[Funland] Bể hợp đồng tàu ngầm 40 tỉ USD với Úc, Pháp chỉ trích Mỹ ‘đâm sau lưng’

Trạng thái
Thớt đang đóng

caimon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-779699
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
61
Động cơ
34,040 Mã lực
Quân đội tàu 50 năm nay có đánh nhau lớn bao giờ, sx nhiều vũ khí nhưng lúc dùng ko kinh nghiệm cũng vứt đi thôi
Không có kinh nghiệm thực chiến, binh sĩ đa phần là thứ con một bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, chỉ quen bắn súng trên game. Tinh thần chiến đấu và kỹ thuật đánh nhau còn thua cả nữ dân quân Việt Nam.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Cũng gần 50 năm rồi, thua, và không ngang tầm cụ ạ. Với Mỹ, TQ là near-peer, lần cuối Mỹ đánh nhau với near-peer là với Nhật, Đức 1945 (thắng), TQ 1953 (hoà, thực tế là thua).
 

MercS450L

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-781933
Ngày cấp bằng
28/6/21
Số km
227
Động cơ
34,010 Mã lực
Tuổi
33
Không có kinh nghiệm thực chiến, binh sĩ đa phần là thứ con một bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, chỉ quen bắn súng trên game. Tinh thần chiến đấu và kỹ thuật đánh nhau còn thua cả nữ dân quân Việt Nam.
Vâng cụ.
Mỹ nó sx vũ khí và đánh nhau liên miên đủ các chiến trường là nơi tập trận và test thực chiến của nó.

Ông Tàu thì ở nhà sản xuất đồ rồi tự oẳng với nhau
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Cũng gần 50 năm rồi, thua, và không ngang tầm cụ ạ. Với Mỹ, TQ là near-peer, lần cuối Mỹ đánh nhau với near-peer là với Nhật, Đức 1945 (thắng), TQ 1953 (hoà, thực tế là thua).
Trung quốc là năm 1979 cụ ạ.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tiện thể cụ cho ý kiến về vai trò Areva và Alstom (hình như trước là Alsthom) trên trường quốc tế với ạ.
Areva đã nói qua trong topic về Nga, k rõ vol 2 hay 3, khi nói về tình hình hạt nhân dân sự thế giới. Có thể khi khác sẽ nói rõ hơn trong topic Nga, khi nói tiếp về hạt nhân dân sự thế giới

Tập đoàn Alstom, trước đây có 3 mảng kinh doanh: Alstom Transport, Alstom Grid, Alstom Power

Alstom Grid: có được từ việc mua lại mảng kinh doanh truyền tải điện của Areva SA, Pháp. Nó sản xuất thiết bị cho toàn bộ chuỗi truyền tải điện, bao gồm cả đường dây tải điện siêu cao áp (cả AC và DC), và có 4 lĩnh vực kinh doanh chính: sản phẩm hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện năng lượng, tự động hóa và dịch vụ. Alstom Grid chiếm khoảng trên 10% thị phần toàn cầu. Năm 2015, Alstom bán lại cho General Electricity, nhưng dĩ nhiên công ty này vẫn ở Pháp, gần chỗ tôi làm việc hồi xưa, bây giờ nó là GE Grid

Alstom Power Systems: thiết kế, sản xuất, dịch vụ và cung cấp các sản phẩm và hệ thống cho lĩnh vực phát điện và thị trường công nghiệp. Nhóm này bao gồm hầu hết các nguồn năng lượng, bao gồm khí đốt, than đá, hạt nhân, thủy điện, gió. Alstom Power cung cấp các thành phần để phát điện bao gồm nồi hơi, tuabin hơi và tuabin khí, tuabin gió, máy phát điện, hệ thống kiểm soát chất lượng không khí và hệ thống giám sát và điều khiển cho các nhà máy điện cũng như các sản phẩm liên quan. Nó tập trung đặc biệt vào nồi hơi và thiết bị kiểm soát khí thải.
Power Systems sản xuất các tuabin của riêng mình, đồng thời cũng thực hiện bảo trì và bảo dưỡng theo các thỏa thuận dài hạn cho các tuabin do GE và Siemens sản xuất. Năm 2015, Alstom bán lại mảng này cho General Electricity, và trở thành GE Renewable Energy

