Cụ lại k hiểu hết vấn đề, hệ thống ống nó vẫn cho phép chịu áp 16bar chẳng hạn (và về nguyên tắc khi thử áp đường ống để nghiệm thu các công trình, toà nhà, đều có tối thiểu 3 mức áp thử với thời gian tương ứng để kiểm tra hệ thống có kín hay k? Với mỗi mức áp sẽ có tgian thử bao lâu và cho phép giảm áp bao nhiêu) nhưng thiết bị đầu ra chỉ cho phép hoạt động ổn định ở mức áp nhỏ hơn áp lực tối đa của đường ống. Ví dụ như trường hợp của cụ chủ thớt, BNL cho phép hoạt động an toàn ở mức 0,75-0,8Mpa~ 7,5-8bar, nên trước đầu vào của bình sẽ có 1 van an toàn, khi áp hệ thống cấp cho nó vượt quá ngưỡng chịu thì nó sẽ kích hoạt đường xả áp để đảm bảo bình k nổ. Cái van giảm áp nó giúp hạ áp đầu ra đủ để cho hệ thống phía sau chịu đựng được theo thông số chứ nó k bảo đảm đầu vào có chịu đựng được k. Muốn đảm bảo hệ thống thì đầu vào phải có hệ số an toàn và sức chịu đựng lớn hơn đầu ra. Nôm na như hệ thống điện cũng thế, nó có các trạm biến áp là vậy, ở hệ thống truyền tải, để đảm bảo khả năng phân phối, truyền tải từ đầu nguồn thì nhà cung cấp sẽ cung cấp 1 giá trị điện áp, áp lực rất lớn (Cao áp, cao thế), rồi sau đó đến các điểm phân phối sẽ có các trạm trung thế, hạ thế. Cụ k thể sử dụng điện cao thế cho hệ thống dân dụng, cũng như k thể sử dụng hạ tầng của hệ thống dân dụng để sử dụng nguồn cao thế được. Còn kể cả là ống gì, vật liệu gì thì nó cũng chỉ có giới hạn chịu đựng, sức bền ở 1 giá trị max nhất định. Chứ k có cái gì là đúng cho tất cả.