Bắt vở thợ xe ôtô
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bat-vo-tho-xe-o-to/65073443/157/
Chờ cả năm xem thị trường ôtô cũ có... hạ nhiệt không, để làm một "con" vừa tầm, cũng để... khoe, và khi về quê, cho tiện. Nhưng rồi xe ô tô cũ nhập khẩu vẫn chưa thể áp mức thuế suất thấp. Giá xe vẫn cao so với yêu cầu mới, sang, bền, rẻ của tôi... Thế là đành lặn ngụp vào cái thế giới xe cũ, dù biết sẽ xảy trăm điều... hớ khi chẳng có chút kiến thức nào về máy móc, để phòng tránh mánh khóe của dân buôn bán ô tô.
Thấy tôi mua mấy tờ báo chuyên... rao vặt để tìm một chiếc ô tô ưng ý. Ngọc người cháu rể là dân chơi xe ô tô cười to: "Chú đừng tin những lời họ nói qua điện thoại. Đấy đều là những xe họ đã "mông má" của thợ xe chuyên nghiệp. Kể cả khi trực tiếp xem xe, rõ hấp dẫn nhưng có thể là xe tai nạn, xe chuyển vùng hoặc là xe "đểu". Nhiều thợ xe còn chào hàng cả những biển cực đẹp, song khi thỏa thuận giá cả, tiền trao, mới lòi ra là biển... vớ vẩn".
Tại sao lại có chuyện đó? Tôi hỏi. "Người có nhu cầu vẫn thích mua bán ô tô không cần giấy tờ, vì ngại các thủ tục sang tên chuyển nhượng, thuế. Đây là nguyên nhân, nhiều người mua xe xong đành cắn răng mất tiền vì mua phải xe tái xuất, xe tranh chấp, thậm chí xe ăn cắp..."
Trăm kiểu "luộc" khách
Hà Nội chưa có chợ xe ô tô cũ theo đúng nghĩa. Nhưng khi theo dân buôn xe, tôi mới à lên, phố Phùng Hưng, Chùa Hà, Lê Thánh Tông, Trần Khát Chân, Nguyễn Khoái, Láng Hạ... hóa ra đã là chợ. Ngọc bảo: "Nếu chú không có người am hiểu xe đi cùng thì rất dễ bị "luộc". Thị trường xe cũ hiện nay chủ yếu bán chạy dòng xe liên doanh: Daewoo Lanos đời 2002-2003 chạy 1 vạn km giá 12.000 USD; Mitsubishi Grandis đời 2004-2005 chạy 1.8 vạn km, giá 24.000 USD; hay Jolie SS đời 2006 giá khoảng 18.000 USD...
Dòng xe ít tiền hơn: Matiz S, Suzuki, Wagon R, Mekong, Kia Pride giá chỉ 5.000 - 8.000 USD, các xe nhập khẩu từ Nissan, Mazzda, Toyota... đời từ 1992-2000 giá cũng dưới 15.000 USD. Những xe này hầu như hồ sơ chuẩn và giá cả không đắt, chủ yếu đã qua tay vài chủ, có thể xe chỉ xước xát hay chủ xe muốn lên đời xe "xịn", nên bán. Tất nhiên khi đã rơi vào tay các thợ xe, hàng sẽ được đánh bóng thay thế những chi tiết hỏng, rồi chỉ 5 ngày, chậm nhất 1 tuần là ô tô đã lại có mặt ở chợ.
Ngọc cho biết, những xe này lãi không nhiều, thợ xe chỉ được chừng 500-700 USD, còn nếu ký gửi vào các salon, garage mới lãi 1.500 USD. Nhưng để "ăn" hơn, dân buôn xe hay đi tỉnh tìm hàng thanh lý của các cơ quan, doanh nghiệp, làm các thủ tục chuyển vùng, "nâng đời" nội thất, thay đệm ghế, sàn ô tô, vô lăng, các trò giải trí, băng đĩa nhạc, đài, DVD... quay lại đồng hồ km, thay lốp... bán chênh lệch đến cả chục nghìn USD.
