[ATGT] Bật xi nhan trái và rẽ phải trong tình huống này có sai không?

kenu97

Xe container
Biển số
OF-7856
Ngày cấp bằng
8/8/07
Số km
5,852
Động cơ
595,720 Mã lực
Nơi ở
2tek và K.F.C
Đại đa số các cụ hiểu sai công dụng của đèn xinhan, do một số xxx hay bắt lỗi này thành ra nhiều cụ vào chỗ cua, chỗ rẽ mới bắt đầu bật xinhan để gọi là tránh bị xxx bắt.
Lâu dần thành thói quen cứ vào đường cong, đường vòng là cũng bật xinhan mặc dù chả có hướng rẽ nào.
 

hungnokia3300

Xe tải
Biển số
OF-27680
Ngày cấp bằng
19/1/09
Số km
492
Động cơ
490,254 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
VẠN PHÚC - QUÊ LỤA HÀ ĐÔNG
Website
www.facebook.com
Với nhà cháu thì

B và C bật trái
D bật phải và đi thẳng vào D

Thằng nào chặn đầu phạt thì abc luôn :P
 

tuanzs

Xe lăn
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
10,151
Động cơ
1,225,191 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Nhà cháu không biết cụ thể vạch kẻ đường nó thế nào nên không dám chắc chỉ theo cảm tính nên có ý kiến như sau.
C là trục chính vì vậy vạch kẻ trên đường sẽ tuân theo trục A-C này --> Muốn đi D thì phải xi nhan PHẢI, đi B thì xi nhan trái còn đi thẳng thì cứ theo trục A-C không cần bật xi nhan vì có chuyển làn đâu.

Mọi chuyện phụ thuộc hoàn toàn vào vạch trên đường cụ ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn các kụ đã cho ý kiến.
Các kụ đã nêu suy nghĩ của mình xi nhan thế nào đúng, thế nào sai, dựa trên kinh nghiệm thực tế.
Tuy vậy, Luồng ý kiến ngược lại dùng điều luật cụ thể để phản biện các kụ, với lý lẽ như nhà cháu đã nêu ở post đầu.
Mong các kụ cũng có trích dẫn luật cụ thể để phản biện lại, để có thể xác định trường hợp này xi nhan thế nào là đúng luật, các kụ nhé.


Em chọn đáp án 2' tuy nhiên phải xi nhan phải nếu rẽ hướng D do mặc định đi hướng C thì không xi nhan do C là đường chính, còn rẽ về D thì phải bật xi nhan phải
Nhiều kụ lái xe khác xem cách đi này hợp lí và đúng luật, vì so với trục đường chính kụ đang đi là hướng đường mặc định thì rẽ sang hướng D là rẽ sang bên phải ---> bật xi nhan phải.

theo e đươc biết đang đi trên 1 trục đường chính thi ko phải xi nha, sang đươn khác là phải xi nhan , đơn gian vay thui
Vậy kụ xi nhan Phải hay Trái?

Theo em ko có biển chỉ trái phải mà đường D lại thẳng thì e cứ bon bon. Nếu nó hơi cong tý thì cho thêm nhát xi nhan phải cho chắc. Chứ bật xi nhan trái mà đi về tay phải hoặc đi thẳng qua điểm giao cắt có khi mắc lỗi chuyển hướng sai tín hiệu mất.em hóng thêm các cụ ợ
Vậy là kụ ủng hộ Luồng thứ 2.

- Luật không qui định đi vào đường cong phải bật xi nhan mà chỉ có bật báo trước khi chuyển làn hoặc chuyển hướng ( rẽ) .
- Ở đây không rõ đi từ A đến trước giao cắt thì mặt đường có vạch phân làn & mũi tên 1.18 hay không nên em không bàn đến xi nhan chuyển làn .
- Dù nó có méo mó , cong queo một tí nhưng đây là 01 ngã tư rất rõ ràng , đi từ A đến có 03 hướng lựa chọn :
1- Rẽ phải vào D.
2-Đi thẳng sang C.
3- Rẽ trái vào B.
Như vậy , cách đi đúng là xi nhan P vào D , xi nhan trái vào B , đi thẳng sang C không cần xi nhan hoặc có thể xi nhan trái trước khi qua điểm rẽ D rồi tắt cũng ok .
- Gạch đầu dòng thứ nhất: luật không quy định váo đường cong phải bật xi nhan - Đúng vậy

Nhưng kụ sẽ phản biện thế nào với lí luận sau của Luồng thứ 1: 1- luật quy định khi chuyển hướng phải xi nhan, 2- khi ôm cua vào đường cong, kụ sử dụng hệ thống chuyển hướng của xe như vô lăng, bánh trước xe để thay đổi hướng mũi xe tức là kụ đang chuyển hướng ---> do đó phải xi nhan.

Chỗ này giống với ngã ba Ba La (Hà Đông). Đi từ Quang Trung về Hòa Bình (QL6) thì không phải bật, còn về QL21 đi chùa Hương không bật là mất tiền
Hai tình huống khác nhau, kụ à. Thứ nhất ngã rẽ kụ nêu không cong, nên không có xung đột giữa 2 lựa chọn bật xi nhan theo đường cong hay bật xi nhan theo hướng rẽ.

em nghĩ là chuyển làn còn phải xi nhan thì đường cong cũng phải xi nhan thôi ạ
Vậy trường hợp như hình vẽ kụ sẽ xi nhan trái (theo đường cong) hay xi nhan phải (theo hướng rẽ)?

