Em là viên chức, năm nào chả hiến
Chuẩn cụ ah, e có ng nhà bị tai nạn vào viện Việt Đức, phải truyền 2 đơn vị máu, bv nó bắt ng thân phải hiến đủ 2 đơn vị máu thì nó mới truyền cho, xong nó vẫn thu $ 2 đơn vị máu đã truyền, như vậy là nó ăn ko máu của mình đã hiến, rồi lại bán máu đó cho ng cần rồiVãi nồi, toàn dân bán máu free rồi nó mang đi bán?
Em nhìn thấy toàn tiền là tiền.
Ô hay nhỉ, đến máu thịt trong thân thể của mình còn hiến được, mặc dù có hại đến sức khỏe, thì mấy đồng tiền ngoài thân có khác gì là mây khói đâu. Bảo là máu thịt mình cho đi thế nào cũng được, một là thánh sống, hai là thần kinh có vấn đề. Mày hiến được máu thịt mình mà còn tiếc mấy đồng tiền ngoài thân thế thì chắc chắn thuộc loại thần kinh có vấn đề rồi.Máu đúng là quý giá, nó không quý giá với một mình chú mà còn quý giá với những người khác nữa, thế nên lúc quỹ máu quốc gia cạn kiệt là lúc hàng nghìn người rơi vào hoàn cảnh chỉ còn đường chết. Có lẽ một lúc nào đấy không may chú cũng phải vào bệnh viện và cần máu nhưng không có. Việc hiến máu chỗ này thể hiện lòng nhân đạo, tư tưởng vị tha, nhưng vấn đề là cái tư tưởng này ở những người như chú là ếch có, lúc nào cũng chăm chăm nghĩ cho mình.
Hiến máu mệt cho cơ thể nhưng chỉ mang tính nhất thời, một ngày hay vài ngày, ăn uống vào là nó lại tự hồi lại được chứ không phải dai dẳng hay chết người gì. So sánh việc hiến máu với quyên góp hết tài sản thể hiện sự ngu dốt, nó chẳng liên quan quái gì.
Cái loại cứ mở mồm ra là đòi nhà nước thế lọ thế chai, nhưng bản thân mình một đồng xu thuế trốn được là trốn ngay, một đồng tiền bòn rút được từ ngân sách hay từ tài sản công ty là bòn rút ngay, một giọt máu cũng không đóng nhưng cứ vào bệnh vịên hoặc không vào bệnh viện nhưng cứ mở mồm ra là chửi dịch vụ y tế đắt đỏ, thái độ y bác sĩ không quỵ lụy với chúng nó trong khi bản thân chúng nó hành xử như bọn côn đồ mất dạy là cái loại nhố nhăng, dòi bọ. Cứ nhìn những thằng chửi đời chửi người nhiều nhất cũng là những lọai mạt hạng nhất, tài sản có thể có có thể không nhưng tư cách thì không hơn mấy con bọ xít.
So với chú thì anh đúng là phải tự nhận mình là thánh sống thật, cũng như so với chó thì người bình thường nhất cũng có thể tự hào là người, so với con bọ xít thì anh là chúa miẹ nó rồi.Ô hay nhỉ, đến máu thịt trong thân thể của mình còn hiến được, mặc dù có hại đến sức khỏe, thì mấy đồng tiền ngoài thân có khác gì là mây khói đâu. Bảo là máu thịt mình cho đi thế nào cũng được, một là thánh sống, hai là thần kinh có vấn đề. Mày hiến được máu thịt mình mà còn tiếc mấy đồng tiền ngoài thân thế thì chắc chắn thuộc loại thần kinh có vấn đề rồi.
E thấy nhiều thứ trái hiến pháp và pháp luật lắm cụ ạBắt hút máu ra, có phải là hành động xâm phạm thân thể không nhỉ, có trái hiến pháp không?
Nhưng có sức khoẻ thì nên đi hiến ạ, nhà em có người phải nhiều lần chờ máu, em hiểu sự cần thiết của việc hiến và rất biết ơn người hiến.
