Tiện thể cụ cho ý kiến về vai trò Areva và Alstom (hình như trước là Alsthom) trên trường quốc tế với ạ.
Areva đã nói qua trong topic về Nga, k rõ vol 2 hay 3, khi nói về tình hình hạt nhân dân sự thế giới. Có thể khi khác sẽ nói rõ hơn trong topic Nga, khi nói tiếp về hạt nhân dân sự thế giới
Tập đoàn Alstom, trước đây có 3 mảng kinh doanh: Alstom Transport, Alstom Grid, Alstom Power
Alstom Grid: có được từ việc mua lại mảng kinh doanh truyền tải điện của Areva SA, Pháp. Nó sản xuất thiết bị cho toàn bộ chuỗi truyền tải điện, bao gồm cả đường dây tải điện siêu cao áp (cả AC và DC), và có 4 lĩnh vực kinh doanh chính: sản phẩm hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện năng lượng, tự động hóa và dịch vụ. Alstom Grid chiếm khoảng trên 10% thị phần toàn cầu. Năm 2015, Alstom bán lại cho General Electricity, nhưng dĩ nhiên công ty này vẫn ở Pháp, gần chỗ tôi làm việc hồi xưa, bây giờ nó là GE Grid
Alstom Power Systems: thiết kế, sản xuất, dịch vụ và cung cấp các sản phẩm và hệ thống cho lĩnh vực phát điện và thị trường công nghiệp. Nhóm này bao gồm hầu hết các nguồn năng lượng, bao gồm khí đốt, than đá, hạt nhân, thủy điện, gió. Alstom Power cung cấp các thành phần để phát điện bao gồm nồi hơi, tuabin hơi và tuabin khí, tuabin gió, máy phát điện, hệ thống kiểm soát chất lượng không khí và hệ thống giám sát và điều khiển cho các nhà máy điện cũng như các sản phẩm liên quan. Nó tập trung đặc biệt vào nồi hơi và thiết bị kiểm soát khí thải.
Power Systems sản xuất các tuabin của riêng mình, đồng thời cũng thực hiện bảo trì và bảo dưỡng theo các thỏa thuận dài hạn cho các tuabin do GE và Siemens sản xuất. Năm 2015, Alstom bán lại mảng này cho General Electricity, và trở thành GE Renewable Energy
Việc mua lại các mảng của Alstom của GE diễn ra ly kỳ, cả Siemens cũng muốn mua lại. Để cạnh tranh, Mỹ đã dùng 1 số thủ đoạn như bắt 2 nhà lãnh đạo nghỉ hưu của Alstom khi họ sang Mỹ du lịch, với cáo buộc 1 số vi phạm. Sau những cuộc đàm phán, GE đã tăng số tiền mua lên, đồng thời trao thêm toàn bộ mảng kinh doanh Signalisation cho Alstom Transport để cuối cùng có được Alstom Grid và Alstom Power. Thực tế thì Signalisation của GE không mạnh và không cạnh tranh được với Alstom Transport, nên trao lại cho Alstom Transport cũng không thiệt hại mấy cho GE
Alstom Transport: đây là mảng còn lại duy nhất của Alstom, họ chuyên sản xuất:
- Tàu hoả cao tốc (theo định nghĩa của Pháp, tàu cao tốc là tốc độ tối thiểu 200km/h trở lên). Tàu hoả cao tốc của Alstom Transport có 2 loại: TGV và AGV.
AGV khác với TGV ở chỗ: sự cơ giới hóa của nó được phân bổ dọc theo đoàn tàu không giống như TGV mà sự cơ giới hóa tập trung ở hai toa xe nằm ở hai đầu của đoàn tàu. Do đó, nó có nhiều không gian hơn cho khách du lịch và khối lượng của nó được giảm bớt. TGV là đầu tầu kéo cả đoàn tàu, còn AGV là mỗi toa tàu là 1 đơn vị chuyển động độc lập. TGV là cấu trúc tập trung, AGV là cấu trúc phân tán
- Tàu điện ngầm, tàu điện
- Cơ sở hạ tầng iên kết với mạng lưới đường sắt: hệ thống thông tin, giao cắt đồng mức, mạng lưới thông tin liên lạc, điện, bộ điều khiển, signalisation, etc
Sản phẩm của Alstom Transport có ở khắp nơi trên thế giới: châu Âu, Anh, Mỹ, bắc Mỹ, Mỹ la tin, châu Á, châu Phi, etc.
Ở phương tây, Alstom Transport (Pháp), Siemens Mobility (Đức), Bombardier Transport (Canada như headquarter tại Berlin, Đức) là 3 hãng duy nhất chế tạo tàu hỏa cao tốc. Alstom cũng trợ giúp cho Italy chế tàu cao tốc của mình. Sau khi bán 2 mảng Alstom Grid, Alstom Power cho GE,
Alstom Transport đã nuốt luôn Bombardier Transport của Canada.
Ở quy mô quốc tế, tàu cao tốc nói riêng, phương tiện giao thông công cộng của Alstom Transport và Siemens Mobility phổ biến khắp nơi, vượt xa các sản phẩm của các hãng khác của Nhật, TQ, Hàn Quốc chủ yếu dùng trong nước.
Tàu cao tốc của Hàn Quốc cũng chính là do Alstom chuyển giao công nghệ để làm. Hồi đó, Hàn Quốc tổ chức đấu thầu, Alstom đã thắng thầu trước đối thủ là Siemens Mobility, Đức với tàu cao tốc ICE, Mitsubishi Heavy Industries, Nhật với tàu cao tốc Shinkansen. Đầu tiên bán tàu, sau đó Alstom chuyển giao công nghệ cho Hàn Quốc. Thời kỳ đầu việc chế tạo tàu cao tốc của Hàn vẫn phải nhập các thành phần từ Pháp, với sự chỉ dẫn của chuyên gia Pháp, bây giờ Hàn Quốc đã tự mình làm
Tàu hoả cao tốc của Alstom đã nhiều lần lập kỷ lục thế giới và phá kỷ lục của chính họ về tốc độ của các loại tàu chạy trên đường ray (không tính loại chạy đệm từ) trong điều kiện thực (không tính chạy trong điều kiện thử nghiệm). Kỷ lục gần đây nhất là 574.8 km/h (357.2 mph) vào tháng 4 năm 2007 trên còn tàu cao tốc mới của họ LGV Est, phá kỷ lục của chính họ lập vào 5/1990 với tốc độ 515.3 km/h
Dĩ nhiên đây là chạy với tốc độ tôi đa, còn bình thường, tàu cao tốc pháp hay chạy ở tốc độ từ 200-350 km/h. Đôi khi tăng lên 380-400km/h nếu bị chậm giờ và họ muốn bù lại (rattraper le retard) như chỉ trong 1 thời gian ngắn. Các chuyến tàu cao tốc đi xuyên châu Âu của các hãng Thalys, Eurostar phần lớn là tàu cao tốc của Alstom Transport. Tàu cao tốc của Alstom Transport và Siemens Mobility phổ biến nhất trên thế giới. Trong thực tế, tốc độ tàu cao tốc ở Đức chạy chậm hơn nhiều so với Pháp