- Biển số
- OF-182468
- Ngày cấp bằng
- 27/2/13
- Số km
- 626
- Động cơ
- 341,347 Mã lực
Thưa các bác,
Như thành thông lệ, đã 6 mùa khai trường trôi qua, cứ vào dịp này hàng năm anh em chúng tôi đều có những chuyến đi đến với những em nhỏ ở vùng cao Hà Giang với các chương trình “Áo ấm vùng cao” hay “Mùa thu tới trường”. Những dấu chân của chúng tôi đã in dấu trên những cung đường Cao Nguyên Đá – Hà Giang. Sau từng chuyến đi, mỗi thành viên trong đoàn, ai cũng thấy rằng: đồng bào ta còn nhiều nơi vất vả, khổ cực quá, đặc biệt là các em nhỏ - mầm non của tương lai.
Trong chương trình “Mùa thu tới trường năm 2012” tại Mèo Vạc, huyện cực bắc của Hà Giang, khi đó chúng tôi đến với mảnh đất này chỉ có tấm lòng đơn sơ nhưng mang nặng tình đồng bào với một chút quà tặng cho các em học sinh nhỏ ở đây. Nghĩ rằng chỉ có học tập mới mong cho con người thoát khỏi đói nghèo để vươn lên có ích cho xã hội.
Cũng vì con chữ mà các cháu nơi đây đang độ tuổi 8-10 đã phải rời xa gia đình bố mẹ để tới trường học và ở nội trú tại chỗ, hàng tuần có khi hàng tháng các cháu mới được bố mẹ tới trường đón về nhà. Nhưng những hình ảnh phòng ở nội trú của các cháu tại trường làm chúng em nhói lòng.
Nhưng trên khuôn mặt của các cháu vẫn nở những nụ cười tươi, lạc quan, yêu đời
Những tình cảm rất đơn sơ giản dị các cháu ở Hà Giang tặng chúng em những năm trước đó
Về đến Hà Nội rồi mà đoàn không ai bảo ai, đều chung suy nghĩ sẽ phải quay lại đây làm một cái gì đó thiết thực hơn, cụ thể hơn, lâu dài hơn. Từ những suy nghĩ đó chúng tôi đã quyết tâm thực hiện chương trình hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng cao biên giới với tên gọi “Mái ấm học đường nơi biên cương”
Chúng tôi tin là với phòng ở mới các cháu sẽ có điều kiện tốt hơn trong học tập, các cháu lớn lên sẽ có tri thức, các cháu sẽ biết vận dụng vào lao động hàng ngày trên chính quê hương mình, cuộc sống của các cháu sẽ ấm no hơn nhiều so với cha chú của các cháu. Và vùng biên cương của Tổ quốc mới vững vàng, bình yên được !!!
Bên cạnh cái đói, cái nghèo, cái mặc thì đã có những mái trường được xây dựng khá kiên cố. Tuy nhiên, cuộc sống của thầy cô giáo và các cháu học sinh của Thượng Phùng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Các thầy cô đều ở dưới xuôi lên gieo chữ trên cao nguyên đá này. Con cái thầy cô đều gửi nội ngoại nuôi, mỗi năm về thăm con được 2 lần Tết và hè. Đằng sau các lớp học kiên cố, phòng nội trú vẫn còn đó những túp lều gỗ trống hoác không đủ che mưa nắng, là những bữa cơm chan nước lã chưa đủ no, là những cháu học sinh rét run trong lớp vì chưa đủ ấm... Sau khi bàn bạc, thống nhất, chúng tôi quyết định năm 2014 sẽ quay lại Thượng Phùng và đem nhiệt huyết của tuổi trẻ để mang tới “Mái ấm học đường nơi biên cương”, cụ thể là sẽ xây dựng 04 phòng ở nội trú cho các cháu tại đây.
