó tả, chờ những hình ảnh của cụ ở bên kia sông :)
Vậy cụ chạy cố lên gần Thượng Phùng có cái cổng trời cho đủ bộ "TRỜI ĐẤT" ạ



em vào xem ảnh và nghe kể chuyện của cụ thớt
Dạ cám ơn cụ đã động viên



E xin 1 chỗ ngắm ảnh, nghe chuyện
Cụ theo dõi tiếp động viên em nhé



Hấp dẫn quá, cảm ơn cụ chủ, em kê dép hóng
Cụ đồng hành cùng em tiếp nhé, chuyện còn dài tập ạ



Nhìn con đường ở sườn núi mà rợn người @@
cụ đi thêm lần nữa là mê thôi ạ



Hà Giang nghe cái tên rất mềm mặc du ở vùng cao vào ra xôi
Cụ dùng từ hay quá, thi thoảng cho em mượn nhé



nghe cụ kể làm em cũng máu đi hà giang
Máu thì xách balo lên là đi thôi ạ, tháng 10 tới là đẹp nhất đấy ạ, cần trợ giúp thì cụ cứ ới em theo số dưới chữ ký



giọng văn của cụ rất hay, e dự cụ cũng có nghề đấy e hóng..........
Cụ quá khen



Nhìn con đường mà e có cảm giác như đi bộ thôi cũng chóng mặt cụ ah. Hic
Chóng mặt nhưng .... sướng cụ ạ



Quá hay, cám ơn cụ chủ
Cám ơn cụ động viên



Cụ chụp mùa nào mà nước sông xanh thế nhỉ ?
Dạ mùa nào cũng thế trừ vừa mưa lũ xong cụ ạ, gặp trời nắng thì tha hồ cụ nhé
@hic, mà mấy tấm này em "vay" ạ



Giọng văn cụ chủ rất hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, thanks cụ nhiều
Cụ quá khen



Van cu hay qua, e oanh dau hong cau chuyen cua cu
Cụ quá khen, em ngại chả dám múa bàn phím nữa đâu



cứ Hà Giang là em mê rồi, em đặt gạch hóng cụ. Em lên HG toàn đi với ái nên không khám phá được mấy "trò vui" và "hết thuốc" cụ nói :D.
Nếu cần trợ giúp gọi điện cho người thân thì cụ lưu số em vào nhé



Dòng sông quê hương đẹp quá, đèo hiểm trở thật. Đi trên này ai yếu bóng vía có khi ngất lên ngất xuống :D
Dạ, đi lần đầu cũng sợ, đi miết rồi mê cụ ạ



Câu chuyện hay quá cụ ah. Chiều em kính cụ 1 ly (b)
Vâng cám ơn cụ, in ít thôi cụ nhé, cụ rót nhiều em say lại chả hầu chuyện được các cụ lại trách



Hóng theo bước chân cụ để em tìm về ký ức năm xưa đi làm Giải phóng mặt bằng thủy điện Nho Quế!
Đợt rồi Nho Quế 2 "hiến mất mấy mạng" cụ ạ, em buồn khi nghe tới tin đó



Bài này làm em nhớ MPL, câu chuyện luôn bắt đầu bằng những huyền thoại ...
Nhớ thì lên đường thôi cụ



Vodka bác, em hóng đề đọc tiếp. Bài hay.
Cụ cứ động viên em lại phải gõ tiếp ạ



Quá hay. Bài viết sâu sắc và ý nghĩa. Tiếp đi cụ
Vâng, câu chuyện còn dài, đặc biệt phần tới, bác xem ủng hộ nhé



Bài viết hay quá,nhà cháu kê ghế chờ xem tiếp ạ.
Vâng, em chuẩn bị viết, cụ ủng hộ nhé



Hôm nào đi cho anh bám càng với.
Vâng, mời ku em



Hay quá ạ! Cụ rất hiểu và thạo vùng này lên viết văn rất hấp dẫn. Em cũng chỉ đc đứng trên Mã Pì Lèng nhìn sang bên kia sông Nho Quế chứ chưa đc sang bên kia sông.
Lót dép hóng cụ tiếp tục!
Cụ động viên em quá lời rồi ạ
 

giangsuki

Xe ngựa
Biển số
OF-5616
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
28,405
Động cơ
1,114,111 Mã lực
Cụ chủ viết hay quá (b)
 

khanh_bode

Xe tải
Biển số
OF-103498
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
207
Động cơ
399,410 Mã lực
Vodka cụ chủ.Đoc bài viết,kèm minh họa chắc là trở lại nơi đây vào t10
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
Trước khi tiếp câu chuyện "câu hát Việt" giữa núi rừng biên cương, em gởi tới các cụ tấm hình còn sót lại lột tả được sư cheo leo, hiểm trở của ngôi trường này


