Thực ra qua phi vụ này có thể nhìn nhận thêm một số điều:
EU trước đây luôn bất hoà, nguyên nhân chính là do Anh, nay Anh đã bước ra khỏi EU, Anh công khai đi những bước đi mà người ta thấy bóng dáng của Mỹ quá rõ rệt, Anh dự kiến sẽ là nhân vật số 2 ngay sau Mỹ trong thời gian tới. Hậu rời khỏi EU đối với Anh có thể sẽ không dễ dàng gì, EU sẽ suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề Scotland, Anh tuy đường hoàng bước ra, nhưng cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần cho tương lai ngắn sắp tới, về nội bộ, vấn đề Scotland sẽ ngày một lớn, về bên ngoài, Anh không dễ có đồng minh ngoài Mỹ, việc đưa tàu chiến tới vùng biển quốc tế và nước khác sẽ khiến Anh trực tiếp hứng chịu áp lực chứ không như ngày xưa khi còn đứng trong EU nữa.
Mỹ sẽ phải bước vào thời kỳ suy thoái sức mạnh, khẩu hiệu Nước Mỹ số 1 thời Trump và Nước Mỹ đã trở lại thời Biden là 2 cú dội nước lạnh vào các đồng minh trên thế giới. Những nước còn lại của Nato, của Ngũ Nhãn, của Bốn bên sẽ phải suy ngẫm lại cách ứng xử của Mỹ sau sự kiện rút khỏi Afghanistan, sự xuất hiện của Aukus cho thấy trục đồng minh cốt lõi mới nhất của Mỹ đã lộ diện, các đồng minh trước đây sẽ không thể côt lõi bằng bộ ba này được. Uy tín của Mỹ sau những lần gỡ mặt nạ sẽ định vị lại nước Mỹ giữa thời điểm chưa thể dừng việc in đồng USD và dù có bằng nhiều cách trấn an dư luận là lạm phát chỉ là tạm thời, ai cũng thấy lạm phát rõ ràng là dài hạn. Mỹ cùng lúc sẽ trải qua thời gian kinh tế suy thoái, vị thế quốc tế đi xuống, lực lượng tin tưởng ngày một ít đi, chưa rõ thời gian này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng chắc chắn sẽ không nhanh.
EU càng quyết tâm hơn trong việc xây dựng lực lượng quân đội chung, trước mắt sẽ song hành với Nato, nhưng sau này câu chuyện Nato sẽ dần nhạt, chủ yếu là cách giải quyết giữa Mỹ và Đức, Ý do còn mắc mối quan hệ hậu WW2, nhưng nếu sức mạnh của Mỹ sụt giảm, sự độc lập trong quyết sách của EU tăng lên, nếu các nước khác hậu thuẫn đầy đủ, mối quan hệ này sẽ được giải quyết, dù Mỹ sẽ không dễ buông tay. Các xúc tác của Nga, của TQ sẽ là các đối trọng tác động rất lớn tới quyết định của EU.
Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ phải suy nghĩ rất nhiều sau cuộc bể dâu mang tên hợp đồng tàu ngầm Úc này, những hứa hẹn cam kết về mối quan hệ đồng minh đang nứt rạn và cùng với sự sốt sắng của Anh và Úc, chắc chắn những nước này sẽ có nhiều động thái khác.
Úc với TQ sẽ bước vào một giai đoạn mới, lời cảnh báo của TQ và thái độ cấp tiến của Úc khả năng sẽ dân tới những cú dằn mặt ở cấp độ mạnh hơn. TQ có thể trong thời gian Úc chưa thành hình được lực lượng tàu ngầm hạt nhân, sẽ học chiêu trò từ Nga để dằn mặt trước. Cùng thời điểm chuyện hợp đồng tàu ngầm của Úc, chênh nhau có ít ngày thôi, biên đội tàu chiến của TQ, có khu trục lớp 055 đã tiến vào vùng biển khu vực Alaska, cửa ngõ đi lên Bắc Băng Dương từ Mỹ, một hành động có thể dẫn tới nhiều suy nghĩ và hành động khác. TQ đã nhanh nhảu tìm hiểu Bắc Băng Dương mà không đợi Nga có những tín hiệu khác, sự xuất hiện của biên đội tàu chiến này trước đó là ở Nhật, không loại trừ việc xuất hiện sẽ ở các vùng khác, có thể xuất hiện ở Anh sau khi tàu chiến Anh xâm nhập vùng biển mà TQ đang tranh chấp, cũng có thể xuất hiện ở Guam, Haiwaii hoặc thậm chí ở khu vực biển của Úc. Mỹ hiện chưa có phản ứng gì về việc này, một số lý giải cho rằng vì chính Mỹ chủ trương tự do hàng hải và không thừa nhận UNICLOS nên Mỹ không phản đối, nhưng cũng có một số lý giải cho rằng Mỹ đang gặp quá nhiều vấn đề, Biden hiện chưa biết phải phản ứng thế nào khi nhóm tàu chiến kia xuất hiện trước cửa nhà mình, thêm nữa, nếu sau này chúng xuất hiện ở vùng biển của các nước đồng minh, Anh hoặc Úc, Mỹ sẽ dựa vào UNICLOS hay quan điểm tự do hàng hải của Mỹ để ứng xử. Chi tiết ứng xử của Mỹ sẽ có thể một lần nữa khiến các đồng minh đau đầu suy ngẫm về khái niệm đồng minh mà Mỹ đã và đang khẳng định.
Biển Đông có thể lại thêm 1 con thú ăn thịt nữa mò đến, tương lai xa nếu Úc hình thành lực lượng tàu ngầm kia, ASEAN hoặc đơn lẻ Việt Nam sẽ lại có thêm một kẻ xâm phạm tiềm tàng.