Những cái lễ hội ở xứ này ko hiểu nó sẽ đi về đến đâu nữa!
Chùa Hương, trong kỷ niệm tuổi thơ tôi là những con đò lướt đi êm ả trên dòng suối Yến thơ mộng, có nam nữ té nước nhau mỗi khi các thuyền đi qua nhau với đầy ắp tiếng cười. Đoạn đường leo lên các chùa và Động là đường đất, già trẻ gái trai chống gậy và bám vào cành hay thân cây ven đường để đi, hai bên đường là rừng là núi là đá, một vẻ đẹp nguyên sơ và thanh nhã. Trong khung cảnh thơ mộng ấy con mỗi người thấy mình lắng xuống, nhân thiện hơn, dọc đường người lên xuống khi gặp nhau đều một lới cháo "Adi đà Phật" nên râm ran suốt quãng đường tiếng Adi đà.
Chỉ đến tầm năm 2000 thôi là tất cả dần thay đổi rồi thay đổi chóng mặt."Cò" đón khách, tranh cướp khách du xuân từ bến xe Hà đông, Ba la.. cảnh giành giật chửi bới chèn ép khách từ bến Đục đến trong chùa, động. Hai bên đường lên biến thành "phố" của chia lô phân nền nhếch nhác bặm trợn.
Chùa Hương cũng như nhiều ngôi chùa khác, lễ hội ở đây cũng như nhiều lễ hội khác thực sự thành một "chợ phiên" của năm, buôn bán từ chai nước đến tâm linh nên nó có đủ mọi sắc thái của một cái chợ được quản lý lỏng lẻo. Và, trớ trêu nhất là món hàng chính-tâm linh- lại được buôn bán trắng trợn và bát nháo nhất!
Tôi vẫn cùng gia đình đến chùa Hương, nhưng vào mùa hè