- Biển số
- OF-191532
- Ngày cấp bằng
- 26/4/13
- Số km
- 17,812
- Động cơ
- 479,198 Mã lực
Cựu CEO FPT: Các bạn trẻ phải bị chửi rất sớm thì mới thành công được!
01/03/2017 15:38 GMT+7
Cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam chia sẻ về thành công: “41 tuổi đầu, đó là lần đầu tiên tôi bị “chửi””.
Không bàn những chuyện “đao to búa lớn” về công việc kinh doanh cũng như mục tiêu tham vọng toàn cầu của FPT, "hóm hỉnh" có lẽ đã trở thành thương hiệu của cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam. Ông luôn tươi cười, pha trò khích lệ, khơi dậy những kinh nghiệm cũng như khát vọng làm giàu trong trái tim những người trẻ tuổi. Chia sẻ với Người đưa tin, làm kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào, để thành công lúc nào cũng phải luôn vui vẻ, lạc quan “miễn sao là được việc”. Ở FPT có quy luật “bất thành văn”: Bất kể việc gì buồn cười thì đều không có tội. “Nghiêm túc mà được việc thì tốt nhưng hài hước mà được việc thì tốt hơn”.
Ông Nguyễn Thành Nam - cựu CEO FPT. Ảnh: Soha
Câu chuyện sang Nhật Bản vào khoảng năm 2002, thời còn giữ cương vị Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm của FPT, ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ với Trí thức trẻ: “41 tuổi đầu, đó là lần đầu tiên tôi bị “chửi” ”.
Ông Nam trước là học sinh Khối chuyên Toán, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khóa 11. Đến năm 1988, ông bảo vệ luận án tiến sĩ toán tại trường Đại học Lomonosov, Liên Xô.
Khi về nước, ông cùng 12 người khác, đứng đầu là ông Trương Gia Bình sáng lập CTCP FPT.
“Đối với lớp học sinh giỏi như chúng tôi. Đây là lần đầu tiên bị “chửi”. Đi học thì học giỏi nhất lớp, chỉ được khen. Đi làm thì người ta ngưỡng mộ. Vậy mà khi sang Nhật, làm ở một công ty tép riu cũng bị họ chửi là ngu”.
“Họ nói với chúng tôi: Hoặc các ông là loại ngu nhất công ty được cử sang đây. Hoặc là công ty ông toàn người ngu nên những người giỏi nhất mới ngu thế này”, ông Nam kể lại câu chuyện của FPT hồi mới sang Nhật.
Ông cũng thừa nhận so với các kỹ sư bên Nhật, những người FPT lúc đó trình độ còn thua xa. Nhưng khi bị chửi như vậy, nếu vì chút tự ái bỏ về nước thì người thiệt chính là mình.
“Tôi đã hỏi lại họ rằng: Tôi “ngu” chỗ nào, chỉ cho tôi với? Làm thế nào để lần sau đỡ “ngu” đi? Và người ta đã bắt đầu dạy cho chúng tôi”, ông Nam nhớ lại.
“Việc bị “chửi” suốt ngày, “chửi” tới mức xấu hổ thì chúng ta mới học được nhiều điều. Còn ở nhà chúng tôi là nhất rồi, đi đâu người ta cũng ngưỡng mộ thì học được gì?”
Ông Nam cũng nhắc lại lời của Chủ tịch HĐQT Infosys (Ấn Độ) chia sẻ với đội ngũ FPT: Mỗi 1 USD kiếm được ở nước ngoài chúng ta sẽ kiếm thêm được 5 USD tri thức mà không ai dạy được ở nước nhà. Tất cả tri thức về quản trị, công nghệ người ta truyền cho mình mà không mất chi phí. Đấy là con đường học nhanh nhất.
“Lần tôi bị các bạn Nhật “chửi” cũng là lần đầu tiên bị chửi. Lúc ấy tôi 41 tuổi. Các bạn trẻ phải bị chửi từ rất sớm thì mới thành công được. Nếu bị chửi liên tục thì khả năng cao là ở tuổi 30, các bạn đã thành công, chứ không thành công muộn như ở tuổi tôi”.
“Môi trường càng khắc nghiệt càng là cơ hội tốt để chúng ta học hỏi”, ông Nam đúc kết.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/cuu-ceo-fpt-cac-ban-tre-phai-bi-chui-rat-som-thi-moi-thanh-cong-duoc-359082.html