[Funland] Bất đắc chí ! Các cụ các mợ thông thái mở mang thêm đôi điều cho tỏ không ạ !

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
Vô tình đọc được câu chuyện này lại nhớ đến ông già thằng bạn em các cụ à , mỗi lần e đến chơi thấy ổng ngồi ngay góc nhà uống rượu, uống một mình suy tư xa xăm lắm ...! Thằng bạn e bảo ông già tao đó , ổng bị bất đắc chí , trước đây ổng là nhà thơ , tâm hồn nghệ sĩ quá nên đối diện cơm áo gạo tiền ổng thành như vậy ! Ôi thời gian đi nhanh quá , ổng mất cũng hơn 20 năm rồi ! Em thì cũng 5 năm chưa gặp lại bạn cũ .

Say , tỉnh , đục , trong .

Khuất Nguyên làm quan đại phu cho đời Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải bãi chức. Mặt mũi tiều tuỵ, hình dong khô héo, Khuất Nguyên vừa đi, vừa hát trên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy, hỏi rằng:

- Ông có phải là Tam Lư Đại Phu(1) không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?

Khuất Nguyên nói: “Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức”.

Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.

Khuất Nguyên nói: “Tôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương(2), vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ”.

Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi, rồi hát rằng:

“Sông Tương nước chảy trong veo.

Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.

Sông Tương nước đục phù sa

Thì ta lội xuống để mà rửa chân”.

Hát xong, đi thẳng không nói gì.

Khuất Nguyên

Lời bàn:

Bài này, tác giả chính là Khuất Nguyên, mượn lời lão đánh cá mà đặt lời vấn đáp. Mấy câu hát của lão đánh cá có ý khuyên Khuất Nguyên hoà quang đồng trần với đời, mấy câu Khuất Nguyên nói thì lại phản đối lại: chết thời thôi chứ không chịu theo thời, không chịu dày dạn, sống đục, không bằng thác trong. Ôi! Không nỡ bỏ nước nhà mà lẩn lút đi ở nơi khác, lại cũng không chịu cùng tiểu nhân mà cẩu thả sống, cho qua đời, sau quả nhiên vùi xác vào bụng cá trong sông Mịch La, lấy nước sông Mịch mà tẩy uế sự nhơ bẩn, thật là nghìn thu trung nghĩa, dòng nước trong xanh, khiến cho ai đem chuyện Khuất Nguyên cũng ngậm ngùi thương nhớ và sinh lòng phấn khởi.

------------------------------------------------

FFF3A2FF-7112-46DC-9C9D-19144B5EAE05.jpeg
 

automobilechecker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698427
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
106
Động cơ
97,970 Mã lực
hay quá.....
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,632
Động cơ
272,228 Mã lực
Thời trước em thấy mấy cụ nghệ sĩ nổi tiếng thì đa số vợ nuôi, kiếm tiền kém lắm, tiền nhuận bút, sản phẩm chế tác....không đủ tiền cà phê :D
 

pnthanh1

Xe hơi
Biển số
OF-478176
Ngày cấp bằng
20/12/16
Số km
141
Động cơ
197,590 Mã lực
Tuổi
51
Thế các cụ mới có câu: Khôn chết, dại cũng chết, chỉ người biết là sống thôi.
Thằng chột sống giữa 1 đám mù thì cũng đừng suốt ngày khen trời đẹp, dễ bị chọc cho mù nốt lắm. Phải ko các cụ
 

khoa.vd85

Xe tăng
Biển số
OF-164930
Ngày cấp bằng
2/11/12
Số km
1,207
Động cơ
351,909 Mã lực
Website
khudothixuanphuong.vn
Khi tham vọng cao hơn tài năng thì dễ thế lắm.
Ko ngoại trừ đen đủi, mới xuống chó đã ko chịu đc, kiểu cc oánh chứng nhảy lầu :D
Đùa thế chứ dân VN mình e thấy ít người thế, mấy trăm k đi uống bia chém gió tơi bời là hết sầu ngay mà.
 