Việc mua lại các mảng của Alstom của GE diễn ra ly kỳ, cả Siemens cũng muốn mua lại. Để cạnh tranh, Mỹ đã dùng 1 số thủ đoạn như bắt 2 nhà lãnh đạo nghỉ hưu của Alstom khi họ sang Mỹ du lịch, với cáo buộc 1 số vi phạm. Sau những cuộc đàm phán, GE đã tăng số tiền mua lên, đồng thời trao thêm toàn bộ mảng kinh doanh Signalisation cho Alstom Transport để cuối cùng có được Alstom Grid và Alstom Power. Thực tế thì Signalisation của GE không mạnh và không cạnh tranh được với Alstom Transport, nên trao lại cho Alstom Transport cũng không thiệt hại mấy cho GE

Alstom Transport: đây là mảng còn lại duy nhất của Alstom, họ chuyên sản xuất:
- Tàu hoả cao tốc (theo định nghĩa của Pháp, tàu cao tốc là tốc độ tối thiểu 200km/h trở lên). Tàu hoả cao tốc của Alstom Transport có 2 loại: TGV và AGV.
AGV khác với TGV ở chỗ: sự cơ giới hóa của nó được phân bổ dọc theo đoàn tàu không giống như TGV mà sự cơ giới hóa tập trung ở hai toa xe nằm ở hai đầu của đoàn tàu. Do đó, nó có nhiều không gian hơn cho khách du lịch và khối lượng của nó được giảm bớt. TGV là đầu tầu kéo cả đoàn tàu, còn AGV là mỗi toa tàu là 1 đơn vị chuyển động độc lập. TGV là cấu trúc tập trung, AGV là cấu trúc phân tán

- Tàu điện ngầm, tàu điện

- Cơ sở hạ tầng iên kết với mạng lưới đường sắt: hệ thống thông tin, giao cắt đồng mức, mạng lưới thông tin liên lạc, điện, bộ điều khiển, signalisation, etc


Sản phẩm của Alstom Transport có ở khắp nơi trên thế giới: châu Âu, Anh, Mỹ, bắc Mỹ, Mỹ la tin, châu Á, châu Phi, etc.

Ở phương tây, Alstom Transport (Pháp), Siemens Mobility (Đức), Bombardier Transport (Canada như headquarter tại Berlin, Đức) là 3 hãng duy nhất chế tạo tàu hỏa cao tốc. Alstom cũng trợ giúp cho Italy chế tàu cao tốc của mình. Sau khi bán 2 mảng Alstom Grid, Alstom Power cho GE, Alstom Transport đã nuốt luôn Bombardier Transport của Canada.

Ở quy mô quốc tế, tàu cao tốc nói riêng, phương tiện giao thông công cộng của Alstom Transport và Siemens Mobility phổ biến khắp nơi, vượt xa các sản phẩm của các hãng khác của Nhật, TQ, Hàn Quốc chủ yếu dùng trong nước. Tàu cao tốc của Hàn Quốc cũng chính là do Alstom chuyển giao công nghệ để làm. Hồi đó, Hàn Quốc tổ chức đấu thầu, Alstom đã thắng thầu trước đối thủ là Siemens Mobility, Đức với tàu cao tốc ICE, Mitsubishi Heavy Industries, Nhật với tàu cao tốc Shinkansen. Đầu tiên bán tàu, sau đó Alstom chuyển giao công nghệ cho Hàn Quốc. Thời kỳ đầu việc chế tạo tàu cao tốc của Hàn vẫn phải nhập các thành phần từ Pháp, với sự chỉ dẫn của chuyên gia Pháp, bây giờ Hàn Quốc đã tự mình làm