Như đã kể với các cụ ở phần trước. Từ ngôi trường chính này, cả xã có thêm gần 20 điểm trường nữa nằm rải rác ở các bản. Các điểm trường đó tiếp nhận các cháu từ mẫu giáo cho đến lớp 2, lớp 3. Sau đó các cháu lớn (tự sinh hoạt được) đều phải về trường chính ở nội trú để học lấy cái chữ. Điểm trường xa nhất của xã nằm ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú, không có đường đi (xe máy), học sinh, thầy cô hay cán bộ xã muốn sang đó đều phải cắt rừng đi mất hơn nửa ngày mới tới. Hôm tiếp chúng tôi, 1 thầy cắm bản bên đó đã chạy xe máy vòng sang Đồng Văn - qua Mã Pì Lèng - qua Nho Quế - rồi về trường, quãng đường đi cũng gần 70km. Trong câu chuyện với chúng tôi lúc giao lưu, một số thầy đã giành tặng cho đồng nghiệp tên Nam cắm bản bên đó lời cảm phục. Thầy Nam người Nam Định lên đây gieo chữ, thầy cũng vợ cắm bên bản xa nhất đó mấy năm. Trong những lần về trường để họp, đã nhiều hơn 3 lần thầy bị ngã xe xuống vực, nhưng chả hiểu sao giờ đây thầy vẫn còn "tồn tại" để về giao lưu với đoàn, để còn tiếp tục "gieo chữ" trên vùng đất địa đầu này.

Cảm phục thầy. Lần trước em không kịp chụp tấm hình chân dung nào của thầy. Lần gầy đây nhất vào dịp T4 vừa rồi, em có quay lại, cũng may lúc sắp chia tay thầy cô trong trường, em có được tấm hình này. Và cũng mừng, 2 vợ chồng thầy đã được điều động về trường chính sau 4 năm cống hiến ở bản xa. Tiếp quản "cơ ngơi" để lại bên đó là một thầy giáo rất trẻ chỉ ngoài 20, gương mặt thanh tú, uống rượu thì cũng rất giỏi
Chân dung thầy Nam đây các cụ ạ, thầy mặc áo trắng, da sạm lại vì sương gió, khuôn mặt khắc khổ so với tuổi gần 30 thanh xuân


.
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
Hôm đoàn đến thăm trường vào dịp cuối tuần, nên cả trường nghỉ học, chỉ có học sinh nội trú. Toàn bộ giáo viên cả trường ra cùng với đoàn công tác chuyển quà vào cho các cháu, trong hình là thầy Hiệu phó. Trong cơ số quà hôm này, các thầy có đề nghị là chuyển toàn bộ sang áo ấm, vì cái đó rất thiếu trong mùa đông đến gần. Thời tiết ở đây quanh năm "mát mẻ". 1 năm có tới 8 tháng là lạnh rét

Lại một điều ngạc nhiên và trùng lặp thú vị nữa. Thầy Tài Hiệu trường bên naỳ cũng sinh năm 1978 bằng tuổi em, quê thầy lại ở Thái Bình cách nơi em sinh ra vài cây số. Và cũng như trường Niêm Tòng, các thầy cô giáo cũng đều từ dưới xuôi lên gieo chữ trên đỉnh núi này



Sau khi chuyển quà, chia kẹo cho các cháu, cả đoàn chúng tôi tập trung lên trên phòng họp trên gác 2 (phòng học tận dụng) để gặp gỡ giao lưu với cáu cháu học sinh.

Với tình tình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay, việc chúng ta đòi được lại Hoàng Sa thì còn rất dài, có lẽ phải tới thế hệ cháu chắt chúng ta. Biên giới trên bộ thì ông hàng xóm nhà mình cũng lắm mưu nhiều kế, hết bê cột mốc dịch sang nhà mình, rồi âm mưu cả 30 năm trước, khi rút quân về nước sau chiến tranh biên giới, những tên thiệt mạng, ông hàng xóm cho chôn trên đất giáp biên giới nhà mình, giờ ông sang bảo nghĩa trang người bên anh là đất bên anh. Hay như thác Bản Giốc ở Cao Bằng anh ấy cũng "xin" mất một nửa rồi


Còn người thì mới giữ được đất !!!

