Thông tin tham khảo về bầu cử ở Mỹ:
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở MỸ
Hệ thống chính trị liên bang Mỹ gồm 3 nhánh song hành: Hành pháp (Tổng thống), Lập pháp (Quốc hội) và Tư pháp (Tòa án Tối cao).
Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm, tối đa là 2 nhiệm kỳ.
Điều kiện để trở thành ứng viên Tổng thống: mọi nam nữ công dân Mỹ, phải sinh ra tại Mỹ, thường trú tại Mỹ ít nhất 14 năm và tuổi từ 35 trở lên.
Quốc hội Mỹ bao gồm 2 viện: Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có
435 thành viên (số lượng hạ nghĩ sĩ mỗi bang tỷ lệ với dân số của bang đó). Thượng viện có
100 thành viên (2 người từ mỗi bang trong số 50 tiểu bang, riêng thủ đô Washington D.C không có Thượng nghĩ sĩ).
Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm, và các cuộc bầu cử vào Thượng viện được diễn ra so le. Một phần ba Thượng viện được bầu 2 năm một lần. Không có giới hạn về số lần được bầu lại.
Điều kiện để trở thành ứng viên Thương nghị sĩ: mọi nam nữ công dân Mỹ (có quốc tịch Mỹ từ 9 năm trở nên), trên 30 tuổi và sinh sống tại tiểu bang ứng cử.
Hạ nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm. Không giới hạn về số lần được bầu lại.
Điều kiện để trở thành ứng viên Hạ nghị sĩ: mọi nam nữ công dân Mỹ (có quốc tịch Mỹ từ 7 năm trở nên), trên 25 tuổi và sinh sống tại tiểu bang ứng cử
.
Tòa án Tối cao (The U.S. Supreme Court)
: Là cơ quan chế quyền lực cao nhất của nhánh tư pháp trong hệ thống chính trị Mỹ. Thẩm phán Tòa tối cao gồm 9 thành viên, được Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn với nhiệm kỳ trọn đời. Chín thành viên này sẽ biểu quyết chọn Chánh Án.
BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ
Cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức 4 năm một lần vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11. Năm nay, bầu cử Tổng thống được tổ chức vào Thứ Ba ngày 5/11/2024 và bầu Hạ viện, Thượng viện cũng diễn ra cùng ngày.
Cử tri
Mọi nam nữ công dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên đều được đăng ký và đi bỏ phiếu. Các cử tri ở nước ngoài sẽ bầu tại các cơ quan ngoại giao/công vụ Mỹ. Thường trú nhân (người có thẻ xanh nhưng chưa có quốc tịch) không được đi bầu cử.
Đại cử tri
Mỗi tiểu bang và thủ đô Washington D.C được phân bổ số đại cử tri dựa trên số lượng nghị sĩ ở Hạ viện và Thượng viện.
Có tổng số
538 đại cử tri (tương đương và đại diện cho 435 hạ nghị sĩ, 100 thượng nghị sĩ và 3 suất "
đặc biệt" cho thủ đô Washington D.C.
Ngoại trừ 2 tiểu bang Nebraska và Maine,
ứng cử viên nào giành được đa số phiếu ở một tiểu bang hoặc Washington DC sẽ giành được tất cả các đại cử tri.
Lưu ý là các đại cử tri không có quyền lực gì trên thực tế! Chức danh này chỉ xuất hiện trong các kỳ bầu cử Tổng thống và họ chỉ là những công dân được các tiểu bang lựa chọn để thể hiện kết quả bầu cử của bang nhà mình và sau đó họ sẽ trở lại cuộc sống bình thường của một công dân. Nhiều tiểu bang lựa chọn đại cử tri theo hình thức bốc thăm, quay xổ số, xung phong, tình nguyện hoặc chỉ định…
Tổng thống sẽ đắc cử nếu nhận được ít nhất
270 phiếu đại cử tri và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2025 – ngày Tổng thống mãn nhiệm phải dời Nhà Trắng.
Quy chế Đại cử tri đã được áp dụng từ lâu trong bầu cử Mỹ nhằm loại bỏ khả năng áp đảo
“lấy thịt đè người” của các bang lớn, đông dân, giàu có cũng như đảm đảo quyền bình đẳng và tiếng nói của các bang nhỏ. Thí dụ trong kỳ bầu cử 2020, bang California có khoảng 15 triệu cử tri đăng ký - chiếm hơn 10% tổng số cử tri của nước Mỹ. Lượng người đi bầu cử của California cũng gần tương đương với toàn bộ người đi bầu của 20 bang nhỏ. Vì vậy, ngoài việc tập trung vào các bang lớn thì các ứng viên vẫn rất cần vận động để thu hút cử tri ở các bang nhỏ.
Có thể xảy ra trường hợp một Tổng thống đắc cử do có đủ số phiếu đại cử tri nhưng không giành được đa số phiếu phổ thông! Câu trả lời là CÓ và trên thực tế thì thì chuyện này đã xảy ra tại cuộc bầu cử năm 2000 và 2016 khi ông Bush Jr. và ông Trump hơn đối thủ lượng phiếu đại cử tri nhưng thua số phiếu phổ thông.
Cơ cấu Đại cử tri theo bang: