- Biển số
- OF-64321
- Ngày cấp bằng
- 17/5/10
- Số km
- 19,673
- Động cơ
- 1,894,186 Mã lực
Xã hội phân công công việc.Bài này em copy trên Facebook Minh Quang Hà
Công cán phân minh - tội tình rành rõ
Thấy mấy bữa nay, nhiều người cảm ơn bầu Đức quá. Thôi thì cũng góp đôi lời.
Bầu Đức có xứng đáng được cảm ơn hay không? Xứng đáng quá đi chứ. Nếu ai theo dõi bóng đá nội, ở vào thời điểm mà các đội bóng truyền thống cũ như Thể Công, CAHN, CATPHCM, Cảng SG, Hải quan đã không còn nữa, kéo theo hàng loạt lò đào tạo trẻ truyền thống biến mất thì Hoàng Anh Gia Lai đã bắt tay vào việc xây dựng học viện. Đó là cách làm bóng đá đúng đắn vô cùng.
Xây dựng một học viện tốn tiền tốn sức không? Xin thưa là vô cùng. Vậy mà khi đó, HAGL dù còn rất nhiều hạng mục đầu tư khác, ông Đoàn Nguyên Đức vẫn quyết tâm bằng mọi giá phải có một học viện thực sự bài bản. Nỗ lực ấy của ông xuất hiện ở vào thời điểm mà gần như ở Việt Nam chỉ còn cực hiếm CLB như SLNA, Đà nẵng, Khánh Hòa, Viettel... là còn có lớp năng khiếu. Ở các giải U17, U19 hay U21, rất nhiều đội phải mượn quân từ nơi khác về để đá lấp liếm cho xong cái giải trẻ ngõ hầu "trả nợ" quy định của VFF và thực sự tình trạng bóng đá trẻ đã có thời buồn tới mức vượt quá cả mức báo động.
Rồi từ việc đầu tư của ông Đức, các doanh nhân khác cũng bắt tay vào xây dựng học viện bóng đá. Viettel cũng nâng cấp trung tâm đào tạo của mình. Vingroup thì đẻ ra lò VPF, một lò thậm chí còn không cần quan tâm đến giá trị kinh tế của đầu ra vội làm gì. Còn CLB Hà Nội thì cũng âm thầm ươm mầm theo cách riêng của họ, không PR rầm rộ, không nói nhiều mà nói bằng sản phẩm. Quang Hải, sản phẩm của họ đã ra mắt cực kỳ ấn tượng ở giải VĐQG U17 năm 2013, với những đường bóng mà các bậc cha chú trong nghề sau đó ra ngồi ăn tối với nhau vẫn còn phải bàn luận mãi.
Một thời gian sau, khi lứa hàng hiệu đầu tiên của HAGL xuất xưởng, thực sự bóng đá bắt đầu sống lại rất mãnh liệt. Hiệu ứng U19 ngày nào là khởi nguồn để kéo theo hiệu ứng U23 và hôm nay là hiệu ứng ĐTQG.
Vậy thì chúng ta phải cảm ơn ông Đoàn Nguyên Đức, vì những cống hiến của ông cho bóng đá Việt Nam. Không có ông Đức có thể sẽ có ông khác nhưng ở thời điểm lịch sử ấy, ông Đức là người đã làm và khi ai đó đã làm, góp phần tạo ra một kết quả, người đó xứng đáng được tuyên dương công trạng của mình.
Nhưng nếu cứ chỉ cảm ơn ông Đức vì cái lẽ "chính ông Đoàn Nguyên Đức mời HLV Park Hang-seo và trả lương cho ông Park Hang-seo bằng tiền túi", e rằng chúng ta đã quá cả tin và ngây thơ để trở thành công cụ cho một nhóm người nào đó thực sự rất muốn chi phối nền bóng đá Việt nam.
