Em lại đưa tin tiếp hầu các cụ, tin em hóng nhé, nhiều cụ cứ bắt bẻ quá
Hóng d thì paste luôn đi cho nóngEm lại đưa tin tiếp hầu các cụ, tin em hóng nhé, nhiều cụ cứ bắt bẻ quá
Em paste luôn ấy nhưng toàn phải chờ kiểm duyệt cụ ạHóng d thì paste luôn đi cho nóng
-Trận 3 bên Hàn cử ra đại diện người Hàn Quốc có lẽ là xuất sắc nhất của mình, cứ nghĩ là ông Nam Anh phải xuất đầu lộ diện. Nhưng lạ thay ông quay ra vẫy anh Huân, người con vừa bị trừng trị lên đấu trận quyết chiến cuối cùng. Và thế là không rõ vì tài nghệ xuất chúng hay vừa bị đòn của bố mà anh Huân đã đánh mộ trận vô cùng đẹp mắt, những người chứng kiến bảo rằng ngay những clip phim đóng của Lý Tử Long hay Chung Tử Đơn cũng còn chả so sánh được. Phái Hàn Quốc thua đau đớn, nhưng tâm phục khẩu phục hoàn toàn, không còn gì để nói, xin phép rút về, từ đó chưa thấy quay lại ho he phục thù…
Vậy để nói, Flores còn không được ngồi vào trong vòng cung của đội tuyển bên Vịnh Xuân Nam Anh thì tất nhiên làm gì có “cửa” so với anh Huân (hơn Flores vài tuổi) - người được tất cả tây ta coi là võ sư đầu đàn của môn phái. Anh Huân có tài có tật, tiêu phí của cha không biết bao nhiêu tiền của. Có lần dính dáng tới cảnh sát, bị bắt nhốt vào tù, người quen về báo cho ông Nam Anh để bảo lãnh hay giải cứu ra – nhưng người cha lãnh đạm bảo mỗi người tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mặc cho em gái anh Huân cũng van xin cha ra tay, với uy tín của ông NA ở Quebec thì anh Huân có lẽ sẽ ra ngay, nhưng ông kiên quyết không tác động gì. Được em gái báo tin như thế, vốn vô cùng ngang ngược anh Huân lấy thìa mài nhọn rồi tự rạch bụng mình ra, may mà cảnh sát phát hiện cấp cứu được. Cứ tưởng thể nào ông Nam Anh cũng sẽ phải ra tay nhưng không, ông nhắn rằng có gan rạch bụng thì cũng có gan khâu lại... Từ đó con cái và đệ tử không mấy khi dám phiền ông vì những chuyện tương tự nữa!
Đệ tử như pờ lo rêt xếp vào hàng cổ đông rồi, nên kiêu gì cũng được chia cổ tứcEm có đôi phần tò mò muốn hỏi cụ chủ : Tấm đệ tử như cụ Phờ - lo - rét vẫn còn phải đóng học phí hay đã được hưởng lương của võ đường .
Chuẩn nhất là "cụ" và "cháu"Đệt, mi ở nơi mô thì về nơi ấy. Đã ở đây thì phải Kụ với Em
đọc bài của cụ hay quá.Bây giờ võ sư Nam Anh đã U80 rồi nhưng vẫn rất khỏe, chủ yếu sống ở VN chứ kinh doanh võ đường bên kia giao lại cho mấy đệ tử kiểu Flores. Ông này về VN kinh doanh cũng buồn cười, thấy làm gì lúc đầu cũng dễ rồi hóa ra lại khó, đầu tư đa số là hỏng, cuối cùng rút ra quy tắc vàng khá hay: chẳng mua bán nhà cửa đất cát xe cộ gì hết, tất cả thuê, rẻ hơn rất nhiều mà đỡ rức đầu. Có trăm tỷ để tiết kiệm tên vợ, cứ thế mà sống thôi, mỗi năm sang kia đôi lần để quyết toán và gặp gỡ kêu gọi từ thiện, chứ sống ở VN thích hơn. Vẫn rất khỏe, tự tập rất nhiều, môn võ của ông có vẻ thiên về cường lực. Tôi gặp toàn trong quán nhậu với karaoke nhưng bác này không uống đồ có cồn
Cách đây 8-9 năm gì đấy ngoài bắc có tổ chức một đại hội các môn phái võ toàn quốc (tên chính xác quên rồi), đứng tên ất ơ UNESCO, Thiên Đường Bảo Sơn là nhà tài trợ và nơi tổ chức. Hôm đó quần tụ khá đầy đủ các môn phái, bởi vì có sự kiện 300 đệ tử (hay 30, mỗi người kể một kiểu) của các môn phái được nhận danh hiệu “võ sư” (hay cái gì đó tương tự), quần hùng phấn khởi lắm. Chưởng môn Nam Anh được mời nhưng ông không đi mà đưa giấy mời cho 2 đệ tử đang lang bang ngoài Bắc để tìm hiểu võ công, là Joe và Flores. Có một đại ca bạn thân của ông Nam Anh cũng tham dự, dẫn theo cả 2 chú tây này và mấy đàn em lau nhau, chả võ nghệ gì...
Khi thấy quang cảnh tưng bừng và khí thế ngút trời của các võ sinh, chú Flores là tây nên được mời lên để phát biểu. Với tính khiêm tốn và đơn giản đến mức ngô nghê của “tây lông” (ai nghe những phát biểu live của chú này bây giờ sẽ dễ hiểu hơn), chú này khi đó còn chưa đến 40 khá trẻ, phát biểu đại ý như sau:
-Xin chúc mừng đại hội của võ sinh toàn quốc. Tôi là ngoại quốc nhưng được học thầy Việt Nam, cho nên tôi rất yêu quý võ thuật Việt Nam. Nhưng quả thật là ở nước tôi Canada, cũng như nhiều nước khác tôi đã có dịp giao lưu, thì việc đào tạo một võ sinh từ đầu lên đến những cấp độ như “võ sư” phải trải qua rất nhiều bậc, mỗi bậc đều có những tiêu chuẩn khắt khe và cụ thể đối với từng môn võ, và võ sinh dù tài giỏi đến đâu đều phải qua hết được các bậc đó. Nhưng tôi đi từ nam chí bắc ở đây, chả thấy có cái võ đường tiêu chuẩn nào cả, thì lấy gì ra để giáo dục võ sinh, khảo thí võ sinh, lấy đâu ra hệ thống đánh giá nào cho họ để hôm nay một lúc 300 võ sư của các môn phái khác nhau cùng được công nhận như vậy? Tôi chỉ thấy có võ đường của võ sư Chương là gần đạt được mô hình chuẩn của quốc tế như vậy, còn những nơi khác tôi đã giao lưu tìm hiểu thì không thấy, hay là tôi chưa biết chỗ nào. Xin các vị đồng nghiệp tạo điều kiện để tôi và bạn Joe tìm hiểu một võ đường thực sự chuẩn của các bạn có được không?
(Chương là một võ sư đã thành danh bên Tiệp, sau về quản lý chợ Hàng Da và có mở võ đường gần đó, Flores giao lưu và đánh giá khá cao).
Chú tây ề à tiếng Pháp, em gái phiên dịch tất nhiên dịch “võ” không đơn giản và dịch thế nào đến nỗi tất cả khán giả nghe hiểu là 2 thằng tây khiêu chiến tất cả các võ đường miền bắc vì chả có cái nào ra hồn! Khán phòng sôi sùng sục...
Bị ghét thế sao nó cứ mò vào đây nhỉMẹ, có con thần kinh bị khóa nick giờ lập nick mới vào nhăng cuội ta ta mi mi, tuy nhiên cách hành văn vẫn không khác mấy, đọc rác cả mắt.
E thì tưởng tượng ra cảnh Roberto Carlos 1 mình 1 bóng đến thách đấu cụ NA, đặt quả bóng phía ngoài cổng võ đường, đang chạy lấy đà chuẩn bị tung cú sút phạt búa bổ thần sầu Nhìn mấy ông dùng tay che trứng lập hàng rào chống đá phạt hài quáKìm dương tấn đấy cụ
Ta ta ngươi ngươi nghe tào lao quá đúng giọng âm binh,dùng nick chính mà chém.Bởi vậy mới nói nó hay.
Nói tóm lại ta thấy võ cổ truyền có rất nhiều cái hay, cái này ta tìm hiểu kỹ rồi mới biết.
Ta thấy nên cần đầu tư các môn võ này thật nhiều.
Trước đây ta không thích Nam Huỳnh Đạo lắm nhưng giờ suy nghĩ của ta đã khác.
Nên phát triển quảng bá như thế sẽ tốt hơn.
Các ngươi phỏng có đúng không.