Sorry cụ tí vì B với D lẫn lộn.
- Nếu A vào D thì xi nhan phải cụ ợ, em không ủng hộ luồng thứ nhất là cứ cong là phải xi nhan, cụ đi vùng đồi núi thì sau 1 chuyến về cụ thay bóng là vừa. Xi nhan là báo hiệu cho lái xe khác biết chứ không phải gây hiểu lầm.
- Em đã phân tích ở trên trong trường hợp xi nhan trái và phải đều có thể gây hiểu lầm và có thể dẫn đến nguy hiểm.
- Đi từ A vào D thì cũng không khác gì việc cụ xi nhan phải để dừng đỗ xe cạnh lề đường.
- Còn nếu cụ không xi nhan mà đi vào C (đường ưu tiên hay đường chính) thì không hề gây nguy hiểm cho người đi sau vì luồng giao thông trên trục ưu tiên luôn luôn cao hơn trục khác, xe khác không thấy cụ xi nhan thì họ cũng có thể rẽ vào B, D hoặc đi vào C sau xe cụ.
- Còn nếu cụ xi nhan trái mà lại đi vào C hoặc B thì có thể sẽ gây nguy hiểm, nhất là cụ đi vào D.
Gạch đầu dòng thứ 1: Kụ cùng quan điểm với kụ Xeruabo ở trên.
Vậy 2 kụ sẽ phản biện thế nào với lí luận sau của Luồng thứ 1: 1- luật quy định khi chuyển hướng phải xi nhan, 2- khi ôm cua vào đường cong, kụ sử dụng hệ thống chuyển hướng của xe như vô lăng, bánh trước xe để thay đổi hướng mũi xe tức là kụ đang chuyển hướng ---> do đó phải xi nhan.

Gạch đầu dòng thứ 2, 3, 4: về thực tế đúng như kụ nói, nhiều kụ khác cũng ủng hộ. Nhưng luồng ý kiến thứ nhất vẫn khăng khăng "đi vào đường cong thì phải xi nan theo hướng đường cong" nên khẳng định "từ A phải xi nhan trái để đi vào D" thì kụ phản biện bằng luật cụ thể như thế nào để bảo vệ quan điểm của kụ?

Gạch đầu dòng cuối: xi nhan trái để đi vào B có gây nguy hiểm gì, kụ nhỉ?

Cong mà không ngã rẽ xi nhan làm gì hả cụ? chả lẽ đi trên đường QL cứ đến đoạn cong là bật xi nhan à?
Kụ trả lời "trái" hay "phải" cho câu hỏi thứ 2 nhỉ? Cho nhà cháu biết với.

Nếu là em đi thì;
- Theo hứong B, C thì phải xi nhan rẽ trái vì hướng D là đi thẳng.
- Theo hứong D thì phải xi nhan rẽ phải để báo hiệu cho các xe đi sau ko đi cùng hứong với mình.
- Cả 3 hướng chẳng có hướng nào thẳng cả, đều phải vặn lái sang trái, kụ ui.
Hướng C còn là hướng đường chính nữa.
Ý kụ về câu hỏi 1 thế nào?
- câu hỏi 2: trả lời của kụ là "phải"


- Theo E thì cái xin nhan sinh ra là để báo hiệu cho xe khác biết hướng đi tiếp theo của xe mình tại chỗ giao cắt.
- Nên đi B,C,D thì E nghĩ đều phải xin nhan. Trừ khi D và A là 1 đường đồng mức và thẳng.
- Nếu E đi vào D thì E xin nhan phải chứ k xin nhan trái.
Ngay cái tiêu đề E đã thấy nó sao ấy, xin nhan trái thì rẽ trái, phải thì rẽ phải.
Vì khi xe đến điểm giữa của mũi tên trong hình, thì xe đang trong trạng thái giữa 2 hướng đi, 1 trái, 1 phải.
Gạch đầu dòng 1: đồng ý với kụ. Nhưng có người nói xi nhan là để xxx nhìn thấy và không phạt.

Gạch thứ 2: đường C là đường chính, kụ đi A đến C mà xi nhan tức là kụ ủng hộ đi vào đường cong cũng phải xi nhan, nhà cháu hiểu thế đúng chưa, kụ nhỉ?

Gạch thứ 3: mời kụ tham gia nhóm kụ Kem, Xeruabo, Blackpaint để phản biện bằng luật với Luồng thứ nhất nhé.


Cong mà không ngã rẽ xi nhan làm gì hả cụ? chả lẽ đi trên đường QL cứ đến đoạn cong là bật xi nhan à?
Đồng ý với kụ. Nhưng phải phản biện bằng luật thế nào đây?

Cụ ko đọc kỹ rồi, e bảo bật xinhan để chuyển vào làn trong bên phải, tức là bật xinhan phải để chuyển làn thôi.

