[Funland] Bể hợp đồng tàu ngầm 40 tỉ USD với Úc, Pháp chỉ trích Mỹ ‘đâm sau lưng’

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ct.Thang

Xe tăng
Biển số
OF-644537
Ngày cấp bằng
29/4/19
Số km
1,188
Động cơ
121,227 Mã lực
Tuổi
54
Vẫn cay quả nó sang Vn nó cắt hết đất, cay cay cay
Thằng Pháp lợn này Anh Nga, Đức, Argentina, israel và cả châu phi đều cay nó
Ngày Anh rời EU, Đức than mỗi câu sao để tao lại với thằng Pháp
Ý cụ là nó bắt Triều Nguyễn cắt dần đất Nam Kỳ cho nó á?
 

T91

Xe container
Biển số
OF-136341
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
8,170
Động cơ
449,707 Mã lực
Nơi ở
MU.OFC
KO liên qua nhưng e thấy vụ Nga rút RosNet khỏi VN mà ông CT nước vẫn gọi điện cho lão Tin hói để làm gì các cụ nhể???
Rosneft Bán cổ phần cho một cty cũng của sở hũu của chính phủ nga là gia du pê lu nhép gì đó, chỉ là chuyển túi này sang túi kia vì thằng Rosneft nó đang làm ăn vs Khựa, khách hàng lớn nhất của nó nên nó phải giữ thôi.
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
8,320
Động cơ
365,515 Mã lực
Năm 41-42 Nga cũng bị y như Pháp bị. Tức là cũng bị những mũi thọc sâu-vu hồi bao vây tiêu diệt. Cái hơn của Nga là đất rộng, người đông nên Stalin tha hồ ném quân ra phản công bất chấp thiệt hại khổng lồ.

Sau này thắng rồi thì muốn nói gì chả được. Nào là tính cách Nga, nào là thà chết không lùi...Thực sự thì Đức bắt sống hàng triệu tù binh Nga.
có link ko cụ hay chỉ cào phím cho sướng mồm?
 

dongxanh

Xe buýt
Biển số
OF-742703
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
836
Động cơ
70,719 Mã lực
Em rảnh rỗi đi đọc báo, chứ nghe cạp cạp mãi có lẽ bị điếc thật :))

Bắc Kinh đã thực hiện một số biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu của Australia, từ áp dụng thuế quan đến áp đặt các lệnh cấm và hạn chế khác. Điều đó đã ảnh hưởng đến hàng hóa của Úc bao gồm lúa mạch, rượu vang, thịt bò, bông và than đá. Nói chung, các mặt hàng xuất khẩu được nhắm mục tiêu trị giá khoảng 25 tỷ đô la vào năm 2019, hay 1,3% tổng sản phẩm quốc nội của Úc, theo Viện Lowy có trụ sở tại Úc.

Theo Rajah, sau những hạn chế đó, những mặt hàng tương tự đã tìm thấy các thị trường xuất khẩu khác và thương mại đã tăng khoảng 4,2 tỷ USD, bù đắp phần lớn thiệt hại từ TQ. Rajah cho biết: “Các nhà xuất khẩu than của Úc dường như đã khá thành công trong việc chuyển hướng sang các thị trường khác. Vào tháng 1 năm 2021, xuất khẩu than của Úc sang phần còn lại của thế giới đã tăng 9,5 tỷ đô la về giá trị hàng năm so với trước khi có lệnh cấm, ông nói.

Đáng chú ý, than của Úc ở Ấn Độ đã và đang giành được thị phần, theo Rajah. Marcel Thieliant, nhà kinh tế cấp cao của Australia và New Zealand, cũng đồng tình.

Trong khi xuất khẩu quặng (non-iron) của Úc sang Trung Quốc đã giảm 40% trong năm qua, “các công ty khai thác than đã có thể chuyển các chuyến hàng của họ sang các nước khác,” ông nói. “Kết quả là cuộc xung đột không gây thiệt hại cho nền kinh tế của Úc như nhiều người nghĩ.”

Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng Australia đã gặp khó khăn trong việc vận chuyển thịt bò và rượu vang. Họ cho rằng xuất khẩu chậm lại có thể không chỉ do căng thẳng thương mại với Trung Quốc - nó có thể phần lớn là do vấn đề nguồn cung sau đợt hạn hán gần đây.

Thielant nói với CNBC: “Điều đáng chú ý là xuất khẩu đồng đã không tăng nhiều ngay cả khi giá đồng đã tăng 1/3 so với mức trước đại dịch. “Điều đó cũng cho thấy rằng Úc đã gặp khó khăn trong việc vận chuyển đồng đi nơi khác”.

Nhưng Australia không ngồi im. Họ đang săn lùng các thị trường mới khi quan hệ căng thẳng với Trung Quốc không có dấu hiệu giảm bớt.


 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Nằm mơ giữa ban ngày hả.Thằng Anh là đảo quốc,hải quân vào thời điểm đó chỉ sau Mỹ.Đức bơi phao vượt eo biển hay ván?
Đức thừa hưởng cả đống tàu hải quan Pháp thêm Ý và hải quân Đức chắc ko hơn hẳn Anh à?
Vấn đề anh Le thấy chiếm nước Anh méo được cái gì cho nước Đức mà lại bỏ quá nhiều nguồn lực vào nên chỉ cần bao vây cắt nguồn tiếp tế bắt quy phục là được.Chính vì vậy mới có tàu ngầm tấn công hàng tiếp vận từ Mỹ qua, có không kích vào nước Anh.

Đức cần tài nguyên nhất là dầu mỏ nên phải đánh anh có tài nguyên và LX chính là nơi như thế.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Thằng Úc nó lại chả sợ quá.
Nó cũng thực dụng thấy bà, mà sao nó lại không theo đuôi bọn Pháp, Đức để vuốt ve thằng Tập?
Qua vụ đại dịch này thì Pháp với Đức nó chả sợ tập cặn bã vãi tè.
Úc heo mà thực dụng cái gì. Toàn theo đuôi, trước bị VN vả vỡ mặt chết vô số phải lập bia cúng.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Dọa thì cứ dọa thằng thích đi làm dog thuê cho Mỹ.

Úc muốn bán cho ai thì kệ mẹ nó. Xem bán được cho ai?

Chỉ mong anh Tập cấm vận thằng Úc càng lâu càng tốt. Ngư dân nuôi tôm hùm VN cảm ơn anh lắm lắm :))
Úc heo mà thực dụng cái gì. Toàn theo đuôi, trước bị VN vả vỡ mặt chết vô số phải lập bia cúng.
Cường quốc tầm trung như thằng Úc nó tính thế là bố của chuẩn rồi.
Nó bắt tay với Mỹ chứ ai bắt tay với cường quốc tàu khựa nửa mùa.
Thằng Pháp nó cũng nghĩ chán rồi. Thà nó nghiến răng vì mất hợp đồng tàu ngầm 40 tỷ, còn hơn tự nhiên bỏ cả trăm tỷ đi khắc phục hậu quả con virus do tập ngáo thả vào.
 

Ct.Thang

Xe tăng
Biển số
OF-644537
Ngày cấp bằng
29/4/19
Số km
1,188
Động cơ
121,227 Mã lực
Tuổi
54
Sao Úc ký HD với Pháp năm 2016 mà giờ mới lật kèo thì phải thường cho Pháp 1 mớ nhỉ?
 

