Hồ này chứa 4-5tr m3 nước, diện tích lưu vực 16km2, lượng mưa 1.700mm/năm, lượng bốc hơi 700mm/năm, còn lại là tổng lượng dòng chảy năm ~16tr m3, được NMN sông Đà dùng làm bể lắng sơ bộ để khỏi phải xây cái bể lắng to đùng, hồi xưa đỡ khối tiền. Nước hồ chỉ chiếm ~25% nước bơm lên nhà máy vào mùa mưa, 5% vào mùa khô, trung bình 15%, 85% còn lại do trạm bơm sau đập tràn bơm lên. Hồ này nhận nước thải do hoạt động kinh tế trên lưu vực của nó 16 km2 (trồng trọt, chăn nuôi ...) nước mưa rửa chất thải theo các dòng suối ngòi rãnh chảy vào hồ, trong đó có suối Trâm. Chính NMN Sông Đà cũng xả thải bùn bẩn vào suối Trâm nổi tiếng vừa rồi ấy và xuống hồ này,
đáng nói suối Trâm đổ ngay vào cửa mương dẫn nước vào nhà máy như ảnh Dân Trí đưa dưới đây. Do lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn lượng nước bơm lên khu xử lý nên NMN Sông Đà thu toàn bộ lượng nước của suối này. Cái hồ to như này từ hồi đắp đập Đông Bài đến giờ làm gì có chuyện xả hết ô nhiễm, các chất ô nhiễm chỉ có tích tụ dần lắng ở đáy hồ. Với cái hồ tự nhiên thế này chất thải ở đáy hồ ít gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Nếu không có sự cố đổ dầu thải vào suối Trâm thì nước xử lý như hiện trạng là đạt yêu cầu, chủ yếu vẫn là nước sông Đà bơm lên. Việc xả chất thải vào các dòng sông chẳng bao giờ dừng được và còn kinh hơn nhiều. Sông Hồng nhận chất thải từ Tung của, có lúc như Tô Lịch, cyanua từ các bài vàng, chất thải các mỏ khai khoáng ở Lào Cai v.v... còn kinh gấp vạn lần so với vài cái trại lợn. So với nước của Sông Đuống thì nước Sông Đà tốt hơn nhiều. Mọi người vừa rồi chửi Sông Đà vì nó xử lý kém cái vụ sự cố. Nó mà dừng lại không cấp về HN rồi kêu toáng lên, mất dăm tỷ là cùng để xử lý dầu thì giờ nó đòi lại thị phần dân đều ủng hộ.
Bây giờ em ủng hộ cho bộ sậu của NMN Sông Đà vào đội Juve, đội khác lên thay chắc biết điều hơn.