Huế - chủ một xưởng sửa chữa ô tô trên đường Phạm Văn Đồng cho biết: "Dân buôn rất hay dùng những xe tai nạn vì giá rẻ. Hàng sau khi "mông má" cùng lắm giá thành 10.000 -20.000 USD. Vì thế đừng nhìn vào bề mặt trơn láng, không có vết rộp, rạn nứt, kể cả gầm xe không trày xước mà đoán xe tốt, xấu. Với trình độ sửa chữa hiện nay, những chiếc xe bị tai nạn nặng, xe đã cũ nát như tương cũng thành xe đẹp long lanh. Ngay đến thợ xe, đôi khi cũng không phân biệt được". Chỉ khi "soi" kỹ từng số ốc vít, gioăng cao su, khe hở giữa các tấm ốp, sát xi ngay dưới nắp capo cùng với hồ sơ của xe, thợ xe chuyên nghiệp mới định hình được giá. Và đấy là điểm khác biệt mà người tiêu dùng, bao giờ cũng bị giới buôn xe qua mặt.
Đủ cách "lừa"
Tuấn "con" bỏ nghề giáo viên, gần chục năm nay xoay sang buôn ô tô. Tuấn có garage chuyên sửa chữa, ký gửi ô tô trên phố Nguyễn Văn Cừ, bày từ chiếc Lada, Nissan sản xuất những năm 1970 đến chiếc Toyota Prado, Lexus LS430, Mercedes S500 hay BMW 745 Li.. Tuấn bảo: "Số người mua ô tô ở Hà Nội ngày một tăng. Người vừa tiền thì mua dòng Matiz, Premacy, Corolla, Jolie, Zace, Lanos, Lacetti, người nhiều tiền lại mua xe cũ, mua Accord, BMW (318,525,325), Licol, Lexus, Infiniti...
Tất nhiên xe nào cũng có giá của nó". Dòng xe "tã" hoặc đời "sâu", giá nhập chỉ xấp xỉ 100 triệu đồng. Cánh buôn xe sau khi đăng ký biển mới biển Hà Nội, Tp.HCM, đưa vào xưởng làm lại nội thất, âm thanh, đèn, gương... mà phần lớn "đồ" do các liên doanh hoặc Trung Quốc sản xuất giá khá rẻ... Rồi chỉnh lại số km đã chạy xuống bằng nửa, sơn lại vỏ xe... sau đó đăng quảng cáo trên báo, trang web, đưa vào các garage ký gửi hoặc "trưng hàng" ngay tại các điểm đỗ, trông giữ ô tô trên đường phố. Anh Phi, một thợ xe trên phố Phùng Hưng cho biết: "Xe bị tai nạn càng nặng càng là nguồn hàng được dân buôn tranh chấp. Giới buôn xe bây giờ rất thân thiết với các hãng bảo hiểm, và thường ăn dơ với nhân viên bảo hiểm đưa xe đến xưởng của mình, cho "cò" ve vãn, ép giá khách bán xe.
Nhưng thú thực ngay cả dân buôn xe cũng không dám chắc xe có nguyên lành không, nên bao giờ cũng phải dùng nam châm để thử độ lỳ trên vỏ xe. Chưa kể nhiều thợ xe còn tinh vi đến mức làm lại cả đăng kiểm cho xe". Cũng theo anh Phi, nếu vớ phải xe bị "mông má" do thợ có lương tâm bán, còn đỡ. Gặp phải hàng chợ, đi chưa hết 1.000 km, những vết nứt "tút tát" sẽ bong tróc ngay và máy bắt đầu ọc ạch... đòi tiền. Tuấn "con" tâm sự. Dân buôn xe nhiều năm nay đã "hợp tác" với các cửa hàng cầm đồ. Vì thế cẩn thận với xe không có nguồn gốc rõ ràng, xe tranh chấp. Chính Tuấn năm ngoái đã bị "dính" chiếc Toyota Camry.
Một đôi yêu nhau chung tiền mua xe, đăng ký đứng tên cô gái. Nhưng sau vụ làm ăn cậu con trai đem xe đi đặt hiệu cầm đồ. Hết hạn, Tuấn được "thanh lý" giá rẻ chừng nửa giá thị trường và bán lại cho một người khách quen. Xe chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, cô gái quay lại... tống tiền. May Tuấn phát hiện đôi trai gái này thông đồng nhau đề "đòi xe" nên nhờ công an can thiệp. Ngọc cũng kể: Tháng 6-2006 qua mạng, Ngọc phát hiện một "con" Mercedes S500 đời 2004 giá 58.500 USD, rẻ 1/3 so với giá thị trường. Chiếc xe này nhập khẩu, nội thất cực đẹp, gầm xe, sát xi đều chứng tỏ xe rất mới. Tuy nhiên khi yêu cầu xem hồ sơ xe và tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng, chủ xe bảo chỉ thích... mua bán trao tay.
Nghi ngờ, Ngọc nhờ tra đăng ký xe và cũng phát hiện hồ sơ của xe này cũng là "Mẹc" nhưng năm sản xuất là 2000. Tuấn "con" khi nghe chuyện này, cho biết: Đấy là "chiêu" biến xe cũ thành xe mới khá "độc" của dân buôn hiện nay. Những xe thương hiệu nổi tiếng Honda, Toyota, Mazda... sắp hết thời gian lưu hành được mua lại với giá 10-20 triệu đồng, được chuyển vùng, đăng ký tiền biển mới sau đó chính thức được "hóa giá" trong... bãi sắt vụn. Dân buôn sẽ mua những xe nhập lậu, xe tái xuất với giá cực rẻ, chỉ khoảng dưới 20.000 USD, sau đó "bắn" số khung, số máy của chiếc xe cũ vào xe mới, làm đăng kiểm mới rồi bán ra thị trường bằng giá xe "xịn" ăn chênh lệch hàng chục nghìn USD. Song có lẽ thế, người mua xe cũng đỡ bị cho là "gà". Với người tiêu dùng, việc mua phải xe trộm cắp mới thật sự tai họa.
Dân buôn cũng không từ thủ đoạn gì khi "trót" mua phải một chiếc ô tô gian. Cũng bị chiêu kể trên, anh Phi đã chấp nhận mất trắng khi "ôm" một chiếc Nubira giá quá "bèo" 12.000USD bị ăn cắp từ Nam Định đưa vào Tp.HCM "chế biến" rồi quay về Hà Nội. Anh Phi cho biết, hiện ngay tại Hà Nội cũng đã xuất hiện đăng ký ô tô giả để "hợp thức hóa" cho những xe không rõ xuất xứ, xe tái xuất. Chỉ với 5 triệu đồng, sau 1 tuần sẽ có một đăng ký với "phôi" như thật, con dấu đỏ của cơ quan chức năng đạt đến độ giống đến 8/10, mà chỉ những người nào đã từng bị lừa mới thấy được độ bóng của con dấu và biết đâu là thật, đâu là giả.
Chút kinh nghiệm "còi"
Khi đi mua xe cũ tại các garage bao giờ cũng bị nói thách khoảng 1000 -1500 USD. Đấy chưa kể giá dịch vụ cho một lần chỉnh sửa hạ chỉ số đồng hồ km khoảng 30USD (trừ dòng xe Marcedes và Ford. Escape không thể thay đổi được vì bộ giải mã của hai dòng xe này được bảo mật, nếu cố làm có thể sẽ hỏng hẳn đồng hồ), dân buôn đã có lãi khoảng 300-500 USD khi bán được một chiếc ô tô cũ.
Do đó nếu muốn mua xe tốt, bền, đẹp, rẻ như tôi, bắt buộc phải qua một lớp... xóa mù kiến thức về ô tô. Một xe có động cơ còn tốt, các khớp nối cao su trong hệ thống làm mát hoặc điều hòa rất mềm, không bị nứt hoặc lão hóa; xe khi lái tốc độ cao không bị rung tay, tốc độ bình thường, vô lăng cân bằng, khi tăng hay giảm số thì côn số ngọt, không có tiếng va đập của kim loại và phát ra tiếng giật cục. Khi kiểm tra xe nên mở cánh cửa xem độ dơ nhiều hay ít, dùng nam châm di nhẹ trên bề mặt vỏ xe để phát hiện mức độ tai nạn nếu có...