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,531
Động cơ
514,534 Mã lực
Trong đục gì cũng ăn cũng ị. Không ị được là chết đấy, chứ không phải biết với không biết đâu.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Thời trước em thấy mấy cụ nghệ sĩ nổi tiếng thì đa số vợ nuôi, kiếm tiền kém lắm, tiền nhuận bút, sản phẩm chế tác....không đủ tiền cà phê :D
Có 2 cụ học cùng khóa với nhau, sau đều nổi tiếng nhưng theo 2 con đường khác nhau: cụ Hữu Loan và cụ Nguyễn Đình Thi.
Cụ Hữu Loan rời bỏ tổ chức, bỏ chức vụ, về sống cuộc đời vất vả cực khổ nhiều đường, cụ tự nhận đại ý là "tôi là một khúc gỗ vuông chành chạnh mà cuộc đời nhiều lần muốn đẽo cho tròn".
Cụ Nguyễn Đình Thi thì làm quan, trong làng quan văn, chắc cụ chỉ xếp sau Tố Hữu, văn thơ của cụ đại loại là "rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Dạo có vụ Nhân văn Giai phẩm, nhiều cụ nhà văn nhà thơ ca ngợi tự do nhưng ở phía "phục vụ cách mạng" cũng có nhiều cụ văn nghệ sĩ viết bài đả kích các cụ "Nhân văn" sát ván.
Có cụ thì lúc trẻ măng làm thơ triết lý cao siêu, sau này có thêm tuổi thì dùng sở trường triết lý đó để ca tụng lãnh tụ "đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi-Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!" (ông Xuân Sách sau này có mô tả về thi sĩ này "lựa sắc trời anh đổi ánh phù sa".)
Văn nghệ, nghệ thuật với quyền lực hay tiền bạc là mối quan hệ rất chi là lằng nhằng.
Và không chỉ với văn nghệ sĩ, vấn đề có "xu thời" hay không là câu hỏi mỗi cá nhân đều gặp phải.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
Có 2 cụ học cùng khóa với nhau, sau đều nổi tiếng nhưng theo 2 con đường khác nhau: cụ Hữu Loan và cụ Nguyễn Đình Thi.
Cụ Hữu Loan rời bỏ tổ chức, bỏ chức vụ, về sống cuộc đời vất vả cực khổ nhiều đường, cụ tự nhận đại ý là "tôi là một khúc gỗ vuông chành chạnh mà cuộc đời nhiều lần muốn đẽo cho tròn".
Cụ Nguyễn Đình Thi thì làm quan, trong làng quan văn, chắc cụ chỉ xếp sau Tố Hữu, văn thơ của cụ đại loại là "rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Dạo có vụ Nhân văn Giai phẩm, nhiều cụ nhà văn nhà thơ ca ngợi tự do nhưng ở phía "phục vụ cách mạng" cũng có nhiều cụ văn nghệ sĩ viết bài đả kích các cụ "Nhân văn" sát ván.
Có cụ thì lúc trẻ măng làm thơ triết lý cao siêu, sau này có thêm tuổi thì dùng sở trường triết lý đó để ca tụng lãnh tụ "đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi-Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!" (ông Xuân Sách sau này có mô tả về thi sĩ này "lựa sắc trời anh đổi ánh phù sa".)
Văn nghệ, nghệ thuật với quyền lực hay tiền bạc là mối quan hệ rất chi là lằng nhằng.
Và không chỉ với văn nghệ sĩ, vấn đề có "xu thời" hay không là câu hỏi mỗi cá nhân đều gặp phải.
E hình như đọc cuốn hồi ký của ai quên mất có nói về nhà thơ Hữu Loan, tội nghiệp cụ thật !😢
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,995
Động cơ
4,880,322 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một con người có tài kinh bang tế thế, khi lên voi lúc xuống chó, hiểu rõ nhân tình thế thái, luôn ngạo nghễ trước thói đời, lại văn chương thơ phú đào hoa có tiếng. Cái con người ngất ngưởng, ngông nghênh ấy đâu chịu để bị kiềm tỏa trong vòng danh lợi.

Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,708
Động cơ
1,048,777 Mã lực
Có như vầy mới có Khuất Nguyên mới có điển tích về ông ấy.
Đọc lại ĐỜI THỪA của NAM CAO thấy Hộ cũng vậy, có tài văn chương nhưng cơm áo gạo tiền khiến văn chương không như ý phải bẻ cong bút để kiếm cơm.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,545
Động cơ
432,876 Mã lực
Có 2 cụ học cùng khóa với nhau, sau đều nổi tiếng nhưng theo 2 con đường khác nhau: cụ Hữu Loan và cụ Nguyễn Đình Thi.
Cụ Hữu Loan rời bỏ tổ chức, bỏ chức vụ, về sống cuộc đời vất vả cực khổ nhiều đường, cụ tự nhận đại ý là "tôi là một khúc gỗ vuông chành chạnh mà cuộc đời nhiều lần muốn đẽo cho tròn".
Cụ Nguyễn Đình Thi thì làm quan, trong làng quan văn, chắc cụ chỉ xếp sau Tố Hữu, văn thơ của cụ đại loại là "rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Dạo có vụ Nhân văn Giai phẩm, nhiều cụ nhà văn nhà thơ ca ngợi tự do nhưng ở phía "phục vụ cách mạng" cũng có nhiều cụ văn nghệ sĩ viết bài đả kích các cụ "Nhân văn" sát ván.
Có cụ thì lúc trẻ măng làm thơ triết lý cao siêu, sau này có thêm tuổi thì dùng sở trường triết lý đó để ca tụng lãnh tụ "đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi-Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!" (ông Xuân Sách sau này có mô tả về thi sĩ này "lựa sắc trời anh đổi ánh phù sa".)
Văn nghệ, nghệ thuật với quyền lực hay tiền bạc là mối quan hệ rất chi là lằng nhằng.
Và không chỉ với văn nghệ sĩ, vấn đề có "xu thời" hay không là câu hỏi mỗi cá nhân đều gặp phải.
2 người này, nếu bảo yêu ai hơn, ai có ích cho xã hội, gia đình và bố mẹ hơn thì chắc nhiều người chọn là cụ Thi
 

Spencie

Xe tăng
Biển số
OF-733395
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
1,493
Động cơ
84,289 Mã lực
Em nhớ mang máng thời xưa có ông nhà thơ đã làm bài thơ:
....Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi được 5 con với 1 chồng....

em không nhớ hết bài thơ, cũng không nhớ nổi tên nhà thơ.
 

huutrinh6688

Xe điện
Biển số
OF-155781
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
2,670
Động cơ
376,641 Mã lực
E hình như đọc cuốn hồi ký của ai quên mất có nói về nhà thơ Hữu Loan, tội nghiệp cụ thật !😢
Cụ này nổi tiếng với bài "Màu tím hoa sim" đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành công. Em cũng từ mấy ca khúc này mà lần mò ra tiểu sử cũng như cuộc sống khốn khó của cụ sau phong trào Nhân văn giai phẩm. Đúng là chí khí con người cụ cao ngút trời, không bao giờ chịu khuất phục.
 

khong_co_xe

Xe điện
Biển số
OF-452349
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
2,269
Động cơ
232,209 Mã lực
Vô tình đọc được câu chuyện này lại nhớ đến ông già thằng bạn em các cụ à , mỗi lần e đến chơi thấy ổng ngồi ngay góc nhà uống rượu, uống một mình suy tư xa xăm lắm ...! Thằng bạn e bảo ông già tao đó , ổng bị bất đắc chí , trước đây ổng là nhà thơ , tâm hồn nghệ sĩ quá nên đối diện cơm áo gạo tiền ổng thành như vậy ! Ôi thời gian đi nhanh quá , ổng mất cũng hơn 20 năm rồi ! Em thì cũng 5 năm chưa gặp lại bạn cũ .

Say , tỉnh , đục , trong .

Khuất Nguyên làm quan đại phu cho đời Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải bãi chức. Mặt mũi tiều tuỵ, hình dong khô héo, Khuất Nguyên vừa đi, vừa hát trên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy, hỏi rằng:

- Ông có phải là Tam Lư Đại Phu(1) không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?

Khuất Nguyên nói: “Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức”.

Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.

Khuất Nguyên nói: “Tôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương(2), vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ”.

Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi, rồi hát rằng:

“Sông Tương nước chảy trong veo.

Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.

Sông Tương nước đục phù sa

Thì ta lội xuống để mà rửa chân”.

Hát xong, đi thẳng không nói gì.