KoenigseggPigani

Xe tăng
Biển số
OF-790663
Ngày cấp bằng
17/9/21
Số km
1,271
Động cơ
47,038 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Quận Cầu Giấy
Từ Bắc Phi về Đức thì phải đi qua những đâu hả Cụ? Chưa kể Đức còn phải đánh nhau chí chết với quân Anh ở đó.
Cụ cứ ncuu đi, lịch sử nó ko đơn giản thế đâu
Bản thân Hitle là người cực kỳ am hiểu lịch sử, mê đắm cổ vật, nghệ thuật gửi cả mấy chục tỷ đô đồ quý tại Thuỵ Sĩ giờ bị ẵm hết, lão chả ngu gì sống chết chiếm dc Nga lạnh giá như vậy;
Nếu cụ giờ vẫn coi thời sự, thì chắc cụ biết giờ cả châu Âu đang mua khí đốt với giá trên trời và sắp tới là lên sao hoả vì cái ống dẫn khí đốt của Nga, châu Âu ko hề có trữ lượng để sưởi ấm mùa đông, dầu khí gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Ý của báo Dân trí là tàu khựa cay cú, sợ quắn mít.
Bài Dân trí là dịch từ Global Times trong đó có đoạn
"This would make Australia a potential target for a nuclear strike, because nuclear-armed states like China and Russia are directly facing the threat from Australia's nuclear submarines which serve US strategic demands. Beijing and Moscow won't treat Canberra as "an innocent non-nuclear power," but "a US ally which could be armed with nuclear weapons anytime," the expert said, stressing that AUKUS is putting Australia in danger, and Morrison's ambition could bring destructive consequences to his country if a nuclear war breaks out. "

Nhất là việc dùng ảnh của anh BNG của tàu đang chỉ tay để minh họa làm người đọc cảm nhận tít trên là của BNG của tàu, tức là phát ngôn chính thức của chính phủ TQ! Cái này là cố ý gây hiểm nhầm ngộ nhận cho người đọc.

Báo chí thế này thì...
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Bồn cầu thời báo mà không phải là phát ngôn của tập cặn bã thì em đi đầu xuống đất.
Cái đó là cụ xuy nghĩ.
Còn đã "viết báo" nhất là báo chí ở Việt Nam thì nên viết cho chính xác, nguồn tin rõ ràng . Chứ méo phải dâu ông này cắm bà kia vào như thế.
 

korosan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787197
Ngày cấp bằng
11/8/21
Số km
272
Động cơ
29,956 Mã lực
Tuổi
44
Anh Pháp làm toáng lên kiểu rạch mặt ăn vạ , mới cả làm tí cứu vãn uy tín của chính phủ , cũng như vớt vát tí uy tín quốc gia cho dân Pháp đỡ cười anh Phi Công , về bản chất cái AUKUS cũng chả phải cái gì mới lạ, Mỹ cùng lũ đệ tử đã bắt đầu bàn từ cách đấy cả năm rồi, Nó không chỉ là vấn đề bán vũ khí nữa, nó là một liên minh quân sự, trong đó bao gồm không chỉ là tàu ngầm mà còn bao gồm nhiều hơn rất nhiều như: vấn đề tên lửa , vấn đề phòng thủ không gian, chia sẻ tin tình báo ....... tiếp nữa là vấn đề Mỹ sẽ tăng quân thường trú đóng ở Úc, Tàu Ngầm Mỹ cũng sẽ kéo đến các cảng của Úc, các cuộc tập trân............... Một khi Mỹ đã chấp nhận chia sẽ công nghệ hạt nhân nghĩa là Giới Tư Bản Mỹ đã xoay trục rồi, lúc này kẻ thù nguy hiểm nhất là con ngáo ộp Trung Quốc chứ không phải ngáo ộp Nga nữa, đây là bước ngoặt lớn đối với an ninh thế giới.
Thủ tướng Úc đã từng nói thẳng với anh Phi Công Pháp là vấn đề bây giờ không phải là tàu ngầm, vấn đề bây giờ là an ninh của ÚC với xu thế anh Trung Quốc được miêu tả là " Phát xít mới ở châu Á" . Anh Pháp chỉ muốn bán tàu ngầm và xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương bằng nước bọt , nên Úc cho anh lượn là việc đương nhiên.
Còn Nga chắc cũng sẽ gián tiếp được lợi, nếu giới Tư bản Mẽo xác định đối thủ cần kiềm chế mới là Trung Quốc thì chắc thời gian tới quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Anh Pháp làm toáng lên kiểu rạch mặt ăn vạ , mới cả làm tí cứu vãn uy tín của chính phủ , cũng như vớt vát tí uy tín quốc gia cho dân Pháp đỡ cười anh Phi Công , về bản chất cái UKUS cũng chả phải cái gì mới lạ, Mỹ và cũng lũ đệ tử đã bắt đầu bàn từ cách đấy cả năm rồi, Nó không chỉ là vấn đề bán vũ khí nữa, nó là một liên minh quân sự, trong đó bao gồm không chỉ là tàu ngầm mà còn bao nhiều hơn rất nhiều như: vấn đề tên lửa , vấn đề phòng thủ không gian, chia sẻ tin tình báo ....... tiếp nữa là vẫn đề Mỹ sẽ tăng quân thường trú đóng ở Úc, Tàu Ngầm Mỹ cũng sẽ kéo đến các cảng của úc, các cuộc tập trân............... Một khi Mỹ đã chấp nhận chia sẽ công nghệ hạt nhân nghĩa là Giới Tư Bản Mỹ đã xoay trục rồi, lúc này kẻ thù nguy hiểm nhất là con ngáo ộp Trung Quốc chứ không phải ngáo ộp Nga nữa, đây là bước ngoặt lớn đối với an ninh thế giới.
Thủ tướng Úc đã từng nói thẳng với anh Phi Công Pháp là vấn đề bây giờ không phải là tàu ngầm, vấn đề bây giờ là an ninh của ÚC với xu thế anh Trung Quốc được miêu tả là " Phát xít mới ở châu Á" . Anh Pháp chỉ muốn bán tàu ngầm và xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương bằng nước bọt , nên Úc cho anh lượn là việc đương nhiên.
Còn Nga chắc cũng sẽ gián tiếp được lợi, nếu giới Tư bản Mẽo xác định đối thủ cần kiềm chế mới là Trung Quốc thì chắc thời gian tới quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
Nó là một dạng NATO ở Thái Bình Dương mà cụ.
Nhưng thằng LX ngày xưa còn có cả khối Đông Âu.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Ừ thì thằng dân trí dốt, nhưng mà chứng tỏ là khựa cay cú.
Cay cú hay không chỉ là bài tham luận của 1 cá nhân, nó không phải là phát ngôn chính thức từ 1 cơ quan chính thức nào của tàu.
2 chuyện rất khác nhau...đừng lấy ý kiến của 1 cá nhân rùi vu cho cả 1 nước, 1 CQ như thế.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,831
Động cơ
410,731 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vẫn cay quả nó sang Vn nó cắt hết đất, cay cay cay
Thằng Pháp lợn này Anh Nga, Đức, Argentina, israel và cả châu phi đều cay nó
Ngày Anh rời EU, Đức than mỗi câu sao để tao lại với thằng Pháp
Ý cụ là nó bắt Triều Nguyễn cắt dần đất Nam Kỳ cho nó á?
Từ năm 1870 đến 1900 Pháp đã "điều chỉnh" lãnh thổ Việt nam của nhà Nguyễn như thế này:

- Cắt toàn bộ tỉnh Swayrieng (3.000km2) cho Camphuchia. Đây là 1 vụ cắt đất rất tệ hại vì nó tạo ra 1 mũi dao chọc thẳng vào Sài gòn:
Svay1.png


2. Cắt toàn bộ vùng bắc kênh Vĩnh tế (khoảng 800 km2) cho Campuchia, khiến VN bị mất 1 vùng đất ruộng cao rất màu mỡ và đẩy thành phố Hà tiên ra sát biên giới.