Tàu hoả cao tốc của Alstom đã nhiều lần lập kỷ lục thế giới và phá kỷ lục của chính họ về tốc độ của các loại tàu chạy trên đường ray (không tính loại chạy đệm từ) trong điều kiện thực (không tính chạy trong điều kiện thử nghiệm). Kỷ lục gần đây nhất là 574.8 km/h (357.2 mph) vào tháng 4 năm 2007 trên còn tàu cao tốc mới của họ LGV Est, phá kỷ lục của chính họ lập vào 5/1990 với tốc độ 515.3 km/h

Dĩ nhiên đây là chạy với tốc độ tôi đa, còn bình thường, tàu cao tốc pháp hay chạy ở tốc độ từ 200-350 km/h. Đôi khi tăng lên 380-400km/h nếu bị chậm giờ và họ muốn bù lại (rattraper le retard) như chỉ trong 1 thời gian ngắn. Các chuyến tàu cao tốc đi xuyên châu Âu của các hãng Thalys, Eurostar phần lớn là tàu cao tốc của Alstom Transport. Tàu cao tốc của Alstom Transport và Siemens Mobility phổ biến nhất trên thế giới. Trong thực tế, tốc độ tàu cao tốc ở Đức chạy chậm hơn nhiều so với Pháp
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
thì ý em bảo MBDA cũng có nhánh của Pháp, e trả lời cụ kia về đám Thales thôi
Cơ mà bác quên e có đưa trường hợp chiếc Tiger, mặc dù hợp tác Pháp Đức, nhưng vũ khí, động cơ và hệ thống vận hành chủ yếu của Đức + Fap (HOT, PARS), động cơ Đức (MTU), EW/FCS/GPS Đức + Fap (EADS DE, Thales), radar Anh (radar Doppler BAE), rõ ràng là Fap ko thể tử chủ hoàn toàn 100% các thiết bị càng hiện đại
Mà ko hiểu lắm, MBDA tập hợp nhiều quốc gia, nhưng giá thành hàng EU cũng đắt nhất (Typhoon, Rafale > F-15/16/18), đơn giá đạn AIM-120C vẫn rẻ hơn Meteor, còn mấy phần quản lý, kinh doanh của MBDA thì e chưa tìm hiểu kĩ nên ko nắm rõ :D
1) Không ai nói Pháp tự mình làm tất cả, có cái họ vẫn hợp tác chứ, và xu hướng này dần sẽ chủ đạo
2) Eurocopter có rất nhiều version, version Pháp sẽ dùng nhiều vũ khí Pháp, ví dụ pháo GIAT 3, rocket SNEB, tên lửa Mistral do MBDA France chế tạo
3) Động cơ không phải chỉ do Đức chế tạo, mà là do MTR (MTU Turbomeca Rolls-Royce GmbH ) - một liên doanh gồm Roll Royces Anh, Safran Pháp (cụ thể là Safran Helicopter Engine, hồi xưa là hãng Turbomeca của Pháp, và MTU của Đức) chế tạo.
Bác phải biết sau thế chiến 2, Đức đã không còn được phép chế tạo động cơ tuabin khí dành cho máy bay, đặc biệt là máy bay chiến đấu, mà chỉ được chế tạo động cơ diesel hoặc tuabin khí dân sự, chủ yếu cho ngành điện, năng lượng. Vì thế MTU chỉ thường làm gia công cho Roll Royces, PW, etc. hoặc liên doanh với Anh, Pháp chế tạo như ở trên, chứ không thể tự mình chế tạo được đâu. Mà cũng may chỉ là động cơ trực thăng thì Đức còn được phép can thiệp nhiều, chứ động cơ máy bay chiến đấu khác, thậm chí cả dân sự như Airbus thì Đức cũng quên đi. Cái liên doanh Anh, Pháp, Đức ở trên cũng chỉ có sản phẩm duy nhất là động cơ MTR390 dùng cho con Eurocopter Tiger.
4) Pháp có rất nhiều trực thăng, k chỉ trực thăng này Eurocopter Tiger này. Suốt chiều dài lịch sử, Pháp đã tự mình chế tạo nhiều trực thăng, và cũng hợp tác chế tạo nhiều cái khác
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Bóp QS kiểu gì em không hiểu, cụ giải thích cho em điểm này: Vành đai đó có tác dụng gì trong việc ngăn TQ trỗi dậy về mặt kinh tế? Tác dụng đó thông qua cơ chế nào?
Bóp theo hướng chiến lược của Mỹ, cụ ấy nói là hướng mà Mỹ mong muốn thôi, còn thực tế thì đâu có được như thế. Cái này cũng do chỉ nghe thông tin 1 chiều nên mới thế.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tôi viết hơi thiếu. Chính xác là Pháp không có hãng SX máy thở xâm lấn nào.