Tuy nhiên, nếu không có quan hệ với dân buôn, tôi đoán chắc, dễ đến 80% người mua vẫn bị "trúng kế" của những ông chủ garage, những người chuyên kinh doanh xe cũ. Thế nên, không có chuyện "bắt vở"... thợ xe xem ra cũng chỉ là lời tự nhắc nhở của riêng tôi nên cẩn thận khi đi mua ô tô cũ mà thôi...
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bat-vo-tho-xe-o-to/65073443/157/
Chờ cả năm xem thị trường ôtô cũ có... hạ nhiệt không, để làm một "con" vừa tầm, cũng để... khoe, và khi về quê, cho tiện. Nhưng rồi xe ô tô cũ nhập khẩu vẫn chưa thể áp mức thuế suất thấp. Giá xe vẫn cao so với yêu cầu mới, sang, bền, rẻ của tôi... Thế là đành lặn ngụp vào cái thế giới xe cũ, dù biết sẽ xảy trăm điều... hớ khi chẳng có chút kiến thức nào về máy móc, để phòng tránh mánh khóe của dân buôn bán ô tô.
Thấy tôi mua mấy tờ báo chuyên... rao vặt để tìm một chiếc ô tô ưng ý. Ngọc người cháu rể là dân chơi xe ô tô cười to: "Chú đừng tin những lời họ nói qua điện thoại. Đấy đều là những xe họ đã "mông má" của thợ xe chuyên nghiệp. Kể cả khi trực tiếp xem xe, rõ hấp dẫn nhưng có thể là xe tai nạn, xe chuyển vùng hoặc là xe "đểu". Nhiều thợ xe còn chào hàng cả những biển cực đẹp, song khi thỏa thuận giá cả, tiền trao, mới lòi ra là biển... vớ vẩn".
Tại sao lại có chuyện đó? Tôi hỏi. "Người có nhu cầu vẫn thích mua bán ô tô không cần giấy tờ, vì ngại các thủ tục sang tên chuyển nhượng, thuế. Đây là nguyên nhân, nhiều người mua xe xong đành cắn răng mất tiền vì mua phải xe tái xuất, xe tranh chấp, thậm chí xe ăn cắp..."
Trăm kiểu "luộc" khách
Hà Nội chưa có chợ xe ô tô cũ theo đúng nghĩa. Nhưng khi theo dân buôn xe, tôi mới à lên, phố Phùng Hưng, Chùa Hà, Lê Thánh Tông, Trần Khát Chân, Nguyễn Khoái, Láng Hạ... hóa ra đã là chợ. Ngọc bảo: "Nếu chú không có người am hiểu xe đi cùng thì rất dễ bị "luộc". Thị trường xe cũ hiện nay chủ yếu bán chạy dòng xe liên doanh: Daewoo Lanos đời 2002-2003 chạy 1 vạn km giá 12.000 USD; Mitsubishi Grandis đời 2004-2005 chạy 1.8 vạn km, giá 24.000 USD; hay Jolie SS đời 2006 giá khoảng 18.000 USD...
Dòng xe ít tiền hơn: Matiz S, Suzuki, Wagon R, Mekong, Kia Pride giá chỉ 5.000 - 8.000 USD, các xe nhập khẩu từ Nissan, Mazzda, Toyota... đời từ 1992-2000 giá cũng dưới 15.000 USD. Những xe này hầu như hồ sơ chuẩn và giá cả không đắt, chủ yếu đã qua tay vài chủ, có thể xe chỉ xước xát hay chủ xe muốn lên đời xe "xịn", nên bán. Tất nhiên khi đã rơi vào tay các thợ xe, hàng sẽ được đánh bóng thay thế những chi tiết hỏng, rồi chỉ 5 ngày, chậm nhất 1 tuần là ô tô đã lại có mặt ở chợ.
Ngọc cho biết, những xe này lãi không nhiều, thợ xe chỉ được chừng 500-700 USD, còn nếu ký gửi vào các salon, garage mới lãi 1.500 USD. Nhưng để "ăn" hơn, dân buôn xe hay đi tỉnh tìm hàng thanh lý của các cơ quan, doanh nghiệp, làm các thủ tục chuyển vùng, "nâng đời" nội thất, thay đệm ghế, sàn ô tô, vô lăng, các trò giải trí, băng đĩa nhạc, đài, DVD... quay lại đồng hồ km, thay lốp... bán chênh lệch đến cả chục nghìn USD.