Phải nói là không thèm quẫy vì đối phương quá xấuChỉ sợ trước mặt chụy ý, nòng nọc của các cụ lại rụt đuôi ko bơi nổi ấy chứ ngồi đó mà hiến
bóc lột đến bao giờ và đến những gì nữa? bao tiền thuế của dân ăn sạch rồi. giờ lấy máu, sao ko lấy nội tạng luôn điTrong dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu hoặc quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Một hoạt động hiến máu tình nguyện diễn ra tại tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Công Bính)
Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật về máu và tế bào gốc phục vụ cuộc họp do Bộ Tư pháp tổ chức sắp tới, cho rằng máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguồn nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong giai đoạn trước mắt.
Theo tính toán lý thuyết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHaO), ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật Hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền như: Luật truyền máu, Luật cấm buôn bán máu…. Sau khi Luật hiến máu được Quốc hội các nước ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết.
Chính vì thế, trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu.
Giải pháp 1,quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;
Giải pháp 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Theo Bộ Y tế, việc hiến máu được thực hiện trên cơ sở cân nặng của người hiến máu: Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500 ml mỗi lần.
Bộ Y tế khẳng định cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.
Với dân số khoảng khoảng 90 triệu người, nếu áp dụng chính sách thứ nhất thì một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu).
Việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân có mặt tích cực là giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định. Nếu thực hiện chính sách này thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sự dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra tên 580 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.
Còn nếu coi việc hiến máu là tự nguyện và trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi thêm khoảng 524 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 1.250 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 217 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.
Theo nghiên cứu của cơ quan đề xuất dự án luật, toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu thì không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.
Luật hiến máu của Trung Quốc quy định: “Các cơ sở, ban ngành Nhà nước, quân đội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đơn vị, Ủy ban dân cư và Ủy ban thôn xóm cần huy động và tổ chức cán bộ nhân dân của đơn vị mình đi hiến máu nếu ở độ tuổi phù hợp”. Theo đó các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống nhà nước phải có trách nhiệm tham gia hiến máu và nguồn máu này được lưu trữ và sử dụng phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho toàn dân chứ cũng không quy định nghĩa vụ bắt buộc hiến máu.
Bên cạnh đó, nếu sử dụng giải pháp 1 sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng dần 28 triệu. Việc sử dụng giải pháp 1 cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với việc sử dụng giải pháp 2.
Từ những phân tích trên, Bộ Y tế cho rằng nên lựa chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, do nội dung của các chính sách được xác định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân vì vậy theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì thẩm quyền ban hành chính sách thuộc Quốc hội.
Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ hiến máu (bao gồm hiến máu toàn phần và thành phần máu) trên dân số toàn quốc năm 2015 là 1,27%, tăng 13,5% so với tỷ lệ hiến máu/dân số năm 2014. Đây là số liệu đáng lưu ý vì căn cứ vào Quyết định số 1208/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 đã quy định: “Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 1,3%, đến năm 2020 tỷ lệ dân số hiến máu tự nguyện đạt 2%”.
Đến nay, toàn quốc hiện có nhiều cơ sở y tế tham gia tiếp nhận hiến máu với quy mô rất đa dạng, hiện có 60 cơ sở thực hiện tiếp nhận hiến máu. Xét về thực tế hoạt động trong nhiều năm qua, mỗi cơ sở truyền máu chỉ có thể bắt đầu đảm đương được vai trò là trung tâm truyền máu khu vực, khi lấy máu đạt trên 50.000 đơn vị/năm - tối thiểu tiếp nhận 150 đơn vị máu mỗi ngày.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-bat-buoc-cong-dan-hien-mau-1-lan-nam-20170108172823057.htm
Nếu đời được như mơ thế thì mỗi năm em hiến 1 lần, mặc dù em chưa thấy có tí nhu cầu nào về việc phải cần dùng đến.Đi viện, lúc cần máu mà có ngay ko mất tiền thì vài lần hiến là muỗi với em.
Nhưng đời ko như là mơ.