Ông Đoàn Nguyên Đức có mặt trong đoàn 3 người sang Hàn Quốc phỏng vấn ông Park Hang-seo, sau khi đã bị một HLV Nhật Bản từ chối. Đoàn ấy gồm ông Trần Quốc Tuấn, ông Đoàn Nguyên Đức và ông Lê Hoài Anh. Ngay trong video trên youtube đang được chia sẻ, do phía Hàn Quốc thực hiện, ông Park Hang-seo cũng chia sẻ rằng chính người đại diện của ông Park đã nộp đơn xin việc thay ông cho VFF, sau khi vợ ông muốn ông sang Đông Nam Á làm việc. Bản thân ông cũng nói rằng nhiều người bảo ông rằng ở Việt Nam ông nên cẩn trọng vì đó là "nghĩa trang danh tiếng của các HLV nước ngoài". Thế nên, không thể nói là ông Đoàn Nguyên Đức có công lặn lội đi tìm ông Park được.
Còn về lương của ông Park. Đúng là VFF không trả, tổng cục thể dục thể thao không trả nhưng đó là một câu chuyện rất dài. Chỉ xin nói một điều, ở cương vj phó chủ tịch phụ trách tài chính, ngay khi đắc cử, ông Đức từng hứa mang về tài trợ cho bóng đá VN với một con số rất ấn tượng sau một thời gian ngắn. Đến thời hạn, ông Đức không thực hiện được chỉ tiêu đó. Song không ai trách ông cả vì kiếm tiền không phải việc dễ, nhất là kiếm tiền cho một nền bóng đá vốn nhiều tai tiếng như bóng đá Việt Nam thời ấy.
Vì thế, việc ông Đức, ở cương vị phó chủ tịch tài chính, dùng nguồn từ đâu đó (VP Milk) để trả lương cho HLV Park Hang-seo là nhiệm vụ của ông phải làm, một nhiệm vụ mang cả tính danh dự bởi một LĐ tốt không thể cứ ngửa tay xin tiền ngân sách (Tổng cục TDTT) để trả lương HLV trưởng được vì cả một nền thể thao không chỉ có mình bóng đá. Và khi một người làm đúng trách nhiệm của họ, họ không cần được vinh danh thái quá.
Còn về một nguồn tiền khác, chúng ta cũng nên suy nghĩ là nguồn của FIFA dành cho các LĐBĐ nhỏ như Việt Nam thường niên để phát triển bóng đá trẻ. Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ LĐBĐ VN bao năm qua không giới thiệu nổi 1 gương mặt nào. Và chúng ta có quyền hỏi người phụ trách tài chính ấy là tiền đó đã được tiêu ra sao không?
Ông bầu Hiển cũng là người bị lên án nhiều vì nghi vấn một ông chủ nhiều CLB nhưng rõ ràng nhìn vào nòng cốt bóng đá Việt Nam hôm nay, chúng ta cũng cần phải cảm ơn ông đã đầu tư để có một thế hệ như Quang Hải, Văn Hậu, Duy Mạnh, Đình Trọng... Đó cũng chính là thế hệ được giới thiệu ở VCK U17 quốc gia năm 2013.
Nói gì thì nói, để ĐTVN có được chức vô địch này, chúng ta cần cảm ơn nhiều người lắm. Không phải chỉ một ai đó mà mang lại tất cả thành quả đâu.
Và tôi, ngoài cảm ơn HLV Park Hang-seo, các cầu thủ, tôi muốn cảm ơn trước hết cha mẹ các em, những người đã sinh ra các em, ủng hộ các em theo con đường bóng đá.
Nhưng tôi sẽ cảm ơn nhiều nhất những người anh, người bạn, người em vẫn lặng lẽ lên giáo án dạy những đứa trẻ trên sân bóng đá mỗi ngày. Họ miệt mài bao nhiêu năm qua để tạo ra những cầu thủ tuyệt vời hôm nay. Họ là Việt Hoàng, là Phương Nam, là Đức Thắng, là Trần Minh Chiến, là Thanh Phương. là Hữu Đang....
Ở vinh quang này, có ai nhớ tới họ? Hay người ta chỉ nhắc tới họ ở tư cách của những kẻ thất bại của trận chung kết 1998 xa rồi?
Đêm qua, ở Mỹ Đình, họ đã ngồi ở đâu?
P/S: Tôi phải cảm ơn bà Park Hang-seo, người đã muốn ông Park sang Đông Nam Á. Và bà là người tìm ra người đại diện cho chồng mình để đưa ra mục tiêu đó. Người đại diện của ông Park lại chính là người đại diện của cầu thủ Lương Xuân Trường ở Hàn Quốc.
Bài dài quá.