Hãng Air Liquide máy xịn nhưng chỉ là máy thở không xâm lấn (non invasive). Mẫu xịn nhất dùng cho ICU của họ (Orion - G) cũng vẫn là máy thở không xâm lấn.
Máy thở của Air Liquide hỗ trợ cả xâm lấn (invasive) và không xâm lấn, ví dụ dòng máy thở eXtendXT của họ, Monnal T75, Monnal T60 Advanced, Monnal T60 và nhiều máy thở khác. Chỉ có Orion là máy thở không xâm lấn thôi
Bây giờ máy thở đa phần hỗ trợ cả hai, nghĩa là nó vừa có thể gắn ống nội khí quản (máy thở xâm lấn) và cả gắn các loại mặt nạ khác nhau (không xâm lấn). Hồi ở topic Nga, không nhớ vol nào, khi nói về máy thở của Nga và thế giới tôi không nhớ đã nói cái này chưa. Máy thở Nga cũng như máy thở nhiều nước bây giờ đều hỗ trợ cả hai mode xâm lấn và không xâm lấn, hoặc chỉ hỗ trợ riêng mode không xâm lấn (trong trường hợp nhẹ)
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,559
Động cơ
508,668 Mã lực
Vừa thôi bác. IT Pháp mà con số 0. Có những hãng Tin học hàng đầu thế giới của Pháp, chả qua nó không phải là Tin học đại trà, trong những lĩnh vực dân dụng phổ cập, nên bác không biết thôi (topic bên kia tuy nói về Nga nhưng cũng nói qua những hãng Tin học, điện tử hàng đầu thế giới của nhiều nước, Pháp có không ít). Các Sản phẩm Tin học của nó chất xám thuộc dạng top thế giới, trong đó có sản phẩm mà Boeing 777, 787, Airbus, etc. tàu sân bay Mỹ, hầu hết các hãng ô tô cũng đều dùng sản phẩm tin học của Pháp làm ra đấy. Hiện nó đang nghiên cứu làm sản phẩm Tin học mô phỏng các thử nghiệm y sinh trên máy tính. Trước đây thử nghiệm thuốc là phải thử trên người thật, xem các phản ứng sinh lý, hiệu ứng, thế nào. Bây giờ nó đang nghiên cứu để mô phỏng cho phép thử nghiệm thuốc trên máy tính thay vì phải dùng người thật để làm. Trước đây nó mô phỏng được đầy đủ các sản phẩm cơ khí, điện tử rồi, để thử nghiệm trên máy tính, bây giờ là lĩnh vực sinh học, phức tạp hơn. Còn nhiều sản phẩm khác nữa. Bác bảo trình Tin học nó không cao à?