Cụ đừng nguyên tắc dập khuôn quá, e đã nói từ đầu là xi nhan là phải bật tín hiệu từ trc, về luật e nhớ là 20-30m gì đó trước các điểm rẽ.
Vì thế vào đường cong hay đường vòng thì cũng mặc kệ nó chứ. Nếu đi vào điểm D mà cụ lại bật xinhan trái theo đường vodng là cụ sai.
Đại đa số các cụ hiểu sai công dụng của đèn xinhan, do một số xxx hay bắt lỗi này thành ra nhiều cụ vào chỗ cua, chỗ rẽ mới bắt đầu bật xinhan để gọi là tránh bị xxx bắt.
Lâu dần thành thói quen cứ vào đường cong, đường vòng là cũng bật xinhan mặc dù chả có hướng rẽ nào.
Nhà cháu đang cố gắng đóng vai trò người ở giữa để nêu lí lẽ ngược nhau của cả 2 bên, mong các kụ chém cho rõ ợ.

Mời kụ tham gia nhóm kụ Kem, Xeruabo, Blackpaint, Su30, Ngaynha để phản biện bằng luật với Luồng thứ nhất, kụ ui.
(Nhưng luồng ý kiến thứ nhất vẫn khăng khăng "đi vào đường cong thì phải xi nan theo hướng đường cong" nên khẳng định "từ A phải xi nhan trái để đi vào D" thì kụ phản biện bằng luật cụ thể như thế nào để bảo vệ quan điểm của kụ?)

Nhà cháu không biết cụ thể vạch kẻ đường nó thế nào nên không dám chắc chỉ theo cảm tính nên có ý kiến như sau.
C là trục chính vì vậy vạch kẻ trên đường sẽ tuân theo trục A-C này --> Muốn đi D thì phải xi nhan PHẢI, đi B thì xi nhan trái còn đi thẳng thì cứ theo trục A-C không cần bật xi nhan vì có chuyển làn đâu.

Mọi chuyện phụ thuộc hoàn toàn vào vạch trên đường cụ ạ.
Các ngã rẽ này nằm trên một đoạn cua thông thường, không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, không có biển phân làn hay biển chỉ hướng đi, kụ ui.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em chọn đáp án 2' tuy nhiên phải xi nhan phải nếu rẽ hướng D do mặc định đi hướng C thì không xi nhan do C là đường chính, còn rẽ về D thì phải bật xi nhan phải
Nhiều kụ có chung quan điểm với kụ Su30, theo ý kiến luồng thứ 2, tin rằng cách đi này hợp lí và đúng luật, vì so với trục đường chính các kụ đang đi là hướng đường mặc định thì rẽ sang hướng D là rẽ sang bên phải ---> bật xi nhan phải.

Nhưng các kụ sẽ phản biện bằng câu chữ của luật như thế nào với lí luận sau của Luồng thứ 1:
1- luật quy định khi chuyển hướng phải xi nhan,
2- khi ôm cua vào đường cong, kụ sử dụng hệ thống chuyển hướng của xe như vô lăng, bánh trước xe để thay đổi hướng mũi xe tức là kụ đang chuyển hướng ---> do đó phải xi nhan.
3- Đường cong sang bên trái, các kụ đang bẻ cua sang trái, nghĩa là các kụ đang chuyển hướng sang trái ---> phải bật xi nghn trái để vào nhánh D.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Cụ Sgb345 nhiệt tình quá. Em thì em thấy vấn đề này Luật đã quá rõ ràng. Chẳng qua mấy bác OS thích tạo sóng và cũng ko loại trừ mấy âm binh xxx lên phá rối cố tình bóp méo Luật để hù dọa anh em OS thôi. Em tin rằng với lý luận "Chuyển hướng trong giao thông là thay đổi hướng đi so với đoạn đường đang lưu thông chứ không phải là thay đổi phương hướng địa lý theo mặt trăng mặt trời hay tọa độ đông tây nam bắc nào cả" vì vậy "XE DI CHUYỂN TRÊN ĐOẠN ĐƯỜNG CONG KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỂN HƯỚNG NÊN KO BẮT BUỘC PHẢI XI NHAN" thì chẳng xxx nào dám bắt láo lỗi ko xi nhan ở đoạn đường cong cả.

Với đoạn đường như ví dụ của cụ thì tại vị trí E, nếu đi C em xinhan trái, nếu đi D em xi nhan phải, không quan tâm sẽ phải vặn vô lăng trái hay phải. Nếu không có nhánh D thì khỏi cần xi nhan.

 

thinhkieuphong

Xe điện
Biển số
OF-151242
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
3,663
Động cơ
390,017 Mã lực
Đi từ A sang D thì phải xi nhan phải chứ ??, đi thẳng là C mà
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
724
Động cơ
451,341 Mã lực
Thân gửi các kụ mợ,

Mấy hôm nay dù ngoài này đang mưa bão nhưng trong SG nóng bỏng. Nóng là vì đang có tranh luận tóe lửa về "xe có phải bật xi nhan hay không khi đi trên đường cong?"

Nhiều lửa quá sợ gây cháy, mong các kụ OFer nhà mình chia bớt chút lửa. Xin đa tạ các kụ mợ.

Nhà cháu rút gọn vấn đề vào một tấm hình, nhờ các kụ giúp trả lời hộ 2 câu hỏi thôi:
1- theo hình vẽ này tại điểm A xe phải xi nhan thế nào để rẽ vào nhánh D?
2- nếu xe bật xi nhan trái để rẽ vào nhánh D thì có phạm luật không?



