- Biển số
- OF-816773
- Ngày cấp bằng
- 31/7/22
- Số km
- 497
- Động cơ
- 11,556 Mã lực
Như trên đã nói, em chỉ đưa nguồn thông tin "cho sờ" xuất phát từ đâu ra thôi.Mạng nhà em vẫn đều nhưng em cũng ít lướt nên chưa đọc tin này.
Hôm qua sau khi trả lời xong cụ trên em vuốt lên cũng có đọc thông tin này nhưng em cũng lười chả sửa bài.
Dù gì em vẫn bảo lưu quan điểm chung là cấm sờ vào hiện vật, một số ngoại lệ không đem ra làm ví dụ cho cái chung được.
Tuy nhiên, quan điểm của em là việc cho và cấm trong bảo tàng phải rõ ràng, có quy hoạch trước, có quản lý. Các bảo tàng hàng không, bảo tàng vũ khí ở nước ngoài, hay ngay như triển lãm khí tài quân sự ở Hà Nội năm ngoái đều có những khu vực khách được trải nghiệm. Khách được vào xem hẳn bên trong khoang lái máy bay, xe quân sự, được cầm nắm, thao tác trên vũ khí. Tuy nhiên những hiện vật đó lối đi riêng để tiếp cận, đồng thời luôn có nhân viên bên cạnh hướng dẫn. Làm như vậy vừa hạn chế tác động có hại đến hiện vật, vừa bảo đảm an toàn cho khách.
Các khu vực, hiện vật chỉ cho nhìn thì ngoài nhân viên hướng dẫn thì phải có hàng rào ngăn cách với khách tham quan, có biển cảnh báo không vượt rào, không sờ vào hiện vật, thậm chí có cả thiết bị báo động. Tóm lại như người ta thường nói cái gì rõ ràng thì sẽ dễ dàng, không thể để xập xí xập ngầu, cho không ra cho, cấm không ra cấm để cuối cùng dẫn đến tình trạng hỗn loạn như vừa rồi.
Nhưng nói thật ngay như cái bảng nội quy bảo tàng mà cụ post lên, đọc phần tiếng Anh gần như dòng nào cũng có thể sửa thì thấy tinh thần trách nhiệm và năng lực của đội ngũ quản lý bảo tàng nhà mình như thế nào rồi.