Huế - chủ một xưởng sửa chữa ô tô trên đường Phạm Văn Đồng cho biết: "Dân buôn rất hay dùng những xe tai nạn vì giá rẻ. Hàng sau khi "mông má" cùng lắm giá thành 10.000 -20.000 USD. Vì thế đừng nhìn vào bề mặt trơn láng, không có vết rộp, rạn nứt, kể cả gầm xe không trày xước mà đoán xe tốt, xấu. Với trình độ sửa chữa hiện nay, những chiếc xe bị tai nạn nặng, xe đã cũ nát như tương cũng thành xe đẹp long lanh. Ngay đến thợ xe, đôi khi cũng không phân biệt được". Chỉ khi "soi" kỹ từng số ốc vít, gioăng cao su, khe hở giữa các tấm ốp, sát xi ngay dưới nắp capo cùng với hồ sơ của xe, thợ xe chuyên nghiệp mới định hình được giá. Và đấy là điểm khác biệt mà người tiêu dùng, bao giờ cũng bị giới buôn xe qua mặt.
Đủ cách "lừa"
Tất nhiên xe nào cũng có giá của nó". Dòng xe "tã" hoặc đời "sâu", giá nhập chỉ xấp xỉ 100 triệu đồng. Cánh buôn xe sau khi đăng ký biển mới biển Hà Nội, Tp.HCM, đưa vào xưởng làm lại nội thất, âm thanh, đèn, gương... mà phần lớn "đồ" do các liên doanh hoặc Trung Quốc sản xuất giá khá rẻ... Rồi chỉnh lại số km đã chạy xuống bằng nửa, sơn lại vỏ xe... sau đó đăng quảng cáo trên báo, trang web, đưa vào các garage ký gửi hoặc "trưng hàng" ngay tại các điểm đỗ, trông giữ ô tô trên đường phố. Anh Phi, một thợ xe trên phố Phùng Hưng cho biết: "Xe bị tai nạn càng nặng càng là nguồn hàng được dân buôn tranh chấp. Giới buôn xe bây giờ rất thân thiết với các hãng bảo hiểm, và thường ăn dơ với nhân viên bảo hiểm đưa xe đến xưởng của mình, cho "cò" ve vãn, ép giá khách bán xe.
Nhưng thú thực ngay cả dân buôn xe cũng không dám chắc xe có nguyên lành không, nên bao giờ cũng phải dùng nam châm để thử độ lỳ trên vỏ xe. Chưa kể nhiều thợ xe còn tinh vi đến mức làm lại cả đăng kiểm cho xe". Cũng theo anh Phi, nếu vớ phải xe bị "mông má" do thợ có lương tâm bán, còn đỡ. Gặp phải hàng chợ, đi chưa hết 1.000 km, những vết nứt "tút tát" sẽ bong tróc ngay và máy bắt đầu ọc ạch... đòi tiền. Tuấn "con" tâm sự. Dân buôn xe nhiều năm nay đã "hợp tác" với các cửa hàng cầm đồ. Vì thế cẩn thận với xe không có nguồn gốc rõ ràng, xe tranh chấp. Chính Tuấn năm ngoái đã bị "dính" chiếc Toyota Camry.
Một đôi yêu nhau chung tiền mua xe, đăng ký đứng tên cô gái. Nhưng sau vụ làm ăn cậu con trai đem xe đi đặt hiệu cầm đồ. Hết hạn, Tuấn được "thanh lý" giá rẻ chừng nửa giá thị trường và bán lại cho một người khách quen. Xe chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, cô gái quay lại... tống tiền. May Tuấn phát hiện đôi trai gái này thông đồng nhau đề "đòi xe" nên nhờ công an can thiệp. Ngọc cũng kể: Tháng 6-2006 qua mạng, Ngọc phát hiện một "con" Mercedes S500 đời 2004 giá 58.500 USD, rẻ 1/3 so với giá thị trường. Chiếc xe này nhập khẩu, nội thất cực đẹp, gầm xe, sát xi đều chứng tỏ xe rất mới. Tuy nhiên khi yêu cầu xem hồ sơ xe và tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng, chủ xe bảo chỉ thích... mua bán trao tay.
