Ngược lại, phải đặt câu hỏi là, tại sao nó lừa đơn giản vậy mà vẫn thành công, bác ạ.
Chưa kể việc, những cái đó cũng đầy trên mạng rồi.
không đơn giản đâu cụ ạ, nghe mô tả trên này thấy ngây ngô, rồi mình xem lướt qua và bình luận là dân trí thấp, tham, không update tri thức, thời sự thì chết, bệnh tật gì...
nhưng thực tế nó là một màn thao túng tâm lý ở tầm nghệ thuật cao nhất, trí tuệ dàn dựng, câu từ nghiệp vụ, tình huống...gần như hoàn hảo, đánh vào lòng tham không nhiều đâu, mà chủ yếu chúng đánh vào sự mong cầu lương thiện, không muốn rắc rối với pháp luật, tấm lòng với người thân, con cái, trách nhiệm với cộng đồng, cơ quan, chính quyền...., (bởi cái gốc là thông tin và luồng suy nghĩ tình huống khi chúng giăng câu, phản ứng của người bị hại, chúng nắm rõ các bước như lòng bàn tay), mà nếu ai chưa được cảnh báo thì 90% là sập bẫy....
có cảm giác các biên kịch viên của các nhóm lừa đảo này có xuất thân từ xxx và cựu nhân viên ngân hàng, cựu nhân viên an ninh-an toàn mạng rất nhiều....
VD một Kịch bản:
- Gia đình có con trai học lớp 12, đến hạn nhập ngũ;
- Chúng mạo nhận BCH QS Quận gửi công văn về trường cấp 3 nơi các cháu học nói về việc xác thực thông tin, xác nhận nhập ngũ hoặc tạm hoãn;
- Vài hôm sau, bọn lừa đảo gọi cho cháu, nói cháu nói phụ huynh là BCH Quân sự Quận, yêu cầu T7 hoặc CN này đưa cháu lên để làm xác thực thông tin cá nhân, gọi nhập ngũ, có số liên hệ của cán bộ phụ trách;
- Cháu nói với bố hoặc mẹ "LH chú A - sđt, BCH Quân sự huyện...đã có công văn gửi về Trường", chỗ này mà xong là 90% bố hoặc mẹ đã hết cảnh giác rồi, nếu như chưa được ai kể bị lừa kiểu này;
- Phụ huynh cháu gọi điện thoại cho chú A, và đc hướng dẫn là thời gian rất gấp, để BCH Quân sự hoàn thành nhiệm vụ này, CN này đưa cháu lên; Do lượng các cháu quá đông, tránh xếp hàng, chờ lâu, cán bộ sẽ cho một cán bộ khác (Công nghệ thông tin) hướng dẫn gia đình đăng ký thủ tục, khai hồ sơ, lấy số hồ sơ điện tử để hôm sau khỏi phải xếp hàng ở cổng giao dịch của BCH Quân sự tỉnh thành, hoặc cổng dịch vụ công, cổng VNEID, và đều là cổng thật, nên người dân càng mất cảnh giác;
- Cán bộ CNTT gọi và kết bạn zalo, trao đổi phụ huynh, hướng dẫn (chỗ này rất nhiều nghiệp vụ, chúng thậm chí còn nói do lượng phụ huynh quá đông cần hỗ trợ, nên chúng hẹn giờ, phụ huynh còn phải chờ ngóng chúng gọi, trong quá trình giao tác, chúng tạo cảm giác như một phòng đang tác nghiệp, trao đổi lẫn nhau, hỗ trợ nhau, rồi trao đổi bên CA khu vực, bên kế toán thu phí, rồi nghe rõ cán bộ khác đang tư vấn cho phụ huynh khác... các kiểu);
- Tiếp tục hướng dẫn con mồi đăng ký trên cổng giả mạo, app giả mạo, và chúng chiếm quyền điều khiển điện thoại âm thầm rồi...
- Đoạn quan trọng nhất, Quyết định nhất là hướng dẫn con mồi thanh toán tiền phí hồ sơ, 20,000 VNĐ qua thanh toán online, và lúc này là lúc kết liễu...