Nhà cháu xin giải thích thêm một chút.
Trong SG đang có 2 luồng ý kiến
1- Lý luận của luồng thứ nhất:
a- luật quy định "muốn chuyển hướng xe phải bật xi nhan"
b- Vì vô lăng và cặp bánh trước ô tô là bộ phận chuyển hướng nên bánh xe quay phía nào phải bật xi nhan phía đó.
c- vì lí do b- nên khi xe đánh lái đi vào đường cong cũng phải bật xi nhan theo phía cong của đường cong (hướng tâm quay đường cong)

2- Lý luận của luồng thứ 2:
a- luật quy định "muốn chuyển hướng xe phải bật xi nhan" "báo hướng rẽ"
b- tuyến đường xe đang chạy là tuyến mặc định xe sẽ đi tiếp, do vậy nếu hướng di chuyển của xe không khác với hướng định tuyến của đường là không có hành vi chuyển hướng.
c- vì lí do a- và b- xe chỉ phải xi nhan báo hướng rẽ tại nơi giao cắt, khi xe bỏ tuyến đang di chuyển để sang tuyến khác. Bật xi nhan bên phải hay trái phụ thuộc vào nhánh rẽ đó nằm phía bên phải hay bên trái của hướng mặc định mà xe đang đi.
d- Vì lí do c- nên xe không phải xi nhan khi chạy trên đường cong.
Em trích Luật giao thông đường bộ 2008:
"Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất."

Luật giao thông đường bộ quy định quy tắc tham gia giao thông như vậy (NĐ 34, NĐ 71 chỉ hướng dẫn Luật về việc xử phạt khi vi phạm quy tắc trong Luật). Như vậy, theo điều 15 trên, thì điều kiện để có "chuyển hướng" là phải có "hướng rẽ". Vì vậy, em loại bỏ phương án xi nhan khi "đường cong", bởi đơn giản, đường cong không phải là "hướng rẽ". Em chọn phương án 2 của bác.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

z0z0z0

Xe điện
Biển số
OF-84906
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
3,648
Động cơ
428,302 Mã lực
Nhà cháu rút gọn vấn đề vào một tấm hình, nhờ các kụ giúp trả lời hộ 2 câu hỏi thôi:
1- theo hình vẽ này tại điểm A xe phải xi nhan thế nào để rẽ vào nhánh D?
2- nếu xe bật xi nhan trái để rẽ vào nhánh D thì có phạm luật không?

Theo em:
1. Theo hình vẽ này tại điểm A xe không phải xi nhan để đi vào nhánh D.
2. Nếu xe bật xi nhan trái để đi vào nhánh D thì:
- Nếu có xảy ra tai nạn do phương tiện khác hiểu nhầm tín hiệu muốn rẽ trái của xe A thì việc bật tín hiệu trái sẽ được xem xét như một tình huống trái luật.
- Nếu không có tình huống gì xảy ra thì thôi, mời cụ đi tiếp
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

TuskyTaka

Xe hơi
Biển số
OF-110271
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
131
Động cơ
391,980 Mã lực
Hình ảnh của google nên cháu không rõ có vạch kẻ đường hay biển chỉ hướng trên đường không (cháu ở ngoài Hà Nội ợ).
Nếu có biển hoặc vạch chỉ thì biết đâu là đi thẳng , đâu là rẽ ạ. Cứ rẽ thì phải xi nhan thôi ạ. Cháu kiến thức có vậy nên mong các cụ chỉ giáo.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn các kụ đã nhiệt tình phản biện. Nhà cháu xin lần lượt mời đủ tất cả các kụ chén rượu nhé.

Vì nhà cháu đang cố gắng đóng vai trò người trung gian giữa 2 luồng ý kiến, nên sẽ viện lí lẽ của Luồng ý kiến 1 để phản biện cùng các kụ ủng hộ Luồng ý kiến 2, và ngược lại.
Mục đích là tìm ra đúng nội dung luật quy định, chỉ rõ những nguỵ biện (nếu có) và suy diễn cảm tính trong lập luận của mỗi bên ợ.

Điều đó không có hàm ý rằng cá nhân nhà cháu chưa có chính kiến. Mong các kụ thông cảm và ủng hộ nhé.

Xin lại tiếp tục
(Viết tắt: LYK1= Luồng ý kiến 1, LYK2= Luồng ý kiến 2)

Cụ Sgb345 nhiệt tình quá. Em thì em thấy vấn đề này Luật đã quá rõ ràng. Chẳng qua mấy bác OS thích tạo sóng và cũng ko loại trừ mấy âm binh xxx lên phá rối cố tình bóp méo Luật để hù dọa anh em OS thôi.

1- Em tin rằng với lý luận "Chuyển hướng trong giao thông là thay đổi hướng đi so với đoạn đường đang lưu thông chứ không phải là thay đổi phương hướng địa lý theo mặt trăng mặt trời hay tọa độ đông tây nam bắc nào cả" vì vậy "XE DI CHUYỂN TRÊN ĐOẠN ĐƯỜNG CONG KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỂN HƯỚNG NÊN KO BẮT BUỘC PHẢI XI NHAN" thì chẳng xxx nào dám bắt láo lỗi ko xi nhan ở đoạn đường cong cả.

2- Với đoạn đường như ví dụ của cụ thì tại vị trí E, nếu đi C em xinhan trái, nếu đi D em xi nhan phải, không quan tâm sẽ phải vặn vô lăng trái hay phải. Nếu không có nhánh D thì khỏi cần xi nhan.

Điểm 1- ở trên: theo LYK1 đó là kụ tin vậy, không thấy trong luật quy định như vậy, đúng không ạh?
Điểm 2- theo LYK1 từ điểm A xe đã vào khúc cong nên bắt đầu xi nhan trái. Tới điểm E vì xe đang bẻ vô lăng chuyển hướng sang trái nên vẫn phải bật xi nhan trái, dù xe đi vào nhánh D hay không.
Hì hì, kụ chịu chưa?

Đi từ A sang D thì phải xi nhan phải chứ ??, đi thẳng là C mà
Theo sơ đồ xe đang bẻ lái chuyển hướng để ôm cua qua trái mà?
Đi theo C cũng là bẻ lái ôm cua sang trái nên phải xi nhan trái. Sao bác lại nói từ A sang C là đi thẳng?

Em trích Luật giao thông đường bộ 2008:
"Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất."

Luật giao thông đường bộ quy định quy tắc tham gia giao thông như vậy (NĐ 34, NĐ 71 chỉ hướng dẫn Luật về việc xử phạt khi vi phạm quy tắc trong Luật). Như vậy, theo điều 15 trên, thì điều kiện để có "chuyển hướng" là phải có "hướng rẽ". Vì vậy, em loại bỏ phương án xi nhan khi "đường cong", bởi đơn giản, đường cong không phải là "hướng rẽ". Em chọn phương án 2 của bác.
Á, theo LYK1: bác thấy có điều luật nào quy định chuyển hướng là phải có hướng rẽ?
Thế chuyển hướng khi chuyển làn, khi tấp lề đường, vượt xe, vượt chướng ngại vật cũng là chuyển hướng (đều phải xi nhan) mà không hề có hướng rẽ lại bị bác xem như không phải chuyển hướng à?
Nếu các trường hợp chuyển hướng nêu trên không cần hướng rẽ, thì chuyển hướng ở đường cong cũng không cần có hướng rẽ, nên buộc vẫn phải xi nhan như luật định.


Theo em:
1. Theo hình vẽ này tại điểm A xe không phải xi nhan để đi vào nhánh D.
2. Nếu xe bật xi nhan trái để đi vào nhánh D thì:
- Nếu có xảy ra tai nạn do phương tiện khác hiểu nhầm tín hiệu muốn rẽ trái của xe A thì việc bật tín hiệu trái sẽ được xem xét như một tình huống trái luật.
- Nếu không có tình huống gì xảy ra thì thôi, mời cụ đi tiếp
Theo LYK1 thì:
1. Tại điểm A đã vào đường cong. Xe xi nhan trái không phải để báo vào nhánh D, mà báo lái xe đang xoay vô lăng chuyển hướng xe sang trái. Tới Nhánh rẽ D vẫn còn bẻ vô lăng chuyển hướng nên theo luật xe vẫn phải bật xi nhan.
2. Phương tiện khác hiểu nhầm gây tại nạn là lỗi của họ. Xe đang bật xi nhan trái để chuyển hướng ôm cua trái là đúng luật, được vô can, bác à.

Hình ảnh của google nên cháu không rõ có vạch kẻ đường hay biển chỉ hướng trên đường không (cháu ở ngoài Hà Nội ợ).
Nếu có biển hoặc vạch chỉ thì biết đâu là đi thẳng , đâu là rẽ ạ. Cứ rẽ thì phải xi nhan thôi ạ. Cháu kiến thức có vậy nên mong các cụ chỉ giáo.
Không có vạch kẻ đường, không đèn tín hiệu, không biển báo gì tại khúc đường cong có nhiều nhánh này, kụ à.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Phần lớn các kụ nêu ý kiến nghiêng về phương án xe xi nhan phải trước khi rẽ sang nhánh D.

- Sau khi nghe nhà cháu nêu ý kiến phản biện của Luồng ý kiến 1, là luồng ý kiến cho rằng đang đi trên đoạn đường cong là đang chuyển hướng nên phải xi nhan, rằng phải xi nhan trái để rẽ vào nhánh D, không thấy kụ nào chiếu cố bỏ thêm công sức phản biện cùng Luồng ý kiến 1 nữa.

Qua đó nhà cháu hiểu thông điệp của các kụ dành cho LYK1 và cho các lí lẽ hùng biện rằng "đi đường cong phải xi nhan", "bật xi nhan trái để rẽ phải vào nhánh D" đã quá rõ ràng.

Một lần nữa nhà cháu cảm ơn các kụ. Nhà cháu cũng xin được đóng thớt ở đây ợ.
 

Chị Cũ

Xe tải
Biển số
OF-151204
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
268
Động cơ
359,180 Mã lực
- Phần lớn các kụ nêu ý kiến nghiêng về phương án xe xi nhan phải trước khi rẽ sang nhánh D.