Nghi ngờ, Ngọc nhờ tra đăng ký xe và cũng phát hiện hồ sơ của xe này cũng là "Mẹc" nhưng năm sản xuất là 2000. Tuấn "con" khi nghe chuyện này, cho biết: Đấy là "chiêu" biến xe cũ thành xe mới khá "độc" của dân buôn hiện nay. Những xe thương hiệu nổi tiếng Honda, Toyota, Mazda... sắp hết thời gian lưu hành được mua lại với giá 10-20 triệu đồng, được chuyển vùng, đăng ký tiền biển mới sau đó chính thức được "hóa giá" trong... bãi sắt vụn. Dân buôn sẽ mua những xe nhập lậu, xe tái xuất với giá cực rẻ, chỉ khoảng dưới 20.000 USD, sau đó "bắn" số khung, số máy của chiếc xe cũ vào xe mới, làm đăng kiểm mới rồi bán ra thị trường bằng giá xe "xịn" ăn chênh lệch hàng chục nghìn USD. Song có lẽ thế, người mua xe cũng đỡ bị cho là "gà". Với người tiêu dùng, việc mua phải xe trộm cắp mới thật sự tai họa.
Dân buôn cũng không từ thủ đoạn gì khi "trót" mua phải một chiếc ô tô gian. Cũng bị chiêu kể trên, anh Phi đã chấp nhận mất trắng khi "ôm" một chiếc Nubira giá quá "bèo" 12.000USD bị ăn cắp từ Nam Định đưa vào Tp.HCM "chế biến" rồi quay về Hà Nội. Anh Phi cho biết, hiện ngay tại Hà Nội cũng đã xuất hiện đăng ký ô tô giả để "hợp thức hóa" cho những xe không rõ xuất xứ, xe tái xuất. Chỉ với 5 triệu đồng, sau 1 tuần sẽ có một đăng ký với "phôi" như thật, con dấu đỏ của cơ quan chức năng đạt đến độ giống đến 8/10, mà chỉ những người nào đã từng bị lừa mới thấy được độ bóng của con dấu và biết đâu là thật, đâu là giả.
Chút kinh nghiệm "còi"
Khi đi mua xe cũ tại các garage bao giờ cũng bị nói thách khoảng 1000 -1500 USD. Đấy chưa kể giá dịch vụ cho một lần chỉnh sửa hạ chỉ số đồng hồ km khoảng 30USD (trừ dòng xe Marcedes và Ford. Escape không thể thay đổi được vì bộ giải mã của hai dòng xe này được bảo mật, nếu cố làm có thể sẽ hỏng hẳn đồng hồ), dân buôn đã có lãi khoảng 300-500 USD khi bán được một chiếc ô tô cũ.
Do đó nếu muốn mua xe tốt, bền, đẹp, rẻ như tôi, bắt buộc phải qua một lớp... xóa mù kiến thức về ô tô. Một xe có động cơ còn tốt, các khớp nối cao su trong hệ thống làm mát hoặc điều hòa rất mềm, không bị nứt hoặc lão hóa; xe khi lái tốc độ cao không bị rung tay, tốc độ bình thường, vô lăng cân bằng, khi tăng hay giảm số thì côn số ngọt, không có tiếng va đập của kim loại và phát ra tiếng giật cục. Khi kiểm tra xe nên mở cánh cửa xem độ dơ nhiều hay ít, dùng nam châm di nhẹ trên bề mặt vỏ xe để phát hiện mức độ tai nạn nếu có...
Tuy nhiên, nếu không có quan hệ với dân buôn, tôi đoán chắc, dễ đến 80% người mua vẫn bị "trúng kế" của những ông chủ garage, những người chuyên kinh doanh xe cũ. Thế nên, không có chuyện "bắt vở"... thợ xe xem ra cũng chỉ là lời tự nhắc nhở của riêng tôi nên cẩn thận khi đi mua ô tô cũ mà thôi...
Theo An ninh thủ đô
Chỉnh sửa cuối: