Liên tiếp những thông tin vui cho thị trường BĐS Hà Nội như: Tài chính BĐS nới rộng, Ngân hàng Nhà nước cam kết thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động tiền đồng 14% một năm và đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực SXKD thông thường xuống 17 - 19%/năm từ giữa tháng 9.
Giao dịch đã dần trở lại với số lượng và chất lượng đáng lạc quan. Nhiều ý kiến cho rằng, tháng 9 sẽ là tháng đáng hy vọng cho địa ốc Hà Nội.
Khách bớt e dè, hàng bán chạy
Khảo sát tại nhiều khu vực ngoài nội đô Hà Nội như Hoài Đức, Vân Canh, Văn Phú, Xa La, Mê Linh, Vĩnh Yên đều cho thấy giao dịch đã trở lại mức trung bình và có xu hướng tăng. Không còn tâm lý “đắp chăn” trong tháng 7 mưa ngâu, nhiều khách hàng, nhà đầu tư đã mạnh dạn nới hầu bao vào các sản phẩm đất nền tại những khu vực này do giá BĐS sau hơn 3 tháng lao dốc đã ở mức khá hấp dẫn, thậm chí nhiều dự án giá đất đã ở mức rẻ. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư, người mua nhà đã bắt đầu “xuống tiền” mua vào những lô đất có giá cạnh tranh trên thị trường. Điển hình là dự án KĐTM Văn Khê được giao dịch sôi nổi ở mức 80 - 83 triệu đồng/m2, dự án KĐTM An Hưng, giá liền kề đường nhỏ 65 - 68,5 triệu đồng/m2, đường to 70 - 75 triệu đồng/m2. Tương tự là khu Văn Phú với nhiều lô đất đường to ô tô vào được có giá ngót nghét 60 triệu đồng/m2, đường nhỏ 54 - 55 triệu đồng/m2. Biệt thự KĐTM Dương Nội giảm còn 54 - 55 triệu đồng/m2. Đất liền kề dự án Thanh Hà A, B của Cienco 5 khoảng 27 -29 triệu đồng/m2 tùy vị trí, đất dự án Vân Canh (Hoài Đức, Hà Tây) với mức giá khá rẻ 40 triệu đồng/m2 vị trí lô góc, đường to (giảm hơn 20 triệu đồng/m2 so với thời điểm đầu năm)… Rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng bởi giá đất nền cũng như dự án tại đây đều chung một chiều giảm giá sâu kèm những chính sách bán hàng không thể hấp dẫn hơn. Thị trường nằm trong tay người mua, tâm lý thoải mái chọn hàng xuống tiền đã giúp khai thông tầm nhìn chiến lược cho nhiều nhà đầu tư chiến lược. Không ít khách đầu tư tầm trung đang dần “ngó nghiêng” khu vực Mê Linh, Phúc Yên với những dự án KĐT sinh thái, nghỉ dưỡng gần đầm Và, hồ Đại Lải nhằm tính tới khả năng sinh lời trong tương lai xa thay vì “đánh bắt gần bờ” và “ăn xổi”.
Dậy sóng vào tháng 9?
Đến lúc này, nhiều chuyên gia kinh tế và kinh doanh BĐS đã đúc kết về tương lai của thị trường BĐS trong tương lai gần (từ giờ tới cuối năm nay) với xu hướng dậy sóng. Xin dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Huy - Trợ lý Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường để minh chứng cho điều này, giá BĐS sẽ khó có thể giảm nữa vì vậy nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ bắt đáy thị trường trong tháng 7 âm lịch, chờ cơ hội phục hồi sau khi chính sách tài chính, tiền tệ được công bố. Được biết, hiện có luồng tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng đang chờ sẵn, chưa kể dòng tiền chốt lời từ vàng đã bắt đầu chuyển dần sang chứng khoán, BĐS. Nếu đúng quy luật mọi năm sau sóng vàng, USD sẽ đến BĐS. Cùng chung nhận định này với ông Huy, ông David Blackhall - Phó TGĐ của VinaCapital dự báo, thị trường đã có một số dấu hiệu tốt như: Lạm phát có xu hướng giảm vào cuối năm ở mức khoảng 15%, do đó lãi suất sẽ giảm. Dòng tiền dùng để đổi vàng sẽ giảm xuống, nguồn tiền cho các ngân hàng sẽ được cải thiện. Những tín hiệu này ảnh hưởng tốt đến thị trường, BĐS sẽ có tính thanh khoản tốt hơn, giúp thị trường ấm trở lại… Bên cạnh đó, còn một yếu tố rất đáng chú ý là dòng tiền từ nước ngoài đổ vào BĐS Việt Nam thường gia tăng mạnh trong quãng thời gian từ giữa quý III và 2 tháng đầu quý IV như một quy luật bất thành văn. Theo chia sẻ của một lãnh đạo Cty địa ốc NewDayLand (đề nghị không nêu tên), quy luật này chưa hề sai trong nhiều năm qua. Cụ thể, trong năm 2010, lượng tiền từ nước ngoài đổ vào lĩnh vực BĐS Việt Nam chiếm tới 30% tổng giá trị giao dịch địa ốc trong nước và dòng tiền này mạnh nhất vào cuối tháng 9 cho tới tháng 11 hàng năm. Năm nay cũng sẽ không ngoài quy luật đó, vì vậy, nếu nhà đầu tư nào tinh ý và quyết đoán sẽ thắng lớn với điều kiện nhìn nhận đúng dòng sản phẩm đang đáp ứng nhu cầu thực trong phân khúc tầm trung.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu: Trong khi căn hộ cao cấp đang gặp nhiều khó khăn thì phân khúc nhà giá trung bình lại trở thành xương sống của thị trường. Đây cũng là nơi trú ẩn cho các DN BĐS trong giai đoạn khó khăn. Rất nhiều DN BĐS tại TP.HCM đã bắt đầu quan tâm, định hướng đầu tư cho thị trường nhà giá trung bình, diện tích vừa phải 45 -80m2. Các đơn vị này chuyên xây căn hộ có diện tích nhỏ, có giá thành 10 -15 triệu đồng/m2 và luôn được thị trường đón nhận nồng nhiệt, đối tượng ưa chuộng loại hình căn hộ này là trí thức trẻ, những người mới lập gia đình, công chức. DN đang chuyển hướng sang căn hộ giá trung bình, lợi nhuận ít nhưng bền vững...
Báo Xây Dựng
Giao dịch đã dần trở lại với số lượng và chất lượng đáng lạc quan. Nhiều ý kiến cho rằng, tháng 9 sẽ là tháng đáng hy vọng cho địa ốc Hà Nội.
Khách bớt e dè, hàng bán chạy
Khảo sát tại nhiều khu vực ngoài nội đô Hà Nội như Hoài Đức, Vân Canh, Văn Phú, Xa La, Mê Linh, Vĩnh Yên đều cho thấy giao dịch đã trở lại mức trung bình và có xu hướng tăng. Không còn tâm lý “đắp chăn” trong tháng 7 mưa ngâu, nhiều khách hàng, nhà đầu tư đã mạnh dạn nới hầu bao vào các sản phẩm đất nền tại những khu vực này do giá BĐS sau hơn 3 tháng lao dốc đã ở mức khá hấp dẫn, thậm chí nhiều dự án giá đất đã ở mức rẻ. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư, người mua nhà đã bắt đầu “xuống tiền” mua vào những lô đất có giá cạnh tranh trên thị trường. Điển hình là dự án KĐTM Văn Khê được giao dịch sôi nổi ở mức 80 - 83 triệu đồng/m2, dự án KĐTM An Hưng, giá liền kề đường nhỏ 65 - 68,5 triệu đồng/m2, đường to 70 - 75 triệu đồng/m2. Tương tự là khu Văn Phú với nhiều lô đất đường to ô tô vào được có giá ngót nghét 60 triệu đồng/m2, đường nhỏ 54 - 55 triệu đồng/m2. Biệt thự KĐTM Dương Nội giảm còn 54 - 55 triệu đồng/m2. Đất liền kề dự án Thanh Hà A, B của Cienco 5 khoảng 27 -29 triệu đồng/m2 tùy vị trí, đất dự án Vân Canh (Hoài Đức, Hà Tây) với mức giá khá rẻ 40 triệu đồng/m2 vị trí lô góc, đường to (giảm hơn 20 triệu đồng/m2 so với thời điểm đầu năm)… Rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng bởi giá đất nền cũng như dự án tại đây đều chung một chiều giảm giá sâu kèm những chính sách bán hàng không thể hấp dẫn hơn. Thị trường nằm trong tay người mua, tâm lý thoải mái chọn hàng xuống tiền đã giúp khai thông tầm nhìn chiến lược cho nhiều nhà đầu tư chiến lược. Không ít khách đầu tư tầm trung đang dần “ngó nghiêng” khu vực Mê Linh, Phúc Yên với những dự án KĐT sinh thái, nghỉ dưỡng gần đầm Và, hồ Đại Lải nhằm tính tới khả năng sinh lời trong tương lai xa thay vì “đánh bắt gần bờ” và “ăn xổi”.
Dậy sóng vào tháng 9?
Đến lúc này, nhiều chuyên gia kinh tế và kinh doanh BĐS đã đúc kết về tương lai của thị trường BĐS trong tương lai gần (từ giờ tới cuối năm nay) với xu hướng dậy sóng. Xin dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Huy - Trợ lý Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường để minh chứng cho điều này, giá BĐS sẽ khó có thể giảm nữa vì vậy nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ bắt đáy thị trường trong tháng 7 âm lịch, chờ cơ hội phục hồi sau khi chính sách tài chính, tiền tệ được công bố. Được biết, hiện có luồng tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng đang chờ sẵn, chưa kể dòng tiền chốt lời từ vàng đã bắt đầu chuyển dần sang chứng khoán, BĐS. Nếu đúng quy luật mọi năm sau sóng vàng, USD sẽ đến BĐS. Cùng chung nhận định này với ông Huy, ông David Blackhall - Phó TGĐ của VinaCapital dự báo, thị trường đã có một số dấu hiệu tốt như: Lạm phát có xu hướng giảm vào cuối năm ở mức khoảng 15%, do đó lãi suất sẽ giảm. Dòng tiền dùng để đổi vàng sẽ giảm xuống, nguồn tiền cho các ngân hàng sẽ được cải thiện. Những tín hiệu này ảnh hưởng tốt đến thị trường, BĐS sẽ có tính thanh khoản tốt hơn, giúp thị trường ấm trở lại… Bên cạnh đó, còn một yếu tố rất đáng chú ý là dòng tiền từ nước ngoài đổ vào BĐS Việt Nam thường gia tăng mạnh trong quãng thời gian từ giữa quý III và 2 tháng đầu quý IV như một quy luật bất thành văn. Theo chia sẻ của một lãnh đạo Cty địa ốc NewDayLand (đề nghị không nêu tên), quy luật này chưa hề sai trong nhiều năm qua. Cụ thể, trong năm 2010, lượng tiền từ nước ngoài đổ vào lĩnh vực BĐS Việt Nam chiếm tới 30% tổng giá trị giao dịch địa ốc trong nước và dòng tiền này mạnh nhất vào cuối tháng 9 cho tới tháng 11 hàng năm. Năm nay cũng sẽ không ngoài quy luật đó, vì vậy, nếu nhà đầu tư nào tinh ý và quyết đoán sẽ thắng lớn với điều kiện nhìn nhận đúng dòng sản phẩm đang đáp ứng nhu cầu thực trong phân khúc tầm trung.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu: Trong khi căn hộ cao cấp đang gặp nhiều khó khăn thì phân khúc nhà giá trung bình lại trở thành xương sống của thị trường. Đây cũng là nơi trú ẩn cho các DN BĐS trong giai đoạn khó khăn. Rất nhiều DN BĐS tại TP.HCM đã bắt đầu quan tâm, định hướng đầu tư cho thị trường nhà giá trung bình, diện tích vừa phải 45 -80m2. Các đơn vị này chuyên xây căn hộ có diện tích nhỏ, có giá thành 10 -15 triệu đồng/m2 và luôn được thị trường đón nhận nồng nhiệt, đối tượng ưa chuộng loại hình căn hộ này là trí thức trẻ, những người mới lập gia đình, công chức. DN đang chuyển hướng sang căn hộ giá trung bình, lợi nhuận ít nhưng bền vững...
Báo Xây Dựng
Chỉnh sửa cuối: