Vì còn đang lựa ảnh, sắp sếp tư liệu, nên trước khi viết về hơn 7 năm tuổi thanh xuân của một cô giáo trẻ người Tuyên Quang lên gieo chữ trên mảnh đất Niêm Tòng, mời các bác xem trước câu chuyện của cô Yến được viết trên Dân Trí em "kéo về", một cô giáo cắm ở bản bên kia sông Nho Quế, xã Xín Cái. Cô Yên đã có gia đình, đã phải tạm biệt chồng con lên bản xa xôi này gieo từng con chữ cho các cháu
Cũng vì CON CHỮ mà thầy cô thì lặn lội từ dưới xuôi lên, năm cũng chỉ có 2 dịp về thăm gia đình vào mùa hè và Tết âm lịch. Tại điểm trường chính này, đời sống của học sinh và Giáo viên còn đỡ vất vả hơn nhiều, hầu hết các trường đều có thêm hơn 10 điểm trường đóng tại ngay các thôn bản trong xã. Nói là cùng xã, nhưng điểm gần nhất cũng cách 3, 4 km đường núi, điểm xa tới 20km. Do điều kiện không thể tới được các điểm trường, mời các bác xem thêm tại đây
http://dantri.com.vn/c20/s20-438310/tam-long-co-giao-cam-ban.htm
Tấm lòng cô giáo “cắm bản”
(Dân trí) - Ngày nhận quyết định về với Thuồng Luồng, Chương Thị Yên tròn 26 tuổi. Cô gái phố núi của TP Hà Giang khóc sưng mắt khi biết rằng, chuỗi năm tháng phía trước sẽ là chuỗi xa cách tổ ấm mới để hoàn thành nhiệm vụ của một cô giáo “cắm bản”.
Lớp học tại bản Thuồng Luồng là một điểm trường của trường Tiểu học Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) chỉ có một giáo viên, đó là cô giáo Yên.
Để vào được trường phải men theo hơn chục cây số đường mòn cheo leo với một bên là dãy núi Giàng Chu Phìn dựng đứng, dưới vực sâu là dòng sông Nho Quế huyền thoại. Lớp là một lán nhỏ do dân bản dựng lên, với 5-7 bộ bàn ghế sơ sài.
Ăn ngủ cùng dân bản, nhớ con, xa chồng, cuộc sống thiếu thốn - đó là những thử thách mà Yên phải vượt qua. Nhưng hơn tất cả chính là tấm lòng của một cô giáo trẻ, và Yên luôn chứng minh rằng, khi cô đã lên lớp, mọi khó khăn đều bỏ lại phía sau.
Bản Thường Luồng có 15 hộ dân, nằm kẹp giữa 2 bên vách núi có địa hình hiểm trở và xa đường cái, đi lại khó khăn
Ở đây, cô giáo Yên dạy học cho khoảng hai chục đứa trẻ là con em các gia đình trong bản, với đa số dân tộc Giáy
Thay cho trống trường, Yên dùng chiếc mõ trâu đã cũ để gọi trẻ đi lớp
Dù không phải đóng bất kỳ khoản phí nào, nhưng việc đi học của các em cũng là cả sự cố gắng của gia đình
Sự phát triển không đồng đều về thể chất vì thiếu thốn của trẻ nơi đây là thử thách nghề nghiệp mà Yên sẽ phải vượt qua
Không chỉ dạy chữ, Yên còn làm được nhiều hơn thế cho các em
Chỗ học với một nửa làm lớp, một nửa là nơi ăn nghỉ của Yên
Một chiếc “cặp sách” của học sinh.
“Phòng” làm việc của cô giáo
Yên tâm sự rằng sẽ gắn bó ở đây ít nhất khoảng 10 năm rồi sau đó tính tiếp. Cũng có rất nhiều giáo viên “cắm bản” bằng cả sự nghiệp của mình
Chồng Yên làm nghề lái xe đường dài rất bận, nhưng anh cố gắng chắt chiu thời gian để một tuần sẽ đưa con lên thăm mẹ một lần. Từ TP Hà Giang lên đây khoảng 200km đường núi.
Trong một giờ ngoại khóa, cô và trò cùng nhau phát quang miếng đất sau lớp học để trồng rau cải
Và Yên cũng quen dần với cách sinh hoạt bên con suối như bao dân bản khác
Tình cảm mà các em dành cho Yên đã vượt qua mối quan hệ Thầy – Trò thông thường, nó chính là động lực giúp cô vượt qua những thiếu thốn ở nơi heo hút này
Các em vẽ về ngôi trường thân yêu của mình.