Cầu đường, kiến trúc trẻ con cũng làm được? Có lẽ bác này phải cho vào hội xây dựng, kiến trúc châu Âu để xem trình độ kỹ sư cấu trúc của Pháp thế nào. Xem họ phân tích những công trình Pháp làm để cho rõ
Pháp có tỉ phú IT nào không?
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
1) Không ai nói Pháp tự mình làm tất cả, có cái họ vẫn hợp tác chứ, và xu hướng này dần sẽ chủ đạo
2) Eurocopter có rất nhiều version, version Pháp sẽ dùng nhiều vũ khí Pháp, ví dụ pháo GIAT 3, rocket SNEB, tên lửa Mistral do MBDA France chế tạo
3) Động cơ không phải chỉ do Đức chế tạo, mà là do MTR (MTU Turbomeca Rolls-Royce GmbH ) - một liên doanh gồm Roll Royces Anh, Safran Pháp (cụ thể là Safran Helicopter Engine, hồi xưa là hãng Turbomeca của Pháp, và MTU của Đức) chế tạo.
Bác phải biết sau thế chiến 2, Đức đã không còn được phép chế tạo động cơ tuabin khí dành cho máy bay, đặc biệt là máy bay chiến đấu, mà chỉ được chế tạo động cơ diesel hoặc tuabin khí dân sự, chủ yếu cho ngành điện, năng lượng. Vì thế MTU chỉ thường làm gia công cho Roll Royces, PW, etc. hoặc liên doanh với Anh, Pháp chế tạo như ở trên, chứ không thể tự mình chế tạo được đâu. Mà cũng may chỉ là động cơ trực thăng thì Đức còn được phép can thiệp nhiều, chứ động cơ máy bay chiến đấu khác, thậm chí cả dân sự như Airbus thì Đức cũng quên đi. Cái liên doanh Anh, Pháp, Đức ở trên cũng chỉ có sản phẩm duy nhất là động cơ MTR390 dùng cho con Eurocopter Tiger.
4) Pháp có rất nhiều trực thăng, k chỉ trực thăng này Eurocopter Tiger này. Suốt chiều dài lịch sử, Pháp đã tự mình chế tạo nhiều trực thăng, và cũng cái khác
Trước khi sx tiger thì những dòng trực thăng của Fap ko đc xem là gunship đúng nghĩa, như Gazelle vốn là trực thăng dân sự/ quan su lưỡng dụng. Theo trang tin qp chính thống nhu army tech thì tiger phiên bản nào cũng dùng chung động cơ MTU do Đức + Fap chế tạo tại nhà máy Đức
cụ có thể tham khảo



đây là động cơ typhoon cũng được liên doanh mtu đồng chế tạo 30%, cùng 3 đối tác còn lại


động cơ tornado cũng do mtu, đồng chế tạo, đồng thời mtu cũng sx linh kiện phụ tùng dành bảo dưỡng
hàng không eu thì Đức là 1 trụ cột ko thể thiếu, Đức bị Mỹ Anh Fap phong ấn sau ww2 nên họ ko đc phép phát triển max, chứ tiềm lực họ thì dư sức, vũ khí gốc Đức đc lấy làm tiêu chuẩn cho nato vd súng hk416/417, dòng pháo tank Rheinmetall cho các dòng mbt leorpad 2, m1 abram, challenger, Ariete...biên chế rộng khắp nato, như đã nói ở trên các máy bay trực thăng chiến đấu nato tiger tornado typhoon và cả trực thăng vận tải nh90 và máy bay vận tải a400 cũng đều đc Đức đồng chế tạo thiết kế, đặc biệt về động cơ Đc sx tại Đức, động cơ Đức thì khỏi chê, Đức cũng cùng với Mỹ đồng thiết kế, chế tạo hệ thống sam phòng thủ chung eu nato meads, dòng tên lửa tầm xa tương lai meteor cũng đc Đức đồng chế tạo, động cơ ramjet quả đạn cũng do Đức đạo diễn, là thứ giúp meteor có ưu điểm về vận tốc duy trì hơn so với aim120d, thyssenkrupp tập đoàn hàng hải Đức, cũng đóng góp rất lớn về công nghệ hàng hải cho hq nato eu phi hạt nhân
có thể nói vai trò qp của Đức trong eu, nato rộng hơn Fap và có ảnh hưởng nhất định đến đồng bộ, hệ thống vận hành nato hơn Fap