- Sau khi nghe nhà cháu nêu ý kiến phản biện của Luồng ý kiến 1, là luồng ý kiến cho rằng đang đi trên đoạn đường cong là đang chuyển hướng nên phải xi nhan, rằng phải xi nhan trái để rẽ vào nhánh D, không thấy kụ nào chiếu cố bỏ thêm công sức phản biện cùng Luồng ý kiến 1 nữa.

Qua đó nhà cháu hiểu thông điệp của các kụ dành cho LYK1 và cho các lí lẽ hùng biện rằng "đi đường cong phải xi nhan", "bật xi nhan trái để rẽ phải vào nhánh D" đã quá rõ ràng.

Một lần nữa nhà cháu cảm ơn các kụ. Nhà cháu cũng xin được đóng thớt ở đây ợ.
Chờ QH sửa luật GTĐB thôi cụ ơi. Luật ko rõ ràng thì bên nào cũng đúng cả. Nhưng em nghiêng về PA2 vì nó phù hợp với thực tiễn hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Rado987

Xe hơi
Biển số
OF-171058
Ngày cấp bằng
11/12/12
Số km
120
Động cơ
344,500 Mã lực
Đã có bài về có cần xi nhan hay không khi gặp tình huống như cụ, cụ chịu khó tìm lại. Có cần xi nhan hay không thì cụ chỉ cần nhìn xem, nếu C và D là đường đồng mức thì rẽ bên nào cũng phải xi nhan. Nếu C lớn ( đường quốc lộ), D nhỏ ( đường tỉnh lộ, huyện lộ..) thì rẽ sang D cần xi nhan, sang C thì chỉ cần đi thẳng.
Đơn giản thể thôi ah.
 

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,234
Động cơ
558,950 Mã lực

A - Xi nhan trái

Đến điểm E , nếu đúng luật phải có biển + vạch chia 2 làn đường , 1 làn đi vào C ( E1) , 1 làn đi vào D (E2)
Biển chia 2 làn 414a ?


Nếu từ A cụ xi nhan trái và đã vào làn E1 thì cần xi nhan phải --> vào làn D ( E2 )
Nếu từ A cụ xi nhan trái đã vào làn E2 = D thì cứ thế mà đi ( lúc này cụ vào làn chính - tắt xi nhan )


Nếu LUẬT KHÔNG NGHIÊM , đơn vị thi công cầu đường ko phân 2 làn ở chỗ E thì cụ xi nhan trái xong , ( Chỗ này thường sẽ đi tốc chậm ) cụ xi nhan phải để ( chỉ để cho người đi sau cụ biết ) cụ đi tiếp vào làn D .

Em xin hết - Mình muốn đi đúng luật thì CẦU ĐƯỜNG , HƯỚNG DẪN PHẢI ĐÚNG , còn nếu ko đúng thì chỉ đi sao cho ko khả năng không gây tai nạn là ko cao nhất - > người đi sau mình hiểu được mình muốn đi hướng nào !!

Cụ nào hay đi nước ngoài , trước mỗi ngã rẽ như vậy ,
1- Biển giảm tốc
2- Phân rõ thành từng làn đường để rẽ A B C D E , để các xe từ từ vào đúng làn đường đó , rất lịch sự rất văn minh
 
Chỉnh sửa cuối:

superdrives

Xe điện
Biển số
OF-133048
Ngày cấp bằng
2/3/12
Số km
2,064
Động cơ
392,216 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số!
Nhìn sơ đồ và theo ý của em thì bật signal đc là tốt. Ở điểm này ko có lối rẽ bên phải và trái nên bật signal để người đi sau biết mình đi đường nào để họ chủ động tránh (tuy nhiên trường hợp này ko có trong luật) như vậy sẽ an toàn cho cả mình và mọi người. Nếu đường trước khi vào ngã 3 có kẻ chia làn hoặc đủ rộng cho phép thì xe đi theo đường bên trái đi vào phần đường bên trong, xe đi đường bên phải sẽ đi phần đường ngoai cùng bên phải. Kết hợp cùng signal thì an toan lắm ạ! Mục đích là an toàn cho bản thân và xã hội chứ không hẳn chỉ làm những gì pháp luật không cấm đâu ạ, vì pháp luật ở ta luôn có sau các hiện tượng xảy ra nên cần sự hiểu biết của tất cả mọi người thì xã hội mới an toan đc!
Em xin tham gia vậy thôi ạ. Và tình hình đoan đường cụ mô tả em thấy giống mấy chỗ đầu cầu vượt ngoai hà nội quá, và em cũng đi như cách mà em đã tham gia ở trên ạ!
 

CuTeo511

Xe máy
Biển số
OF-199626
Ngày cấp bằng
25/6/13
Số km
58
Động cơ
324,180 Mã lực
Thân gửi các kụ mợ,

Mấy hôm nay dù ngoài này đang mưa bão nhưng trong SG nóng bỏng. Nóng là vì đang có tranh luận tóe lửa về "xe có phải bật xi nhan hay không khi đi trên đường cong?"

Nhiều lửa quá sợ gây cháy, mong các kụ OFer nhà mình chia bớt chút lửa. Xin đa tạ các kụ mợ.
theo e thì

Nhà cháu rút gọn vấn đề vào một tấm hình, nhờ các kụ giúp trả lời hộ 2 câu hỏi thôi:
1- theo hình vẽ này tại điểm A xe phải xi nhan thế nào để rẽ vào nhánh D?
2- nếu xe bật xi nhan trái để rẽ vào nhánh D thì có phạm luật không?





Nhà cháu xin giải thích thêm một chút.
Trong SG đang có 2 luồng ý kiến
1- Lý luận của luồng thứ nhất:
a- luật quy định "muốn chuyển hướng xe phải bật xi nhan"
b- Vì vô lăng và cặp bánh trước ô tô là bộ phận chuyển hướng nên bánh xe quay phía nào phải bật xi nhan phía đó.
c- vì lí do b- nên khi xe đánh lái đi vào đường cong cũng phải bật xi nhan theo phía cong của đường cong (hướng tâm quay đường cong)

2- Lý luận của luồng thứ 2:
a- luật quy định "muốn chuyển hướng xe phải bật xi nhan" "báo hướng rẽ"
b- tuyến đường xe đang chạy là tuyến mặc định xe sẽ đi tiếp, do vậy nếu hướng di chuyển của xe không khác với hướng định tuyến của đường là không có hành vi chuyển hướng.
c- vì lí do a- và b- xe chỉ phải xi nhan báo hướng rẽ tại nơi giao cắt, khi xe bỏ tuyến đang di chuyển để sang tuyến khác. Bật xi nhan bên phải hay trái phụ thuộc vào nhánh rẽ đó nằm phía bên phải hay bên trái của hướng mặc định mà xe đang đi.
d- Vì lí do c- nên xe không phải xi nhan khi chạy trên đường cong.
theo e thì A đi sang B & C thì phải xi nhan trái, còn sang D thì phải bật xi nhan phải. theo e hiểu thì đường B phải bật thì chắc k phải bàn cãi j rồi. bởi vì đó là ngã 3. còn đường C & D thì theo e nó là đường trạc, nôm na dễ hiểu nó như là đường tách làm 2 làn và mình đi ở giữa 2 làn đó ,chính vì vậy mình muốn đi sang đường nào thì mình vẫn phải bật xi nhan chuyển làn. e hiểu ít về luật k biết như thế có đúng k ợ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

blackpaint

Xì hơi lốp
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,532
Động cơ
363,588 Mã lực
Gạch đầu dòng thứ 1: Kụ cùng quan điểm với kụ Xeruabo ở trên.
Vậy 2 kụ sẽ phản biện thế nào với lí luận sau của Luồng thứ 1: 1- luật quy định khi chuyển hướng phải xi nhan, 2- khi ôm cua vào đường cong, kụ sử dụng hệ thống chuyển hướng của xe như vô lăng, bánh trước xe để thay đổi hướng mũi xe tức là kụ đang chuyển hướng ---> do đó phải xi nhan.

Gạch đầu dòng thứ 2, 3, 4: về thực tế đúng như kụ nói, nhiều kụ khác cũng ủng hộ. Nhưng luồng ý kiến thứ nhất vẫn khăng khăng "đi vào đường cong thì phải xi nan theo hướng đường cong" nên khẳng định "từ A phải xi nhan trái để đi vào D" thì kụ phản biện bằng luật cụ thể như thế nào để bảo vệ quan điểm của kụ?
Em xin mượn lời cụ Trĩ để phản biện cụ ở ý trên:
Em tin rằng với lý luận "Chuyển hướng trong giao thông là thay đổi hướng đi so với đoạn đường đang lưu thông chứ không phải là thay đổi phương hướng địa lý theo mặt trăng mặt trời hay tọa độ đông tây nam bắc nào cả" vì vậy "XE DI CHUYỂN TRÊN ĐOẠN ĐƯỜNG CONG KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỂN HƯỚNG NÊN KO BẮT BUỘC PHẢI XI NHAN" thì chẳng xxx nào dám bắt láo lỗi ko xi nhan ở đoạn đường cong cả.

Với đoạn đường như ví dụ của cụ thì tại vị trí E, nếu đi C em xinhan trái, nếu đi D em xi nhan phải, không quan tâm sẽ phải vặn vô lăng trái hay phải. Nếu không có nhánh D thì khỏi cần xi nhan.

Cụ hỏi liệu có nguy hiểm khi rẽ vào D mà xi nhan trái: em nói luôn là quá nguy hiểm, vì người đi sau khi cụ xi nhan trái, tức là chuyển từ đường đang đi rẽ vào đường khác bên trái, họ sẽ đánh lái sang phải để tiếp tục đi thẳng, lúc đó cụ lại rẽ vào D thì va chạm là điều có thể xảy ra.