3. Cắt vùng Trấn Biên cho Lào (hiện nay là 1 phần tỉnh Xieng khoảng) khiến Việt nam bị lõm vào 1 góc ở Miền trung:
BacVN_LI.jpg

Vùng gạch xanh là Trấn Biên, bị Pháp cắt sang Lào năm 1893.

4. Cắt các tổng Tụ long (Hà giang) 750 km2 và Bát tràng (Quảng yên) khoảng 220km2 cho Trung quốc (1887). Đổi lại, Pháp được nhà Thanh cắt cho đảo Cô tô. VÌ vụ cắt đất này mà TQ mới có dân tộc Kinh nói tiếng Việt ở gần Phòng thành.

5. Năm 1895 Pháp ép được nhà Thanh cắt vùng đất cực Tây bắc cho VN, chiếm khoảng 3/5 tỉnh Lai châu và Điện biên hiện nay.

Tóm lại, Pháp có cắt đi và cũng có lấy thêm đất cho Việt nam, nhưng đặc điểm là các vùng cắt đi toàn vùng ngon lành, lấy về được 1 vùng thì lại quá khó phát triển.
Tệ nhất là 2 vụ cắt tỉnh Swayrieng và Bắc Vĩnh tế, VN vừa mất đất tốt vừa mất thế chiến lược quân sự.
 
Chỉnh sửa cuối:

thangmh

Xe tăng
Biển số
OF-83424
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
1,350
Động cơ
283,362 Mã lực
Cụ cứ ncuu đi, lịch sử nó ko đơn giản thế đâu
Bản thân Hitle là người cực kỳ am hiểu lịch sử, mê đắm cổ vật, nghệ thuật gửi cả mấy chục tỷ đô đồ quý tại Thuỵ Sĩ giờ bị ẵm hết, lão chả ngu gì sống chết chiếm dc Nga lạnh giá như vậy;
Nếu cụ giờ vẫn coi thời sự, thì chắc cụ biết giờ cả châu Âu đang mua khí đốt với giá trên trời và sắp tới là lên sao hoả vì cái ống dẫn khí đốt của Nga, châu Âu ko hề có trữ lượng để sưởi ấm mùa đông, dầu khí gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài
Đại khái là khoảng 40% dầu mỏ và 30% khí đốt của Đức là từ Nga. Đức mạnh về kỹ thuật nhưng hơn 90% năng lượng là nhập khẩu vì ko có mỏ. LX và nay là Nga vẫn chứng minh là nhà cc đáng tin cậy. Kể cả trong thời chiến tranh lạnh thì hàng vẫn chảy đều qua Đức. Giờ mọc ra mấy ông Ba Lan U cà suốt ngày chọc gậy bánh xe thì ông Đức ông ý chả làm cái đường ống mua trực tiếp từ thằng sản xuất, bỏ qua đội gian thương trung gian, thì cũng là lẽ tự nhiên thôi.
 

caimon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-779699
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
61
Động cơ
34,040 Mã lực

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
121
Động cơ
297,796 Mã lực
Hồi năm tháng 4 năm 2019 báo chí chính thống của Úc đã đăng bài, nói về "sự khác biệt văn hóa" giữa Úc và Pháp trong dự án tầu ngầm trị giá 50 tỷ (đô Úc, link bên dưới). Đại khái là người Úc tôn trọng sự chính xác về giờ giấc, trong khi người Pháp luôn "cao su một cách ngoại giao". Hai là người Úc vốn cũng không phải là chăm chỉ cho lắm nhưng không thể hiểu và chấp nhận được cách làm việc của người Pháp với bữa trưa kéo dài hàng tiếng. Người Úc thẳng thắn, trực diện khi trao đổi công việc còn người Pháp thì thường khéo léo "tìm cách hiểu nhau và giải quyết vấn đề" khi tranh luận. Người Úc cũng rất ngạc nhiên và thấy khó chịu về việc dự án năm nào cũng bị gián đoạn 1 tháng khi người Pháp đồng loạt nghỉ hè nguyên tháng 8. Nhập gia tùy tục nên người Úc khó chấp nhận sự khác biệt này, người Pháp thì coi mình đang nắm trong tay quân Át chủ bài nên cứ nghĩ người Úc sẽ phải theo cuộc chơi theo cách do người Pháp điều khiển.