Xã Thượng Phùng là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc: Có 733 hộ với tổng dân số toàn xã là 4146 nhân khẩu trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 96% dân số xã, tỉ lệ hộ nghèo của xã là 373 hộ, với tổng chiều dài đường biên mốc giới giáp với nước bạn Trung Quốc là 16,103 km từ mốc 429 đến mốc 469 có địa hình giao thông đi lại khó khăn, từ trường chính đi tới các điểm trường đường xá gập ghềnh sườn dốc, mùa đông sương mù bao phủ dày đặc hầu như là quanh năm, đi không nhớ đường thì dễ dàng lạc sang bên kia biên giới. Các em học sinh học bán trú tại trường trên đường đi học cũng như cuối tuần về nhà thăm gia đình nếu không có sự quan tâm của ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo sát sao nhiệt tình đưa đón thì trên đường đi các em dễ bị những kẻ xấu lợi dụng dụ dỗ bắt bán sang bên kia Trung Quốc. Có những điểm trường chưa có đường xe mà chỉ đi bộ theo đường mòn tính từ trường chính đi hết đến 6, 7 tiếng đồng hồ mới tới được điểm trường, còn có những điểm trường đi được xe máy thì cũng mất khoảng 60km mới tới nơi vì phải đi vòng vèo ra tới trung tâm huyện rồi phải sang huyện Đồng Văn thì mới có đường đi xe tới điểm trường.
Điểm trường đã xa xôi mà nước sạch để dùng thì không có, điện thắp sáng cũng không, quanh năm sống trong giá rét mịt mù của sương gió núi rừng nơi miền biên cương. Ấy thế mà có những thầy cô giáo đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp giáo dục của đất nước, vì lòng thương các em nhỏ vùng cao dân tộc ít người không biết cái chữ, họ đã gắn bó với vùng biên cương hơn 20 năm công tác tại đây rồi lập gia đình cùng chung sống với bà con nơi xóm bản.
Cơ sở vật chất các điểm trường còn rất nhiều khó khăn, còn tạm bợ có những điểm trường còn phải học nhờ nhà dân. Có những điểm trường trình tường bằng đất đến nay không được tu sửa nên đã xuống cấp, tường nứt lở, mái prô xi măng nay cũng đã hư hỏng, trời mưa thì nước dột vào nhà phải mua bạt căng che chắn chỗ ngủ, mùa đông giá rét gió lùa lạnh buốt tái tê đến tận thịt xương. Nhiều khi giáo viên và các em học sinh đang dạy và học thì trời thay đổi thời tiết gió rét, thầy cô lại phải đi đốt lửa cho các em học sinh sưởi ấm rồi lại mới tiếp tục học bài.
Vùng sơn cước thời tiết khắc nghiệt, mùa đông đến sớm từ tháng 8 âm lịch cho đến hết tháng 3 năm sau rất buốt giá: Cũng như câu nói của nhũng người đã từng sống ở vùng biên cương này truyền lại không biết từ bao giờ “Đồng Văn bọ chó, gió Thượng Phùng” quả thật gió ở Thượng Phùng rít đến ù tai thật ghê người, nhiều khi còn có sương mù, tuyết rơi, nước đóng băng hàng tuần mới tan. Các em học sinh dân tộc phần đa là người dân tộc Mông điều kiện kinh tế của họ còn đặc biệt khó khăn cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, nhiều em học sinh mùa đông đi học mà chỉ mặc một chiếc áo mỏng phong phanh và chiếc váy ngắn cũn tới đầu gối đến trường. Các em rét run nhưng các thầy cô không biết làm thế nào cho dù rất thương yêu học sinh của mình, mà chỉ biết động viên an ủi các em cố gắng vượt qua khó khăn tới lớp tới trường đi học, để biết cái chữ, để thoát cái nghèo vì các em là những mầm non thế hệ tương lai của vùng biên cương, của quê hương đất nước.
Tổng số học sinh của toàn trường là: 558 học sinh. Số học sinh học tại trường chính là 240 em trong đó số học sinh học bán trú 193 em. Các em học bán trú ngủ nghỉ tại trường mà vẫn chưa có nơi ăn chốn ngủ. Bếp nấu ăn, nhà ăn không có, các em ăn cơm phải ngồi ở ngoài sân, trời nắng, trời mưa thì bê âu cơm đứng quanh hành lang ăn. Mùa đông khô hanh rét mướt chăn không đủ ấm, nước sạch cũng không đủ dùng, nhiều khi hết nước nấu ăn nhà trường lại phải tổ chức anh, chị em giáo viên đi chở từng can nước về nấu cơm và để cho các em sinh hoạt. Trong khó khăn đó Ban Giám hiệu nhà trường phải mượn 1 phòng làm việc của trường Mầm non để dạy học còn phòng lớp học của nhà trường dùng để cho các em học sinh ngủ nghỉ.