Khuất Nguyên

Lời bàn:

Bài này, tác giả chính là Khuất Nguyên, mượn lời lão đánh cá mà đặt lời vấn đáp. Mấy câu hát của lão đánh cá có ý khuyên Khuất Nguyên hoà quang đồng trần với đời, mấy câu Khuất Nguyên nói thì lại phản đối lại: chết thời thôi chứ không chịu theo thời, không chịu dày dạn, sống đục, không bằng thác trong. Ôi! Không nỡ bỏ nước nhà mà lẩn lút đi ở nơi khác, lại cũng không chịu cùng tiểu nhân mà cẩu thả sống, cho qua đời, sau quả nhiên vùi xác vào bụng cá trong sông Mịch La, lấy nước sông Mịch mà tẩy uế sự nhơ bẩn, thật là nghìn thu trung nghĩa, dòng nước trong xanh, khiến cho ai đem chuyện Khuất Nguyên cũng ngậm ngùi thương nhớ và sinh lòng phấn khởi.

------------------------------------------------

FFF3A2FF-7112-46DC-9C9D-19144B5EAE05.jpeg
hình như lễ 5/5 âm lịch ăn tết đoan ngọ là giỗ Khuất Nguyên.
 

Nam_Đà _Nẵng

Xe container
Biển số
OF-76910
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
5,708
Động cơ
827,700 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Tú Xương cụ ạ !
Em nhớ mang máng thời xưa có ông nhà thơ đã làm bài thơ:
....Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi được 5 con với 1 chồng....

em không nhớ hết bài thơ, cũng không nhớ nổi tên nhà thơ.
Tú Xương cụ ạ ,bài Thương vợ .
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,147
Động cơ
548,936 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em nhớ mang máng thời xưa có ông nhà thơ đã làm bài thơ:
....Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi được 5 con với 1 chồng....

em không nhớ hết bài thơ, cũng không nhớ nổi tên nhà thơ.


Thầy đồ thầy đạc
Dạy học dạy hành
Mấy quyển sách nát
Vài thằng trẻ ranh

Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía
Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh
Chẳng qua thì văn dốt võ dát
Cho nên đành luẩn quẩn loanh quanh.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Có 2 cụ học cùng khóa với nhau, sau đều nổi tiếng nhưng theo 2 con đường khác nhau: cụ Hữu Loan và cụ Nguyễn Đình Thi.
Cụ Hữu Loan rời bỏ tổ chức, bỏ chức vụ, về sống cuộc đời vất vả cực khổ nhiều đường, cụ tự nhận đại ý là "tôi là một khúc gỗ vuông chành chạnh mà cuộc đời nhiều lần muốn đẽo cho tròn".
Cụ Nguyễn Đình Thi thì làm quan, trong làng quan văn, chắc cụ chỉ xếp sau Tố Hữu, văn thơ của cụ đại loại là "rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Dạo có vụ Nhân văn Giai phẩm, nhiều cụ nhà văn nhà thơ ca ngợi tự do nhưng ở phía "phục vụ cách mạng" cũng có nhiều cụ văn nghệ sĩ viết bài đả kích các cụ "Nhân văn" sát ván.
Có cụ thì lúc trẻ măng làm thơ triết lý cao siêu, sau này có thêm tuổi thì dùng sở trường triết lý đó để ca tụng lãnh tụ "đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi-Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!" (ông Xuân Sách sau này có mô tả về thi sĩ này "lựa sắc trời anh đổi ánh phù sa".)
Văn nghệ, nghệ thuật với quyền lực hay tiền bạc là mối quan hệ rất chi là lằng nhằng.
Và không chỉ với văn nghệ sĩ, vấn đề có "xu thời" hay không là câu hỏi mỗi cá nhân đều gặp phải.
Cảm ơn chia sẻ của cụ!

Nhắc đến cụ Hữu Loan, em lại nhớ đến bài “Màu tím hoa sim”. Bài thơ mãi mới bán đc bản quyền giá 100tr thì phải (Nếu em đãng trí, cụ khai sáng giùm em nha). Thế mới biết “Cơm áo ko đùa với khách thơ”. Cảm thương cho số phận đông đảo các nhà văn/ nhà thơ. Dù có rách nhưng vẫn giữ lấy lề...
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top