Đó là những vấn đề ''nhỏ" và nằm ''ngoài lề" dự án. Giờ việc Úc hợp tác với Mỹ - Anh, cho Pháp nghỉ chơi cũng không có gì lạ. Úc trông hiền hiền vậy thôi chứ họ cực kỳ tỉnh táo và nhanh nhậy trong việc thay đổi chính sách, từ chính sách nhập cư cho đến chính trị, quốc phòng, kinh tế. Dân Úc cũng khá nóng tính khi nói đến sự công bằng, tôn trọng, tính hợp lý/hợp pháp và không bao giờ chấp nhận sự bất bình đẳng. Mấy chục tỷ đô so với tiềm lực kinh tế của Úc thì không phải là số tiền lớn.

Có khá nhiều nguyên nhân "có thể nhìn thấy" lý giải cho việc Úc thay ngựa giữa dòng này:

- Sự hiếu chiến của TQ trong thời gian gần đây trong nhiều vụ việc: điều tra nguồn gốc covid, TQ tung ảnh giả mạo nhạo báng Úc (thủ tướng Úc đã nói người Úc không bao giờ chấp nhận và tha thứ về việc này), việc TQ hành xử ở Hong Kong, với Đài Loan, ở biển Đông, hàng loạt động thái cấm/giảm nhập hàng từ Úc một cách đơn phương và vô lý. Dân Úc đa số ủng hộ việc chính phủ Úc cứng rắn với TQ, xuất khẩu rượu vang, tôm hùm, thịt bò...không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và cuộc sống của dân Úc. Quặng sắt TQ vẫn mua và phải trả giá cao trong một thời gian khá dài tuy mấy tuần gần đây giá quặng có giảm nhiều. Tuy xuất khẩu quặng sắt mang về nhiều tiền nhưng Úc có nền kinh tế chủ yếu dựa vào dịch vụ nên họ không lo lắng lắm. TQ càng cấm về mặt này, Úc càng tìm cách đối phó lại mạnh hơn. Thật ra cũng không phải là hay khi tình hình đối đầu Úc - TQ ngày càng leo thang.
- Anh Quốc tách khỏi EU thành công đã khiến cho Anh - Úc xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Người Úc có lẽ cũng nhận thấy về lâu dài (bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa...) với người Anh có lẽ cũng dễ chịu hơn so với người Pháp do khác biệt về văn hóa, cung cách làm việc, cách nhìn nhận vấn về, lối suy nghĩ.
- Biden cũng thân thiện với Úc (và cả thế giới nói chung) hơn so với Chăm.
- Công nghệ tàu ngầm mà Mỹ gần đây mới chịu chia sẻ.
- Scott Morrison là một lãnh đạo khá cứng rắn và dám làm.
- Trước giờ dân Úc phản đối công nghệ hạt nhân, và có thể vi thế tầu ngầm sử dụng công nghệ hạt nhân không được ưu tiên lựa chọn khi dự án tầu ngầm được đưa ra thảo luận, duyệt thầu. Nhưng giờ thời thế thay đổi và người Úc nhận thấy việc tăng cường sức mạnh phòng vệ quân sự quan trọng hơn việc bảo tồn một nước Úc "phi hạt nhân".
- Úc ra điều kiện ngay từ đầu rằng việc đóng tàu ngầm phải diễn ra ở Úc và sử dụng nguồn nhân công Úc, Pháp có thể đã không đáp ứng được điều kiện này nên dự án chậm tiến độ. Úc có thể vin vào điều này làm lý do hủy hợp đồng.
- Khi Chăm lên nắm quyền có thái nguội lạnh với liên minh với Úc (vì dụ khi nói Mỹ chấp nhận trao đổi người tỵ nạn từ Úc là thiệt cho Mỹ, dù trên thực tế mấy chục hay mấy trăm người tỵ nạn không đáng kể, Úc mượn tay Mỹ để cảnh cáo và ngăn ngừa làn sóng nhập cư bất hợp pháp đến Úc, chứ không có ý nhờ Mỹ nuôi hộ số người tỵ nạn kia). Động thái này của Mỹ đã dạy cho Úc một bài học phải tự mình tăng cường tiềm lực của chính mình thay vì trông chờ vào sự can thiệp từ Mỹ như bấy lâu nay họ tin tưởng.