1632095143581.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Không có kinh nghiệm thực chiến, binh sĩ đa phần là thứ con một bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, chỉ quen bắn súng trên game. Tinh thần chiến đấu và kỹ thuật đánh nhau còn thua cả nữ dân quân Việt Nam.
Mỹ Fap Nato đánh thua taliban nữa cụ, phải khách quan
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,854
Động cơ
151,802 Mã lực
Tuổi
38
Em lại nghĩ Á Nhĩ Hãn và Burma là kéo chiến sự từ Trung Đông về.
Phong trào năng lượng xanh, xe điện nên giá xăng dầu j quá rẻ- em so 1 gallon với lương cơ bản hay 1 cái Mac.
TĐ j xưa roài, TBD- ADD đúng dậy sóng rồi.
 

myob

Xe tăng
Biển số
OF-5146
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
1,937
Động cơ
574,373 Mã lực
Nghị sĩ Pháp đang đề xuất, đổi lại chúng mình nên công nhận Crim thuộc Nga
Trong hoàn cảnh này thực tế Pháp không có nhiều con bài để mặc cả, giận dỗi..âu cũng là lỗi của họ vì cái sự bất tín, cái vụ này thế giới và đặc biệt là các nước đã bị Pháp đâm sau lưng càng hả hê. Giờ muốn bán vũ khí, công nghệ cho nước nào khác thì các nước cứ lấy bài học của Nga, Achentina ra mà ví dụ. Sau vụ này cộng thêm quả của Úc nữa thì thôi vứt luôn cái profile. Đợi xem thương vụ vơi anh bạn Cà ri Ấn độ như thế nào nữa?
 
Chỉnh sửa cuối:

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,867
Động cơ
496,762 Mã lực
Các cụ phân tích hay quá, vụ lật kèo của Anh Úc này sẽ là tiền lệ xấu trong quan hệ kt-qp giữa các nước lớn. Sau vụ này chắc các kiểu đồng minh cũng phải dè chừng nhau hơn
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
1) Không ai nói Pháp tự mình làm tất cả, có cái họ vẫn hợp tác chứ, và xu hướng này dần sẽ chủ đạo
2) Eurocopter có rất nhiều version, version Pháp sẽ dùng nhiều vũ khí Pháp, ví dụ pháo GIAT 3, rocket SNEB, tên lửa Mistral do MBDA France chế tạo
3) Động cơ không phải chỉ do Đức chế tạo, mà là do MTR (MTU Turbomeca Rolls-Royce GmbH ) - một liên doanh gồm Roll Royces Anh, Safran Pháp (cụ thể là Safran Helicopter Engine, hồi xưa là hãng Turbomeca của Pháp, và MTU của Đức) chế tạo.
Bác phải biết sau thế chiến 2, Đức đã không còn được phép chế tạo động cơ tuabin khí dành cho máy bay, đặc biệt là máy bay chiến đấu, mà chỉ được chế tạo động cơ diesel hoặc tuabin khí dân sự, chủ yếu cho ngành điện, năng lượng. Vì thế MTU chỉ thường làm gia công cho Roll Royces, PW, etc. hoặc liên doanh với Anh, Pháp chế tạo như ở trên, chứ không thể tự mình chế tạo được đâu. Mà cũng may chỉ là động cơ trực thăng thì Đức còn được phép can thiệp nhiều, chứ động cơ máy bay chiến đấu khác, thậm chí cả dân sự như Airbus thì Đức cũng quên đi. Cái liên doanh Anh, Pháp, Đức ở trên cũng chỉ có sản phẩm duy nhất là động cơ MTR390 dùng cho con Eurocopter Tiger.
4) Pháp có rất nhiều trực thăng, k chỉ trực thăng này Eurocopter Tiger này. Suốt chiều dài lịch sử, Pháp đã tự mình chế tạo nhiều trực thăng, và cũng hợp tác chế tạo nhiều cái khác
Thực ra hợp tác ra sản phẩm nó làm cho trí óc người kỹ sư linh động và ít giữ miếng, thủ cựu hơn. Nó cũng như anh lui cui tự xây cái nhà với anh thuê nhà thầu làm, mình rảnh tay tìm ý tưởng thiết kế nhà.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Thực ra hợp tác ra sản phẩm nó làm cho trí óc người kỹ sư linh động và ít giữ miếng, thủ cựu hơn. Nó cũng như anh lui cui tự xây cái nhà với anh thuê nhà thầu làm, mình rảnh tay tìm ý tưởng thiết kế nhà.
Theo như e đã phân tích thì Đức có vai trò và nền tảng quốc phòng được lấy làm tiêu chuẩn nato hơn Fap, đặc biệt súng bộ binh, tank thiết giáp, động cơ hàng không, tên lửa không quân
tàu ngầm phi hạt nhân, vk fap hầu như ko đc sử dụng làm tiêu chuẩn nato, hơn nữa họ còn sử dụng vk do Đức sản xuất, tất nhiên vì Đức bị bọn Anh Fap Mỹ phong ấn mảng hạt nhân và vk tầm xa, còn khả năng họ dư sức làm
Ngoài ra Đức cũng ko lo chiến tranh nữa, họ cũng có vkhn của Mỹ đặt trên đất, bom b61 đc tích hợp cho cả typhoon, tornado đức, usaf ko triển khai máy bay sử dụng vkhn nào tại đức
theo điều 5 nato trong tình huống hạt nhân khẩn cấp thì thành viên nào cũng có quyền sử dụng, hơn nữa quan hệ giữa họ và đối thủ nato là Nga thì hoà hoãn, nên ko lo, giờ họ lo làm kt nhất eu, bán merc audi pos hơn