Chắc chắn 1 điều nếu ai bảo chuyển hướng theo ý hiểu của họ tức là cứ đánh vô lăng là chuyển hướng thì cụ hỏi thử người ta đi trong TP thôi, có những đường nó không thẳng thì cứ xi nhan trái phải liên tục sao? Em cũng nói luôn chả có cái đường nào thẳng cả, cụ cứ vẽ cái tim đường xem, nó chí ít cũng phải hơi cong, cho dù là 1 độ.
Cái chuyển hướng đi ở đây tức là đang ở một đường khi rẽ vào 1 đường khác (không đồng mức, không cùng tên...) thì phải xi nhan.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngaynha

Xe tăng
Biển số
OF-10827
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,566
Động cơ
547,730 Mã lực
Cụ Sgb345 nhiệt tình quá. Em thì em thấy vấn đề này Luật đã quá rõ ràng. Chẳng qua mấy bác OS thích tạo sóng và cũng ko loại trừ mấy âm binh xxx lên phá rối cố tình bóp méo Luật để hù dọa anh em OS thôi. Em tin rằng với lý luận "Chuyển hướng trong giao thông là thay đổi hướng đi so với đoạn đường đang lưu thông chứ không phải là thay đổi phương hướng địa lý theo mặt trăng mặt trời hay tọa độ đông tây nam bắc nào cả" vì vậy "XE DI CHUYỂN TRÊN ĐOẠN ĐƯỜNG CONG KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỂN HƯỚNG NÊN KO BẮT BUỘC PHẢI XI NHAN" thì chẳng xxx nào dám bắt láo lỗi ko xi nhan ở đoạn đường cong cả.

Với đoạn đường như ví dụ của cụ thì tại vị trí E, nếu đi C em xinhan trái, nếu đi D em xi nhan phải, không quan tâm sẽ phải vặn vô lăng trái hay phải. Nếu không có nhánh D thì khỏi cần xi nhan.

Gạch đầu dòng 1: đồng ý với kụ. Nhưng có người nói xi nhan là để xxx nhìn thấy và không phạt.

Gạch thứ 2: đường C là đường chính, kụ đi A đến C mà xi nhan tức là kụ ủng hộ đi vào đường cong cũng phải xi nhan, nhà cháu hiểu thế đúng chưa, kụ nhỉ?

Gạch thứ 3: mời kụ tham gia nhóm kụ Kem, Xeruabo, Blackpaint để phản biện bằng luật với Luồng thứ nhất nhé.
E mượn bài cụ Tri vì ý E giống cụ Tri.
Ở cái gạch thứ 2 cụ hiểu nhầm ý E. Nếu chỉ trên 1 đường thì k phải xin nhan dù cong hay thẳng (tức là nếu k có nhánh D). Điều E lưu ý ở đây là khi cụ đi đến giữa mũi tên trong hình ấy, thì là xe cụ cũng đang đến chỗ giao cắt.
Nếu đường này có 1 làn hoặc nhiều làn và xe cụ đang đi làn trái của phần đường thì khi sang D cụ chắc chắn phải xin nhan phải chứ k thể xin nhán trái.
Còn đường nhiều làn mà cụ đã đi ép sáp về phía bên phải thì k cần xin nhan phải cũng đc. Nhưng trong Tp HCM thì nguyên tắc là ô tô k đc đi làn phải trong cùng, nên trg hợp này xin nhan phải khi rẽ vào D là đúng luật.
 
Chỉnh sửa cuối:

themanh2209

Xe máy
Biển số
OF-63579
Ngày cấp bằng
7/5/10
Số km
65
Động cơ
438,750 Mã lực
Thân gửi các kụ mợ,

Mấy hôm nay dù ngoài này đang mưa bão nhưng trong SG nóng bỏng. Nóng là vì đang có tranh luận tóe lửa về "xe có phải bật xi nhan hay không khi đi trên đường cong?"

Nhiều lửa quá sợ gây cháy, mong các kụ OFer nhà mình chia bớt chút lửa. Xin đa tạ các kụ mợ.

Nhà cháu rút gọn vấn đề vào một tấm hình, nhờ các kụ giúp trả lời hộ 2 câu hỏi thôi:
1- theo hình vẽ này tại điểm A xe phải xi nhan thế nào để rẽ vào nhánh D?
2- nếu xe bật xi nhan trái để rẽ vào nhánh D thì có phạm luật không?





Nhà cháu xin giải thích thêm một chút.
Trong SG đang có 2 luồng ý kiến
1- Lý luận của luồng thứ nhất:
a- luật quy định "muốn chuyển hướng xe phải bật xi nhan"
b- Vì vô lăng và cặp bánh trước ô tô là bộ phận chuyển hướng nên bánh xe quay phía nào phải bật xi nhan phía đó.
c- vì lí do b- nên khi xe đánh lái đi vào đường cong cũng phải bật xi nhan theo phía cong của đường cong (hướng tâm quay đường cong)

2- Lý luận của luồng thứ 2:
a- luật quy định "muốn chuyển hướng xe phải bật xi nhan" "báo hướng rẽ"
b- tuyến đường xe đang chạy là tuyến mặc định xe sẽ đi tiếp, do vậy nếu hướng di chuyển của xe không khác với hướng định tuyến của đường là không có hành vi chuyển hướng.
c- vì lí do a- và b- xe chỉ phải xi nhan báo hướng rẽ tại nơi giao cắt, khi xe bỏ tuyến đang di chuyển để sang tuyến khác. Bật xi nhan bên phải hay trái phụ thuộc vào nhánh rẽ đó nằm phía bên phải hay bên trái của hướng mặc định mà xe đang đi.
d- Vì lí do c- nên xe không phải xi nhan khi chạy trên đường cong.
Sai 100%
Theo cái ảnh cụ vẽ, D là hướng bên phải mà cụ lại bật xi nhan trái à ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top