Mời các bác cùng theo chân cháu NGUYỄN TUẤN TÀI cùng chúng tôi quay trở lại Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang như đã hứa từ ký sự trước là '' mang tới cho các em 1 nụ cười '' mà chúng tôi còn nợ các em từ chuyến đi năm trước
Nguyễn Tuấn Tài năm nay 12 tuổi, học lớp 6 được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội như hàng vạn cháu nhỏ khác ở Thủ Đô. Cháu vừa tốt nghiệp tiểu học, đã được nhận vào học trường Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trước thềm năm học mới, bố cháu, một người bạn cùng nhóm chơi với chúng tôi trên một diễn đàn xã hội, đã "thưởng" cho Tài một chuyến đi khám phá vùng đất địa đầu của Tổ Quốc - Hà Giang
Đến với mảnh đất địa đầu Tổ Quốc này, Tài sẽ được trải nghiệm các câu chuyện trên đường đi, cũng như đắm chìm vào trong câu chuyện dang dở bên kia sông Nho Quế !
Hôm chúng tôi qua đây, trời vừa mưa liền 10 ngày, đột nghiên nắng bừng. Các ngọn núi được khoác lên mình tấm áo xanh rì mượt mà, dòng sông Nho Quế cạn nước thường ngày nay căng mình với dòng nước mới khắp nơi dồn về. Nắng mùa thu, trời lại trong xanh sau mưa. Những vạt nắng cứ trải dài trên khắp các triền núi. Đâu đó, những mảng tối sáng liên tục tạo ra từ hiệu ứng núi cao che núi thấp. Cảnh vật bỗng dưng sinh động hơn thường ngày
Mời các cô, các chú, các bác, các anh, các chị đồng hành với Tài hằng đêm trong chuyến đi này nhé. Câu chuyện lần này sẽ được Tài kể sau giờ cơm tối
Kính mời các bác !
.
Như thành thông lệ, đã 6 mùa khai trường trôi qua, cứ vào dịp này hàng năm anh em chúng tôi đều có những chuyến đi đến với những em nhỏ ở vùng cao Hà Giang với các chương trình “Áo ấm vùng cao” hay “Mùa thu tới trường”. Những dấu chân của chúng tôi đã in dấu trên những cung đường Cao Nguyên Đá – Hà Giang. Sau từng chuyến đi, mỗi thành viên trong đoàn, ai cũng thấy rằng: đồng bào ta còn nhiều nơi vất vả, khổ cực quá, đặc biệt là các em nhỏ - mầm non của tương lai.
Trong chương trình “Mùa thu tới trường năm 2012” tại Mèo Vạc, huyện cực bắc của Hà Giang, khi đó chúng tôi đến với mảnh đất này chỉ có tấm lòng đơn sơ nhưng mang nặng tình đồng bào với một chút quà tặng cho các em học sinh nhỏ ở đây. Nghĩ rằng chỉ có học tập mới mong cho con người thoát khỏi đói nghèo để vươn lên có ích cho xã hội.
Cũng vì con chữ mà các cháu nơi đây đang độ tuổi 8-10 đã phải rời xa gia đình bố mẹ để tới trường học và ở nội trú tại chỗ, hàng tuần có khi hàng tháng các cháu mới được bố mẹ tới trường đón về nhà. Nhưng những hình ảnh phòng ở nội trú của các cháu tại trường làm chúng em nhói lòng.
Nhưng trên khuôn mặt của các cháu vẫn nở những nụ cười tươi, lạc quan, yêu đời
Những tình cảm rất đơn sơ giản dị các cháu ở Hà Giang tặng chúng em những năm trước đó
Về đến Hà Nội rồi mà đoàn không ai bảo ai, đều chung suy nghĩ sẽ phải quay lại đây làm một cái gì đó thiết thực hơn, cụ thể hơn, lâu dài hơn. Từ những suy nghĩ đó chúng tôi đã quyết tâm thực hiện chương trình hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng cao biên giới với tên gọi “Mái ấm học đường nơi biên cương”
Chúng tôi tin là với phòng ở mới các cháu sẽ có điều kiện tốt hơn trong học tập, các cháu lớn lên sẽ có tri thức, các cháu sẽ biết vận dụng vào lao động hàng ngày trên chính quê hương mình, cuộc sống của các cháu sẽ ấm no hơn nhiều so với cha chú của các cháu. Và vùng biên cương của Tổ quốc mới vững vàng, bình yên được !!!
Bên cạnh cái đói, cái nghèo, cái mặc thì đã có những mái trường được xây dựng khá kiên cố. Tuy nhiên, cuộc sống của thầy cô giáo và các cháu học sinh của Thượng Phùng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Các thầy cô đều ở dưới xuôi lên gieo chữ trên cao nguyên đá này. Con cái thầy cô đều gửi nội ngoại nuôi, mỗi năm về thăm con được 2 lần Tết và hè. Đằng sau các lớp học kiên cố, phòng nội trú vẫn còn đó những túp lều gỗ trống hoác không đủ che mưa nắng, là những bữa cơm chan nước lã chưa đủ no, là những cháu học sinh rét run trong lớp vì chưa đủ ấm... Sau khi bàn bạc, thống nhất, chúng tôi quyết định năm 2014 sẽ quay lại Thượng Phùng và đem nhiệt huyết của tuổi trẻ để mang tới “Mái ấm học đường nơi biên cương”, cụ thể là sẽ xây dựng 04 phòng ở nội trú cho các cháu tại đây.
Xã Thượng Phùng là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc: Có 733 hộ với tổng dân số toàn xã là 4146 nhân khẩu trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 96% dân số xã, tỉ lệ hộ nghèo của xã là 373 hộ, với tổng chiều dài đường biên mốc giới giáp với nước bạn Trung Quốc là 16,103 km từ mốc 429 đến mốc 469 có địa hình giao thông đi lại khó khăn, từ trường chính đi tới các điểm trường đường xá gập ghềnh sườn dốc, mùa đông sương mù bao phủ dày đặc hầu như là quanh năm, đi không nhớ đường thì dễ dàng lạc sang bên kia biên giới. Các em học sinh học bán trú tại trường trên đường đi học cũng như cuối tuần về nhà thăm gia đình nếu không có sự quan tâm của ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo sát sao nhiệt tình đưa đón thì trên đường đi các em dễ bị những kẻ xấu lợi dụng dụ dỗ bắt bán sang bên kia Trung Quốc. Có những điểm trường chưa có đường xe mà chỉ đi bộ theo đường mòn tính từ trường chính đi hết đến 6, 7 tiếng đồng hồ mới tới được điểm trường, còn có những điểm trường đi được xe máy thì cũng mất khoảng 60km mới tới nơi vì phải đi vòng vèo ra tới trung tâm huyện rồi phải sang huyện Đồng Văn thì mới có đường đi xe tới điểm trường.
Điểm trường đã xa xôi mà nước sạch để dùng thì không có, điện thắp sáng cũng không, quanh năm sống trong giá rét mịt mù của sương gió núi rừng nơi miền biên cương. Ấy thế mà có những thầy cô giáo đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp giáo dục của đất nước, vì lòng thương các em nhỏ vùng cao dân tộc ít người không biết cái chữ, họ đã gắn bó với vùng biên cương hơn 20 năm công tác tại đây rồi lập gia đình cùng chung sống với bà con nơi xóm bản.
Cơ sở vật chất các điểm trường còn rất nhiều khó khăn, còn tạm bợ có những điểm trường còn phải học nhờ nhà dân. Có những điểm trường trình tường bằng đất đến nay không được tu sửa nên đã xuống cấp, tường nứt lở, mái prô xi măng nay cũng đã hư hỏng, trời mưa thì nước dột vào nhà phải mua bạt căng che chắn chỗ ngủ, mùa đông giá rét gió lùa lạnh buốt tái tê đến tận thịt xương. Nhiều khi giáo viên và các em học sinh đang dạy và học thì trời thay đổi thời tiết gió rét, thầy cô lại phải đi đốt lửa cho các em học sinh sưởi ấm rồi lại mới tiếp tục học bài.