D730D800-1555-4F49-A0FB-A44CC947230D.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Theo như e đã phân tích thì Đức có vai trò và nền tảng quốc phòng được lấy làm tiêu chuẩn nato hơn Fap, đặc biệt súng bộ binh, tank thiết giáp, động cơ hàng không, tên lửa không quân
tàu ngầm phi hạt nhân, vk fap hầu như ko đc sử dụng làm tiêu chuẩn nato, hơn nữa họ còn sử dụng vk do Đức sản xuất, tất nhiên vì Đức bị bọn Anh Fap Mỹ phong ấn mảng hạt nhân và vk tầm xa, còn khả năng họ dư sức làm
Ngoài ra Đức cũng ko lo chiến tranh nữa, họ cũng có vkhn của Mỹ đặt trên đất, b61 đc tích hợp cho cả typhoon, tornado, theo điều 5 nato trong tình huống hạt nhân khẩn cấp thì thành viên nào cũng có quyền sử dụng, hơn nữa quan hệ giữa họ và đối thủ nato là Nga thì hoà hoãn, nên ko lo, giờ họ lo làm kt nhất eu, bán merc audi pos hơn

Súng bb thì ngon chứ tăng Đức to oạch chán chết, thiết kế cho Mỹ cái Abram vẫn nạp đạn cơm, động cơ thì đắt cả về giá mua ban đầu và bảo dưỡng.
Tên lả ít nghe đến tên Đức.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Súng bb thì ngon chứ tăng Đức to oạch chán chết, thiết kế cho Mỹ cái Abram vẫn nạp đạn cơm, động cơ thì đắt cả về giá mua ban đầu và bảo dưỡng.
Tên lả ít nghe đến tên Đức.
Đức chủ yếu thiết kế chế tạo pháo dòng Rheinmetall cụ à
Giờ con meteor, tên lửa chuẩn nato sắp tới do Đức thiết kế chế tạo động cơ ramjet đấy cụ, trong khối nato thì chưa có ai sx đc động cơ loại này ngoài Đức
Bản thân tên lửa ashm nổi tiếng Exocet cũng có sự tham gia của Đức, Anh https://en.missilery.info/missile/exocet

1632104342897.jpeg
1632104446019.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top