Còn về phía người Pháp, họ lu loa lên, nói rằng họ bị đâm sau lưng, là bịa đặt "kiểu Pháp". Hoặc là họ quá cao ngạo mà mất đi sự tỉnh táo, thiếu quan sát tình hình đại cục cũng như phản ứng của Úc về những điều "nhỏ nhặt" liên quan đến dự án. Điều này hơi khó xảy ra khi Pháp trước giờ không phải là tay mơ về chính trị cũng như về tình báo. Hoặc là người Pháp hoàn toàn biết về việc thay ngựa giữa dòng của Úc, đã cố gắng để đảo chiều nhưng không xong, đành quay ra vờ vịt một cách lịch sự và đúng phong cách ngoại giao kiểu Pháp.

Người Úc, khi họ tin việc họ cần làm là vì lợi ích quốc gia, họ có đủ tiềm lực tài chính , có các mối quan hệ liên minh cần thiết và chính phủ có sự hậu thuẫn từ người dân thì không có gì họ không thể hoặc không dám làm. Đây là một đòn khá đau cho Pháp, không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn về uy tín quốc tế.

Một số link liên quan:
Cultural clashes dividing French, Australian officials working on $50 billion 'attack class' submarine program - ABC News

Here's why the news about Australia getting nuclear submarines with the help of the US and UK is a big deal - ABC News

Australia to pursue nuclear-powered submarines through new trilateral enhanced security partnership | Prime Minister of Australia (pm.gov.au)
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,883
Động cơ
493,502 Mã lực
Pháp bị cancel thì cũng không oan đâu, bọn được trang bị khăn mùi xoa trắng cũng truyền thống lật lọng hủy hợp đồng chứ có gì. Quan trọng về phía Úc đây là vụ chỉ định thầu trắng trợn. Úc hoàn toàn không có hậu cần và hạ tầng cho tàu ngầm hạt nhân, ngay cả đồng minh thân tín Neuseeland cũng cấm không cho tàu hạt nhân đi qua vùng biển của họ. Sau vụ này thì Úc nuôi con nghiện dài dài. Các cường quốc có tàu ngầm hạt nhân đều tự phát triển, có hạ tầng nên chi phí vận hành thấp hơn. Nhớ hồi bọn Úc mở thầu, Đức tưởng thắng đến nơi rồi, sau đó BT BNG Pháp sang, công ty Đức cứ trách ông BT Đức không chịu sang làm mất Deal, chắc giờ Đức cười mỉm. Bọn Pháp thì cơ bản hàng là cái tàu ngầm hạt nhân, nhưng tháo lò ra, cho công nghệ AIP của họ vào, cũng tốn kém cho thiết kế. Mỹ năm đó thì đứng ngoài, vì tàu ngầm thông thường đã lâu Mỹ không còn chế tạo. Năm đó còn có thằng Hàn nữa. Nhưng Hàn là công nghệ Đức chuyển giao
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top