Bất đồng thu phí, độc giả hiến kế chống tắc

trung kia

Xe hơi
Biển số
OF-133933
Ngày cấp bằng
10/3/12
Số km
137
Động cơ
372,270 Mã lực
(VnMedia) - Cho rằng ùn tắc và tai nạn không nằm ở phương tiện đạt tiêu chuẩn và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông mà nằm ở chính qui hoạch, xây dựng phát triển đô thị và qui hoạch xây dựng phát triển hệ thống giao thông cho nên việc đặt ra các loại phí là vô lý. Bạn đọc Nguyễn Quân (Hà Nội) đã hiến kế với Bộ trưởng Thăng nhiều biện pháp chống ùn tắc rất đáng để suy nghĩ.

Gần đây vấn nạn ách tắc và tai nạn giao thông luôn là vấn đề thời sự nóng hổi và càng nóng hơn nữa khi Bộ Giao thông với vô số sáng kiến, đề xuất đã làm nóng các bàn thảo tại bất cứ đâu. Đặc biệt là vấn đề thu phí Bảo trì đường bộ và phí hạn chế xe cá nhân càng gây ra nhiều tranh cãi trái ngược, song tựu trung đa số thấy khó chấp nhận và không xem là giải pháp hợp lý cho vấn nạn giao thông Việt Nam. Với suy nghĩ của một người dân tôi mong muốn góp một vài ý kiến về vấn đề này.

Trước hết tôi cho rằng ùn tắc và tai nạn giao thông là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế khá nhanh của Việt Nam thời gian qua. Đó là điều đáng mừng và kèm theo cả lo lắng, tuy nhiên mừng nhiều hơn lo.

Bao thế hệ chúng ta đã phấn đấu cho độc lập tự do và một xã hội phồn vinh và ngày hôm nay chúng ta dường như đang chạm tay vào nó. Còn nhớ, đã có thời, chúng ta vật vã khó khăn thế nào để vượt qua mất mát chiến tranh và cả cơ chế bao cấp kìm kẹp sự phát triển kinh tế và một xã hội xe đạp với bao gương mặt mệt mỏi phờ phạc còn hằn trên các bức ảnh đen trắng đây đó.

Người dân đã vui mừng, hân hoan chào đón thế nào khi mỗi gia đình mua được một cái xe máy, rồi từng người trưởng thành có một chiếc xe máy để tiện cho đi lại làm việc và đi chơi xa. Phương tiện xe máy đã làm không gian co lại và thời gian dài ra cho mỗi cá nhân con người và đẩy nhanh quá trình đi đến phồn vinh cho xã hội Việt Nam đúng như hiệu ứng của thuyết tương đối Anhxtanh…

Vâng, cái xe máy tiện ích, hữu dụng thế, tốt thế mà những năm cuối thập kỉ 80 đầu thập kỉ 90 nó có giá cả một gia tài, có khi bằng cả cái nhà mặt phố. Giá xe máy tại Việt Nam cao ngất ngưởng cũng giống như một cái xe ô tô bây giờ so tầm với của người dân hiện nay. Và phải mất hàng chục năm sau kể từ năm 1990, kể cả sau khi nhà máy Honda được mở tại nước ta thì người mua xe vẫn phải trả giá rất cao mới mua được. Phải mãi đến khi những xe máy Trung quốc giá rẻ tràn vào cùng quá trình ra đời của vô số nhà sản xuất lắp ráp xe nội địa, giá xe máy mới trong tầm tay của nông dân và cả bộ mặt kinh tế xã hội được thay đổi hoàn toàn nhất là nông dân và nông thôn Việt Nam.

Tất cả sự chậm trễ của việc phổ cập xe máy là nằm ở giá xe quá cao và chắc chắn phần nhiều nằm ở chính sách thuế phí của nhà nước với xe máy. Nhưng cũng cái xe máy mà chỉ cân bằng trên 2 bánh với tốc độ cao vài chục hay có khi cả trăm km cùng với những phút bốc đồng hay chủ quan, lơ đễnh của người lái hay những rủi ro bất khả kháng trên đường lưu thông đã đem lại bình quân hơn 30 người chết mỗi ngày trên khắp các cung đường Việt Nam, thật khủng khiếp….

