Có người vẫn nghĩ VPF là cơ quan của NN, làm khó HAGL vì lợi ích nhóm và chia chác.
Chia sẻ bác bài viết từ nguồn FB. (Mê Trải Nghiệm)
Anh Đức và VPF
Đội bóng HAGL có nhà tài trợ mới là nhãn hàng nước tăng lực Carabao. Giải V-League 1 có nhà tài trợ cũng là một nhãn hàng nước tăng lực, Night Wolf thuộc công ty Sâm Ngọc Linh. Công ty VPF quản lý giải V-League 1 gửi giấy đến bảo HAGL không được quảng cáo nước tăng lực vì “đụng hàng” với nhà tài trợ của giải. Ông Đức chủ đội HAGL bảo đội bóng sống nhờ tài trợ, không có tài trợ làm sao có tiền hoạt động, VPF không cho quảng cáo nước tăng lực thì HAGL nghỉ đá. Thanh niên cứng. Hay!!!
1. Khi trước, VFF (Liên đoàn bóng đá VN) quản lý trực tiếp giải V-League. Ông bầu các đội bảo thế là không fair, vì các đội bóng nai lưng ra đá, kinh doanh, trả lương, VFF không góp gì, nhưng VFF lại được nắm quyền tổ chức, quyết định cách chơi và hưởng lợi. Các ông bầu đòi lập ra một công ty cổ phần quản lý và tổ chức giải V-League, tách hẳn khỏi LĐBĐ, như bên Anh. Nếu không, các đội sẽ bỏ không tham gia V-League, lập giải riêng đá với nhau. VFF không đồng ý, nhưng chính phủ và bộ thể thao ủng hộ các ông bầu, nên VPF (Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN) được thành lập. Lúc đó, cầm đầu nhóm ông bầu là ông Kiên, một trong số ít người có đặc quyền phi xe vào nhà thủ tướng mà không cần hẹn trước (cách đây hơn 10 năm, một ông bạn nhà báo chỉ vì viết cái ý tương tự thế này mà bị cắt chức, thu thẻ nhà báo).
2. Bên Anh, công ty cổ phần Premier League có 20 cổ đông là 20 CLB dự giải Premier League hàng mùa. LĐBĐ Anh FA không nắm cổ phần, chỉ là một cổ đông đặc biệt nắm quyền phủ quyết. Nhưng họ chỉ sử dụng quyền đó để phủ quyết những quyết định ngang trái (nếu có) với đạo đức xã hội, tinh thần bóng đá, hoặc bầu hội đồng quản trị thiếu minh bạch của công ty Premier League. Còn tiền nong, làm ăn, điều hành tự công ty quyết hết, to nhất là đại hội cổ đông, rồi đến hội đồng quản trị, ban giám đốc. FA không có người trong HĐQT Premier League.
Sang phiên bản Việt, VFF đòi nắm 35% cổ phần VPF. Trong HĐQT hiện tại 7 người thì 4 người của VFF, 2 người từ đội bóng, 1 người không có đội bóng nào. VPF do các đội bóng lập ra, nhưng cuối cùng vẫn trong tay VFF. VFF là tổ chức xã hội hóa nhưng trước sau vẫn là của nhà nước. Đi đâu cũng không tránh khỏi nhà nước, khỏi “kiến tạo”, khỏi “liêm chính”.
3. Công ty Premier League trước vẫn có nhà tài trợ gắn tên với giải (title sponsorship), ví dụ như ngân hàng Barclays, thành giải Barclays Premier League. Nhưng họ không cấm ngân hàng khác tài trợ cho các đội bóng, Standard Chartered tài trợ cho Liverpool là thí dụ. Từ năm 2016, công ty quyết định không bán “title sponsorship” nữa dù có nhiều công ty và nhãn hàng muốn trả hàng chục triệu để gắn tên với giải Premier League (năm 2016 về trước, Barclays trả 40 triệu bảng mỗi mùa bóng). Họ muốn giữ cái tên trần “Premier League” vì như vậy sẽ có sức hút hơn với các hợp đồng truyền hình. Ban giám đốc, HĐQT trình bày các vấn đề lợi hại, đại hội cổ đông quyết.
Ở phiên bản Việt, chuyện VPF cấm đội bóng có nhà tài trợ đụng hàng với nhà tài trợ của VPF cũng có thể được, miễn là không vi phạm luật pháp VN và được đại hội cổ đông thông qua. Nếu ĐHCĐ VPF hàng năm đã thông qua điều cấm này mà HAGL vẫn phạm thì việc ông Đức kêu ca là quấy. Nếu ĐHCĐ VPF không thông qua điều cấm, mà HĐQT VPF ra văn bản cấm HAGL quảng cáo nước tăng lực thì HĐQT VPF quấy.
Đa số thành viên HĐQT VPF của VFF rồi. VFF nắm 35% cổ phần VPF, họ dùng quyền lực ngầm lôi kéo một số CLB nữa để thành quá bán 50% tán thành các nghị quyết của họ trong ĐHCĐ cũng là chuyện quá dễ. Ở VN, anh em nhân dân có bao giờ đoàn kết với nhau đâu, các công đoàn cơ sở tiếng là để bảo vệ công nhân nhưng toàn bắt tay với giới chủ, anh em công nhân có làm được gì đâu. Mà sau hơn 10 năm, một số CLB đã bị giải thể, có khi VFF đã thâu tóm cổ phần của các CLB giải thể này và bây giờ đã nắm được hơn 50% cổ phần VPF rồi ấy chứ, đủ để tự quyết định luật chơi. Nên trong việc anh Đức kêu ca, có thể chính anh đã “việt vị”. Ai bảo các anh bầu không đoàn kết trong những năm qua, để công ty mình lập ra rơi dần hết vào tay người khác. Mà đoàn kết có khi vẫn thua mưu kế chiếm đoạt của bọn "kiến tạo", "liêm chính" hết.
4. Vẫn một câu “không mợ thì chợ vẫn đông”. Anh Đức nghỉ, vẫn còn các đội khác chơi. Không chơi V-League, anh Đức mang HAGL sang đá Thai League? Được. Nhưng VFF và VPF sẽ giở bài cấm các cầu thủ HAGL không bao giờ được đá V-League và ĐTQG, như vậy các cầu thủ sợ mà bỏ HAGL đi chỗ khác thôi. Cũng không khác gì giải tán đội, nghỉ chơi. Bóng đá là môn thể thao nó cho phép những người quản lý ở tầm quốc gia có quyền lực mạnh như thế đấy. Nếu anh là tay quần vợt đủ giỏi, anh có thể đi thi đấu khắp thế giới, có thể định cư ở nước ngoài. Nhưng nếu anh lập một CLB thì nhất thiết CLB phải đá ở trong nước mới được. Nếu không đá trong nước, anh không đá được đi đâu. LĐBĐ nó có quyền mạnh vì thế.
Nhưng thời điểm này kinh tế khó, duy trì các đội bóng rất khó. Sài Gòn FC không DN nào nuôi nữa, vừa mới giải tán. TPHCM FC và vài đội nữa đang gần vào thế tương tự Sài Gòn FC. HAGL nghỉ chơi có thể tạo ra hiệu ứng domino. Kinh tế khó, kiếm được một nhà tài trợ lúc này khó, vậy mà còn cấm đoán người ta nữa thì không hay. Nhưng vẫn là câu trên dẫn lại, mọi việc đều xuất phát từ các anh CLB, không đoàn kết trong những năm qua, để công ty rơi vào tay người ta. Mà đoàn kết có khi vẫn thua.