- Biển số
- OF-63577
- Ngày cấp bằng
- 7/5/10
- Số km
- 1,262
- Động cơ
- 450,662 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- www.facebook.com
Đã có tiếng nói hợp với lòng dân, đọc bài phát biểu của bác Lê Hồng Sơn mà em thấy nhẹ hết cả người, thế mới là luật pháp chứ.
Bắt chứng minh 'xe chính chủ' là vô lý
Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện tại Nghị định 71 là không phù hợp.
- Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Quan điểm của ông về vấn đề này?
TS Lê Hồng Sơn.
- Nghị định 71 đã tạo điều kiện cho CSGT can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. Như thế là đang "ép" quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường. Quản lý là điều cần thiết nhưng cũng vừa phải thôi. Quản lý quá sâu, đến mức phạt cả việc không sang tên đổi chủ là không chấp nhận được. Còn việc giải quyết hậu quả do không sang tên đổi chủ, gây khó khăn cho việc xử lý, là trách nhiệm của ngành công an.
Ngày 15/11, CSGT Thái Nguyên lập biên bản một trường hợp không chứng minh xe chính chủ. Đây là ví dụ điển hình về nhận thức và xử lý sai của CSGT, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Người bị xử phạt có thể nộp hồ sơ kiện ra tòa hành chính về quyết định xử phạt đó.
Theo ông Lê Hồng Sơn, việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông trong bối cảnh không có tranh chấp về quyền sở hữu.
- Ông có thể nói rõ thêm việc CSGT kiểm tra xe mượn, xe không chính chủ để xử phạt không phù hợp ở điểm nào?
- Bắt người ta phải chứng minh chiếc xe đang đi là xe mượn hay xe mua nhưng chưa sang tên đổi chủ là vô lý. Đấy là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải của đương sự, hơn nữa phải trong bối cảnh có tranh chấp về quyền sở hữu. Còn việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông cả.
Xin nói thêm, trong xã hội mối quan hệ liên quan đến mượn tài sản để sử dụng là rất sống động, dư luận phản ứng vấn đề này là có lý do. Cơ quan có thẩm quyền nên xem xét.
- Nghị định 71 còn xử phạt hành vi không mang theo một số giấy tờ khác như giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Quan điểm của ông về quy định trên?
- Theo tôi, khi người dân tham gia giao thông chỉ cần có giấy phép lái xe, có giấy chứng nhận kiểm định đúng luật là được rồi. Bắt họ mang cả giấy đăng ký xe là không phù hợp. Vì đăng ký xe là quản lý theo chiều sâu liên quan đến sở hữu, người dân mang theo giấy đăng ký xe là không cần thiết, dễ xảy ra mất mát, bất tiện. Hơn nữa, trường hợp cho mượn xe, nếu chấp hành quy định này thì người mượn có thể cầm cố hay bán xe, gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu.
Về bảo hiểm dân sự, tôi đồng ý là bắt buộc phải mua nhưng cũng không nên nhầm lẫn mục đích xử phạt và thẩm quyền xử phạt. CSGT chỉ nên yêu cầu người lái xe xuất trình khi có tai nạn giao thông phải xử lý trách nhiệm dân sự.
Các cụ có thể vào đọc chi tiết phỏng vấn trên http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/11/bat-chung-minh-xe-chinh-chu-la-vo-ly/
Bắt chứng minh 'xe chính chủ' là vô lý
Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện tại Nghị định 71 là không phù hợp.
- Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Quan điểm của ông về vấn đề này?
TS Lê Hồng Sơn.
- Nghị định 71 đã tạo điều kiện cho CSGT can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. Như thế là đang "ép" quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường. Quản lý là điều cần thiết nhưng cũng vừa phải thôi. Quản lý quá sâu, đến mức phạt cả việc không sang tên đổi chủ là không chấp nhận được. Còn việc giải quyết hậu quả do không sang tên đổi chủ, gây khó khăn cho việc xử lý, là trách nhiệm của ngành công an.
Ngày 15/11, CSGT Thái Nguyên lập biên bản một trường hợp không chứng minh xe chính chủ. Đây là ví dụ điển hình về nhận thức và xử lý sai của CSGT, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Người bị xử phạt có thể nộp hồ sơ kiện ra tòa hành chính về quyết định xử phạt đó.
Theo ông Lê Hồng Sơn, việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông trong bối cảnh không có tranh chấp về quyền sở hữu.
- Ông có thể nói rõ thêm việc CSGT kiểm tra xe mượn, xe không chính chủ để xử phạt không phù hợp ở điểm nào?
- Bắt người ta phải chứng minh chiếc xe đang đi là xe mượn hay xe mua nhưng chưa sang tên đổi chủ là vô lý. Đấy là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải của đương sự, hơn nữa phải trong bối cảnh có tranh chấp về quyền sở hữu. Còn việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông cả.
Xin nói thêm, trong xã hội mối quan hệ liên quan đến mượn tài sản để sử dụng là rất sống động, dư luận phản ứng vấn đề này là có lý do. Cơ quan có thẩm quyền nên xem xét.
- Nghị định 71 còn xử phạt hành vi không mang theo một số giấy tờ khác như giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Quan điểm của ông về quy định trên?
- Theo tôi, khi người dân tham gia giao thông chỉ cần có giấy phép lái xe, có giấy chứng nhận kiểm định đúng luật là được rồi. Bắt họ mang cả giấy đăng ký xe là không phù hợp. Vì đăng ký xe là quản lý theo chiều sâu liên quan đến sở hữu, người dân mang theo giấy đăng ký xe là không cần thiết, dễ xảy ra mất mát, bất tiện. Hơn nữa, trường hợp cho mượn xe, nếu chấp hành quy định này thì người mượn có thể cầm cố hay bán xe, gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu.
Về bảo hiểm dân sự, tôi đồng ý là bắt buộc phải mua nhưng cũng không nên nhầm lẫn mục đích xử phạt và thẩm quyền xử phạt. CSGT chỉ nên yêu cầu người lái xe xuất trình khi có tai nạn giao thông phải xử lý trách nhiệm dân sự.
Các cụ có thể vào đọc chi tiết phỏng vấn trên http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/11/bat-chung-minh-xe-chinh-chu-la-vo-ly/