Hậu quả tai nạn giao thông gây ra do xe máy đã làm cho bất kì ai khi chạm phải đều rùng mình ớn lạnh. Bản thân cá nhân tôi ngay từ khi chưa mua được ô tô cũng không dám đi xe máy để đèo vợ và 2 con ra phố hay nhất là ra ngoại thành vì sợ rủi ro cho cả nhà và taxi được lựa chọn dù cắn răng mất phí còn hơn chi cho nằm việc hay nghiêm trọng hơn là rủi ro thương tật suốt đời hay mất mạng của bản thân và gia đình.

Nói vậy để thấy xe ô tô an toàn ra sao với người tham gia giao thông. Vì vậy một phương tiện giao thông như ô tô trước hết đem lại cho chúng ta sự an toàn, tiện ích. Dẫn giải vậy để thấy rằng ô tô hay xe máy là những phương tiện giao thông văn minh, hiện đại và hữu ích để chúng ta có ứng xử với nó bình tĩnh tỉnh táo, hiểu đúng vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội chứ không phải là kẻ tội đồ để đem triệt hạ nó bằng mọi biện pháp thuế, phí hay cấm đoán!

Chúng ta đều biết rằng ngành công nghiệp ô tô là giấc mơ của bao quốc gia, trong đó có Việt Nam với xác định là ngành mũi nhọn. Bản thân ngành công nghiệp ô tô có hiệu quả kinh tế hết sức to lớn và nó kéo theo sự phát triển của vô số ngành công nghiệp phụ trợ khác như cán thép, nhựa, cơ khí, tin học, điện tử….

Rõ ràng là để có một ngành công nghiệp ô tô thì phải có một sức cầu nội địa đủ lớn và ngày càng lớn. Như vậy việc tăng sức tiêu thụ ô tô nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng ngành công nghiệp ô tô. Vậy nhưng với việc gần đây Bộ GTVT đề xuất phí hạn chế xe cá nhân và phí bảo trì đường bộ đồng thời xem ô tô và xe máy như là các phương tiện cá nhân cần hạn chế thì đã hoàn toàn mâu thuẫn đối lập với mong muốn phát triển một ngành công nghiệp ô tô như chúng ta đã xác định và mong muốn.

Thật không hiểu được tại sao những quan chức ngành giao thông không thấy vui mừng vì lượng xe máy, ô tô đang tăng nhanh mà lại sợ hãi nó đến vậy? Cá nhân tôi cho rằng các quan chức giao thông Việt Nam đang chẩn bệnh sai và đương nhiên bốc và kê thuốc sai hoàn toàn cho căn bệnh giao thông! Còn nếu mục tiêu chỉ là tăng thêm ngân sách cho ngành giao thông chi tiêu thì càng không thể chấp nhận được vì cái mất của chúng ta với toàn bộ nền kinh tế và cả an ninh quốc phòng cũng như uy tín của chính quyền còn lớn hơn số phí định thu kia cả vạn lần như trên đã phân tích!

Trước hết phải thấy rằng mỗi chiếc xe máy hay ô tô tại Việt Nam đã phải nộp các khoản thuế phí rất lớn vào ngân sách Nhà nước và đương nhiên một phần không nhỏ là giành cho ngành giao thông để phát triển hạ tầng giao thông.


Ùn tắc giao thông trên một số tuyến đường Thủ đô giờ cao điểm.

Chính vì những thuế phí cao ngất này mà một chiếc xe ô tô tại VN mới có giá cao gấp 2-3 lần xe cùng loại tại Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc. Vì vậy, việc thu thêm phí dù với tên gọi gì và mục tiêu gì đi nữa vào xe máy và ô tô đều là không hợp lý và quan trọng nhất là nó đánh vào nhu cầu, vào quyền ngày càng được an toàn hơn, văn minh hơn và hiệu quả hơn của người dân trong giao thông.

Chính sách phí này đánh trực tiếp vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và phụ trợ, vào sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung. Chính sách phí này cũng không công bằng khi mà chỉ có khoảng vài ba triệu dân tại Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh là chịu ùn tắc đường nhưng lại bắt toàn dân gánh chịu cùng khi mà vừa phải nộp trên mỗi đầu xe và phải trả qua giá hàng hóa chắc chắn sẽ tăng lên do tăng chi phí vận chuyển, vận tải.

Nó đồng thời cũng làm cho đời sống người dân sẽ khó khăn hơn khi lạm phát dâng cao do thu nhập thực tế giảm. Xong trước hết nó gây ra tranh cãi, suy tư của đa số người dân và lòng dân buồn bực vì cứ phải gánh chịu hậu quả từ những người quản lý trong việc qui hoạch và phát triển ngành giao thông. Có thể nói rằng lòng dân rất không thuận chứ không phải như vị Bộ trưởng nói nhân dân ủng hộ đâu!

Vậy giải pháp ở đâu?

Phải thấy rằng ách tắc và tai nạn giao thông không nằm ở phương tiện giao thông đạt tiêu chuẩn và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông mà nằm ở chính qui hoạch, xây dựng phát triển đô thị và qui hoạch xây dựng phát triển hệ thống giao thông.

Với mật độ dân số cao cùng diện tích giành cho giao thông động và tĩnh thấp thì ách tắc là đương nhiên thôi. Vì vậy, với vấn đề ách tắc giao thông không khó giải quyết. Vấn đề ách tắc giao thông đô thị trên cả Việt Nam cũng chỉ chủ yếu là với 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh mà thôi và cũng chỉ tại cửa ngõ thành phố và một số quận trung tâm chứ không phải là với các quận huyện ngoại thành. Vì vậy, giải pháp cần tập trung vào 2 thành phố này chứ không phải là bắt toàn dân gánh phí như phương án của bộ GTVT.

Về qui hoạch đô thị cần giãn mật độ dân số ra là giải pháp lâu dài nhưng cũng phải làm ngay từ bây giờ. Xong trước mắt cần biện pháp tức thời là đánh phí vào các tòa nhà cơ quan, công sở, văn phòng, nhà hàng, khách sạn bất kể là tư nhân hay nhà nước tại các quận nội thành trung tâm….Đây chính là phí gây ách tắc giao thông do các cơ quan công sở này đã thu hút về đây một lượng lớn nhân viên lao động và khách giao dịch.

Tiêu chí để thu phí có thể dựa vào diện tích sử dụng kết hợp số lượng lao động tại các cơ quan này. Như vậy số liệu làm căn cứ thu là rất rõ ràng và dễ cho quản lý, đồng thời tôi cho là công bằng và hợp lý vì họ đã chọn lựa cho mình vị trí làm việc đẹp, đắc địa thì phải chịu chi phí cao là đương nhiên. Giải pháp này có cái hay là nếu tại các phường, quận càng ách tắc nhiều thì đánh phí càng cao và sẽ điều chỉnh mức phí lên để bao giờ đạt được hiệu quả giảm tải mới thôi….

Tôi cho rằng, có lẽ chỉ một thời gian ngắn các cơ quan, công sở, văn phòng, nhà hàng khách sạn sẽ phải tự di dời và điều chỉnh lượng nhân viên của mình để chi phí hợp lý hơn và đương nhiên khi mà chi phí mặt bằng cao thì người dân cũng sẽ ít tập trung hay dịch chuyển về đây do giá cả mọi thứ tại các quận này cũng sẽ cao ngất. Hiệu quả của giải pháp rất đơn giản này sẽ đạt được sau một thời gian ngắn là điều chỉnh ngay mật độ dân số và lưu lượng giao thông tại các quận trung tâm.

Đồng thời với đó qui hoạch đô thị và giao thông cần tăng nhanh bến xe bãi đỗ hợp lý do một thời gian dài chúng ta chỉ chuẩn bị giao thông cho xe đạp, xe máy chứ không phải ô tô. Phát triển xây dựng nhanh các cầu vượt nhẹ như đang làm với 4 nút giao thông tại Hà nội và tránh tối đa các rẽ cắt hay quay đầu trên các phố trung tâm. Các ngã tư tại các thành phố cần được xẻ vát góc hợp lý hơn chứ không phải vuông góc như đa số hiện nay là hệ quả của qui hoạch giao thông không cho ô tô!.

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể tạm thời dừng cấp hay hạn chế đăng kí ô tô xe máy một thời gian để đợi cho việc hoàn thiện hệ thống giao thông tốt hơn sẽ cấp phép trở lại. Song song với đó là cấm các xe máy, ô tô 4 chỗ mang biển ngoại tỉnh lưu thông vào các quận trung tâm để giải pháp tạm dừng cấp đăng kí xe có hiệu quả hơn. Tất nhiên đồng thời với đó là phải tổ chức các xe buýt sạch sẽ văn minh và luồng tuyến hợp lý hơn nữa.

Cuối cùng xin nhắc lại ý kiến của một vị chuyên gia Nhật đã khuyên chúng ta thay vì lo lắng ách tắc giao thông mà hạn chế xe ô tô, thay vì đánh thuế cao hãy hạ bớt thuế, hạ giá xe chấp nhận tắc đường để phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô và nhà nước sẽ thu được nhiều thuế hơn để một thời gian sau chúng ta có cả ngành công nghiệp ô tô và có cả hệ thống giao thông hiện đại. Ý kiến của vị chuyên gia này rất đáng suy ngẫm và làm theo!.


Tùng Nguyễn - (Ghi)
 

Lammd

Xe tải
Biển số
OF-13670
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
441
Động cơ
522,090 Mã lực
nghe hợp lý

Nhưng liệu có ai nghe và làm theo?

Hay chỉ Tiền và thu tiền?
 

tuanvu9371

Xe hơi
Biển số
OF-124329
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
103
Động cơ
380,430 Mã lực
làm theo cách đó thì ngân sách nhà nước cạn sao. phải làm theo anh # thôi, thông cảm cho anh # đi.
 

MrHim

Xe đạp
Biển số
OF-135986
Ngày cấp bằng
26/3/12
Số km
40
Động cơ
369,600 Mã lực
bác này chuẩn quá , Vn cần nhiều ý kiến của dân như thế này các cụ nhợ
 

DAP64%

Xe đạp
Biển số
OF-135798
Ngày cấp bằng
24/3/12
Số km
47
Động cơ
369,870 Mã lực
Vào mười ra 1 thì thay đổi được gì nào?
 

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Cách này được nhưng lâu lắm, lúc ấy cháu về rồi chả kiếm được gì
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,141
Động cơ
400,745 Mã lực
Tắc đường là tất yếu. Phát triển là phải song hành với tắc đường. Cháu đi bao nhiêu nước mà chả thấy nước nào không bị tắc đường cả. Coi xe máy và ô tô là thủ phạm thì thật bất công. Hệ thống giao thông công cộng quá tệ như hiện nay thì làm sao mà bắt dân đi được. Tăng phí ô tô và xe máy cá nhân thì chẳng khác nào đánh thuế người mặc đồ lót khi đi ra đường. Ngày xưa xã hội chưa phát triển, người ta chả mặc gì, rồi đóng khố, tiếp sau đó là mặc quần áo, cuối cùng là có thêm đồ lót. Ngày trước chúng ta ra đường là đi bộ, roi di xe dap, sau do la xe may va o to. Bay gio tim cach han che o to khac nao bat nguoi ta khong mac do lot khi ra duong.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top