Nền tảng giáo dục là cốt lõi, các lứa học sinh Thượng Phùng nói riêng và thế hệ tương lai vùng biên cương nói chung có cái chữ thì mới lo cho cuộc sống ấm no, yên tâm canh tác, giữ vững mảnh đất ngàn đời của ông cha để lại. Nếu không làm tốt công tác trồng người, hết người dân ta ở những nơi này thì chả mấy chốc ông hàng xóm nhổ trộm cột mốc cắm giữa Bờ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Với những ý nghĩa đó, em cùng với chỗ em "chơi" đang chung tay để xây dựng 4 phòng học nơi biên cương Thượng Phùng, Mèo Vạc để mảnh đất này thành cột mốc vững chắc không thể lay chuyển cho muôn đời con cháu sau này cho dù anh hàng xóm có giở ngón nghề nào đi chăng nữa.


Lên tới tận cùng biên giới, đã thưa người thì chớ, gặp được người mà nói được tiếng Việt sao thấy ấm lòng vô cùng. Các thầy cô trường Thượng Phùng hầu hết đều dưới xuôi lên gieo chữ trên vùng biên giới này. Các thầy cô đã dậy các em tiếng Việt, dạy các em cách sống, dạy các em biết về canh tác và đặc biệt là tiếng Kinh để các em có thể tiếp thu được những kiến thức của xã hội, của đất nước.

Trước khi tạm biệt các bác với chuyến đi lần đầu, mời các bác tiếng hát của gần 200 em học sinh nội trú Thượng Phùng.
Em may mắn trực tiếp dự khán nên mới thấy trân trọng và nghẹn lòng khi nghe các cháu người MÔNG hát vang những bài hát quen thuộc bằng tiếng phổ thông trên CAO NGUYÊN ĐÁ. Những khúc hát tươi sáng, hồn nhiên của con trẻ chào đón cũng như thay cho lời cám ơn của các em tới các cô chú trong đoàn công tác lần này, bởi các em rất rụt rè, cũng ít nói.
Cám ơn các thầy cô, cám ơn nhà nước đã quan tâm để cho các em có cái chữ vận vào người. Mong lắm những tấm lòng của các bác với đồng bào dân tộc nói chung và trẻ em Thượng Phùng nói riêng, để biến nơi đây, ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú là CỘT MỐC THƯỢNG PHÙNG muôn đời cho con cháu ngàn đời sau
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/embed/xGR35P7iYMs[/YOUTUBE]



@các bác đón đọc tiếp theo 2 câu chuyện:
- Cán bộ KCS
- Luống rau trên đá

Mời các bác quay lại sau giây lát !
 

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,509
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Bài của cụ hay quá.

Em cũng có dịp lên khởi công dự án thủy điện Nho Quế 3 cách đây mấy năm. Cũng ở thị trấn Mèo Vạc ngủ lại 1 đêm ở cái ks to nhất thị trấn, sáng hôm sau mới vào công trường dự lễ khởi công. Năm 2012 công trình đã đưa vào chạy ngon lành rồi, mang lại sự thay đổi cho huyện Mèo Vạc. Nhìn bà con thương lắm, 7-8h tối lầm lũi đi kiếm củi trên đường về, có ánh đèn ô tô chiếu vào mới thấy bóng người lặng lẽ đi, trên vai là 1 bó củi nhỏ và con dao cầm tay.

Lần đó em cũng được giao lưu văn nghệ và uống rượu ngô với đoàn thanh niên, chủ tịch xã, các cô giáo tiểu học ở Khâu Vai. Trời lạnh, mỗi cô đội 1 cái mũ len đỏ, nhìn yêu ghê cơ.
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
Bài của cụ hay quá.

Em cũng có dịp lên khởi công dự án thủy điện Nho Quế 3 cách đây mấy năm. Cũng ở thị trấn Mèo Vạc ngủ lại 1 đêm ở cái ks to nhất thị trấn, sáng hôm sau mới vào công trường dự lễ khởi công. Năm 2012 công trình đã đưa vào chạy ngon lành rồi, mang lại sự thay đổi cho huyện Mèo Vạc. Nhìn bà con thương lắm, 7-8h tối lầm lũi đi kiếm củi trên đường về, có ánh đèn ô tô chiếu vào mới thấy bóng người lặng lẽ đi, trên vai là 1 bó củi nhỏ và con dao cầm tay.

Lần đó em cũng được giao lưu văn nghệ và uống rượu ngô với đoàn thanh niên, chủ tịch xã, các cô giáo tiểu học ở Khâu Vai. Trời lạnh, mỗi cô đội 1 cái mũ len đỏ, nhìn yêu ghê cơ.
Dạ cám ơn cụ. Đợt mưa cách đây 1 tháng, ở Nho Quế 2 "cống nạp" cho Diêm Vương mất đâu 7 người đấy cụ ạ
Cụ chú ý theo dõi topic này động viên em nhé, câu chuyện còn rất dài, vì nó sẽ được viết trải dài khoảng 3,4 năm gần đây em lên mảnh đất này trong các hoạt động xã hội. Và chắc chắn, trong 1 phần câu chuyện tới sẽ có bài khá dài về các cô giáo (dân bản gọi là cô gió) thật đẹp gieo chữ trên cao nguyên đá !
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
LUỐNG RAU TRÊN ĐÁ

Ngoài việc gieo chữ cho con trẻ mà đa số là đồng bào dân tộc MÔNG, các thầy cô còn tận dụng các khe đá ươm những mầm xanh trên CAO NGUYÊN ĐÁ, những luống rau này được các thầy cô chăm sóc kỹ, tốt tươi như những thửa rau của nhà nông. Đồng bào MÔNG với tập tục lấy rau rừng về ăn, chưa quen với việc trồng mấy vạt rau xanh để cho bữa ăn hàng ngày, nên việc các thầy cô tạo những ô rau xanh vừa đảm bảo cho cuộc sống của các thầy cô trên này, đồng thời giáo dục cho các cháu thói quen lao động cũng như bắt chước sau này lớn khôn lập gia đình thì vườn trước cũng có những vuông rau như thế.

Thầy cô chính là những tấm gương phản chiếu cho học sinh mình học tập và noi theo. Chúng tôi thầm cảm phục các thầy cô thật nhiều. Từ việc dậy cho các cháu cái chữ, dạy các cháu vui chơi ca hát, giờ các cháu lại được các thầy cô làm mẫu trong lao động. Luống rau có thể nhỏ, nhưng ích lợi thì rất lớn bởi với những vuông rau trước nhà, đồng bào đỡ bao công lao động vào rừng để hái rau rừng, từ đó đời sống sẽ đuổi dần với dưới xuôi. Nó thay đổi cả một lề thói, một thói quen để hướng tới những cái có lợi hơn cho cuộc sống !

Thì là, rau cải, rau răm cũng đủ cả


- Hành hoa, dàn su cũng trữu quả thay cho dàn mướp đã tàn, các cô cũng không quên để lại 2 quả giống cho vụ sau


- Rau trên đá. Nói thế thôi chứ cũng công phu lắm. Các thầy cô đi xin trong dân từng xô đất, đổ vào hốc đá rộng, một số công đoạn nữa thì mới trồng được
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
Trước khi hầu tiếp câu chuyện "cán bộ KCS", mời các bác thư giãn chút với 2 ca khúc ca ngợi các thầy cô gieo chữ trên vùng cao

Mời các bác nghe ca khúc CÔ GIÁO TÀY CẦM ĐÀN LÊN ĐỈNH NÚI
[youtube]http://www.youtube.com/embed/6GEKV3krJAg[/youtube]

Cô giáo về bản
[youtube]http://www.youtube.com/embed/JhD9c8WHeiA[/youtube]
 
Biển số
OF-300914
Ngày cấp bằng
6/12/13
Số km
153
Động cơ
308,280 Mã lực
Website
facebook.com
bên kia Nho Quế có phải đi qua đỉnh đèo, có con dốc hun hút đi xuống phải ko cụ?
Em mò xuống đường đấy, tưởng xuống đc bờ sông mà đi cả chục km chả thấy đến, lại quay về vì sợ
 

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,509
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Dạ cám ơn cụ. Đợt mưa cách đây 1 tháng, ở Nho Quế 2 "cống nạp" cho Diêm Vương mất đâu 7 người đấy cụ ạ
Cụ chú ý theo dõi topic này động viên em nhé, câu chuyện còn rất dài, vì nó sẽ được viết trải dài khoảng 3,4 năm gần đây em lên mảnh đất này trong các hoạt động xã hội. Và chắc chắn, trong 1 phần câu chuyện tới sẽ có bài khá dài về các cô giáo (dân bản gọi là cô gió) thật đẹp gieo chữ trên cao nguyên đá !
Vâng, em sẽ theo dõi ủng hộ cụ pót tiếp.
Nho Quế 2 bị sạt lở trong quá trình thi công nên bị 5 người cụ ạ. NQ 2 cũng là dự án bên em làm.
Lần trước em gặp các cô giáo chủ yếu đến từ các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng... UBND huyện, Xã có việc gì là các cô lại đến giúp chính quyền nhiệt tình lắm
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
CÁN BỘ "KCS"

Người viết gọi vui "mẫu" trong tấm hình dưới là "Cán bộ KCS trường Thượng Phùng"


Sau khi đoàn công tác gặp gỡ, giao lưu, phát kẹo cho các em học sinh trên phòng họp của trường cũng là lúc đến giờ ăn. Hôm nay vì tiếp đoàn nên các em ăn trưa muộn hơn thường ngày gần 1 tiếng.
"Phòng ăn" là khoảng sân rộng ngoài trời trước cửa khu ở nội trú. Xung quanh núi non hùng vĩ bởi điểm trường này nằm chót vót trên đỉnh núi. Thấy được những khó khăn, trong 1 lần công tác tại đây, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy Hà Giang đã tặng các cháu bộ bàn ăn này cho các cháu. Vì giờ ăn trễ hơn 1 tiếng so với thường ngày nên nắng đã trải dài mất nửa sân :(


Cứ 6 bạn 1 bàn, trong nhóm cử 1 bạn ra nhà bếp cầm 1 cái xoong nhận Canh về cho cả bàn. Hôm nay nhà bếp chuẩn bị món canh cải nấu với mì tôm. Trên điểm trường này, xuất ăn của các cháu có thêm rau, hơn điểm trước trước chúng tôi ghé thăm
Sau khi lấy canh về, các bạn còn lại xếp hàng ra nhà bếp nhận cơm về ăn. Mỗi cháu 1 cặp lồng, trong đó có cơm và sẵn thức ăn mặn
Các cháu chắc cũng đã đói hơn mọi ngày vì ăn muộn


Ăn xong, cặp lồng và thìa của cháu nào, cháu đó tự rửa. Đây là trường tiểu học, các cháu độ tuổi từ lớp 3 đến lớp 5. Nếu ở dưới xuôi, thành phố chắc độ tuổi này ít có cháu nào đảm nhận được công việc kia.
Nhà trường tổ chức thuê 1 cô nấu ăn cho các cháu nội trú. Lúc các cháu rửa bát, cô nấu cơm này sẽ ra giúp các cháu múc nước ở bể dự trữ ra mấy chậu nhôm, trong đó có 1 chậu nước rửa bát (chén), các chậu kia đựng nước sạch để các cháu rửa lại
Các cháu ăn thừa cơm đổ vào 1 chậu để sẵn cạnh đó. Quan sát các cháu thấy các cháu rửa rất cẩn thận và sạch sẽ, lý do 1 phần ở đoạn kết câu chuyện này


Chỉ có 1 lối đi nhỏ để các cháu rửa xong vào cất cặp lồng vào nơi quy định. Ở trước lối đi đó có 2 cháu thay nhau kiểm tra tình trạng sạch sẽ của cặp lồng các bạn rửa. Việc kiểm tra này cũng hết sức tỷ mỉ, không làm cho có lệ


Bạn nào rửa chưa sạch cho dù còn ít dầu ăn (mỡ) dính ở cặp lồng, hay 1 hạt tấm cơm nhỏ trên mép cặp lồng đều bị cán bộ KCS này yêu cầu rửa lại. Tôi cũng chứng kiến 2 bạn bị yêu cầu rửa lại, do chưa sạch. Tất cả đều vui vẻ làm lại theo yêu cầu của các bộ KCS. Chỉ có cặp lồng nào đạt chuẩn sạch, thì cán bộ KCS mới cho qua cửa để cất vào nơi quy định



Nể phục trước ý thức của các cháu, đặc biệt lại với các cháu mới chỉ 8 đến 10 tuổi lại con em dân tộc, ở tận nơi biên cương của Tổ Quốc. Tôi mang ngạc nhiên này hỏi thầy Hiệu trưởng đang đứng gần đó, thầy tâm sự: Việc kiểm tra này là hoạt động hàng ngày của các cháu, nhà trường chỉ gióng dựng cho các cháu 1, 2 tháng đầu, sau đó các cháu tự phân công mỗi ngày 2 bạn trực để kiểm tra, việc này đảm bảo các bữa ăn sau các cháu được ăn trên những chiếc cặp lồng sạch sẽ vệ sinh !!!

Hình ảnh cán bộ KCS cứ hiện trong đầu tôi trong suốt chặng đường về cho đến tận hôm nay. Nể phục hình ảnh đó, tôi cảm phục các thầy cô, đặc biệt là Thầy Tài Hiệu trưởng đồng hương, đồng niên với tôi đã dậy các em từ những việc nhỏ nhất. Cứ như thế, công cuộc gieo chữ, dậy người của các thầy dưới xuôi lên Cao Nguyên đá này chắc chắn sẽ được đền đáp, một thế hệ tương lai con em dân tộc chắc chắn hơn cha chú đi trước. Cám ơn các thầy.

Chắc chắn, với những gì thầy cô đang làm cho các cháu, chúng tôi sẽ quay lại ngôi trường này, sẽ làm được việc gì đó to hơn, lớn hơn, thiết thực hơn để cùng với thầy trò trong ngôi trường này luôn là CỘT MỐC VỮNG CHẮC cho các thế hệ sau

 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
... các cô giáo chủ yếu đến từ các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng... UBND huyện, Xã có việc gì là các cô lại đến giúp chính quyền nhiệt tình lắm
Nhân lực chính để tiếp khách phương xa của chính quyền xã, huyện đấy cụ ạ.
Hic, nó cũng là một nét văn hoá
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
bên kia Nho Quế có phải đi qua đỉnh đèo, có con dốc hun hút đi xuống phải ko cụ?
Em mò xuống đường đấy, tưởng xuống đc bờ sông mà đi cả chục km chả thấy đến, lại quay về vì sợ
Cụ đi từ hướng Đồng Văn sang, qua Mã Pì Lèng khoảng vài km, có con dốc nhỏ (quay ngược hướng về Mã Pì Lèng), bên cạnh có biển báo đề hướng đi XÍN CÁI thì đích thị là nó đấy ạ. Đi tầm 10km, (đường chênh vênh và vực sâu hơn trên Mã Pì Lèng nhiều) thì sẽ tới cầu bắc qua sông Nho Quế
 

usernames78

Xe buýt
Biển số
OF-146271
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
784
Động cơ
368,575 Mã lực
Hồi tháng 3/2014 e đi mã pi leng, vào cái bản ngay gần đỉnh đèo, cũng có trường học, có thấy mấy cái ruộng rau cải mèo nhỏ nhỏ xinh xinh, tiếc thay bưqx đó là sau trận mưa đá, nhìn những ngọn rau xanh bị mưa đá làm tan nát mà thấy cuộc sống của những ng dân, người bảo vệ biên cuơng tổ quốc thật khổ,
E góp cái hình cùng cụ chủ cho vui , những mỏm đá ngay tại bản sát nhà dân luôn,

 

tvdung

Xe điện
Biển số
OF-25517
Ngày cấp bằng
10/12/08
Số km
4,697
Động cơ
534,470 Mã lực
Điệp tóa, đúng nghề của cụ :)
 

King247

Xe buýt
Biển số
OF-182468
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
636
Động cơ
341,347 Mã lực
Hồi tháng 3/2014 e đi mã pi leng, vào cái bản ngay gần đỉnh đèo, cũng có trường học, có thấy mấy cái ruộng rau cải mèo nhỏ nhỏ xinh xinh, tiếc thay bưqx đó là sau trận mưa đá, nhìn những ngọn rau xanh bị mưa đá làm tan nát mà thấy cuộc sống của những ng dân, người bảo vệ biên cuơng tổ quốc thật khổ,
E góp cái hình cùng cụ chủ cho vui , những mỏm đá ngay tại bản sát nhà dân luôn,
Vâng, phần sau câu chuyện em sẽ kể tiếp câu chuyện mưa đá, tuyết rơi ở vùng đất này ạ
 

buonnon

Xe buýt
Biển số
OF-166170
Ngày cấp bằng
10/11/12
Số km
630
Động cơ
352,515 Mã lực
Cụ chủ gắn bó với cao nguyên đá nhiều nên có bài viết tuyệt vời hơn hẳn bài của các cụ cưỡi oto lướt qua ngắm cảnh. Cám ơn cụ chủ nhiều
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top