Vùng sơn cước thời tiết khắc nghiệt, mùa đông đến sớm từ tháng 8 âm lịch cho đến hết tháng 3 năm sau rất buốt giá: Cũng như câu nói của nhũng người đã từng sống ở vùng biên cương này truyền lại không biết từ bao giờ “Đồng Văn bọ chó, gió Thượng Phùng” quả thật gió ở Thượng Phùng rít đến ù tai thật ghê người, nhiều khi còn có sương mù, tuyết rơi, nước đóng băng hàng tuần mới tan. Các em học sinh dân tộc phần đa là người dân tộc Mông điều kiện kinh tế của họ còn đặc biệt khó khăn cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, nhiều em học sinh mùa đông đi học mà chỉ mặc một chiếc áo mỏng phong phanh và chiếc váy ngắn cũn tới đầu gối đến trường. Các em rét run nhưng các thầy cô không biết làm thế nào cho dù rất thương yêu học sinh của mình, mà chỉ biết động viên an ủi các em cố gắng vượt qua khó khăn tới lớp tới trường đi học, để biết cái chữ, để thoát cái nghèo vì các em là những mầm non thế hệ tương lai của vùng biên cương, của quê hương đất nước.
Tổng số học sinh của toàn trường là: 558 học sinh. Số học sinh học tại trường chính là 240 em trong đó số học sinh học bán trú 193 em. Các em học bán trú ngủ nghỉ tại trường mà vẫn chưa có nơi ăn chốn ngủ. Bếp nấu ăn, nhà ăn không có, các em ăn cơm phải ngồi ở ngoài sân, trời nắng, trời mưa thì bê âu cơm đứng quanh hành lang ăn. Mùa đông khô hanh rét mướt chăn không đủ ấm, nước sạch cũng không đủ dùng, nhiều khi hết nước nấu ăn nhà trường lại phải tổ chức anh, chị em giáo viên đi chở từng can nước về nấu cơm và để cho các em sinh hoạt. Trong khó khăn đó Ban Giám hiệu nhà trường phải mượn 1 phòng làm việc của trường Mầm non để dạy học còn phòng lớp học của nhà trường dùng để cho các em học sinh ngủ nghỉ.
Mời các bác cùng theo chân cháu NGUYỄN TUẤN TÀI cùng chúng tôi quay trở lại Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang như đã hứa từ ký sự trước là '' mang tới cho các em 1 nụ cười '' mà chúng tôi còn nợ các em từ chuyến đi năm trước
Nguyễn Tuấn Tài năm nay 12 tuổi, học lớp 6 được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội như hàng vạn cháu nhỏ khác ở Thủ Đô. Cháu vừa tốt nghiệp tiểu học, đã được nhận vào học trường Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trước thềm năm học mới, bố cháu, một người bạn cùng nhóm chơi với chúng tôi trên một diễn đàn xã hội, đã "thưởng" cho Tài một chuyến đi khám phá vùng đất địa đầu của Tổ Quốc - Hà Giang
Đến với mảnh đất địa đầu Tổ Quốc này, Tài sẽ được trải nghiệm các câu chuyện trên đường đi, cũng như đắm chìm vào trong câu chuyện dang dở bên kia sông Nho Quế !
Hôm chúng tôi qua đây, trời vừa mưa liền 10 ngày, đột nghiên nắng bừng. Các ngọn núi được khoác lên mình tấm áo xanh rì mượt mà, dòng sông Nho Quế cạn nước thường ngày nay căng mình với dòng nước mới khắp nơi dồn về. Nắng mùa thu, trời lại trong xanh sau mưa. Những vạt nắng cứ trải dài trên khắp các triền núi. Đâu đó, những mảng tối sáng liên tục tạo ra từ hiệu ứng núi cao che núi thấp. Cảnh vật bỗng dưng sinh động hơn thường ngày
Mời các cô, các chú, các bác, các anh, các chị đồng hành với Tài hằng đêm trong chuyến đi này nhé. Câu chuyện lần này sẽ được Tài kể sau giờ cơm tối
Kính mời các bác !
.