- Biển số
- OF-702858
- Ngày cấp bằng
- 4/10/19
- Số km
- 99
- Động cơ
- 95,478 Mã lực
- Tuổi
- 38
Báo Mỹ khiêm tốn nhỉ. Cứ xem mấy cái phim tài liệu về tàu sân bay Mĩ sẽ biết nó khủng thế nào.
Quan trọng khoảng cách thế nào. Nếu vào được khoảng cách gần (vài chục km) để khai hỏa thì cụ quá đúng. Còn muốn an toàn ngồi nhà cách xa 1000 km để nhấn nút khai hỏa thì tốc độ tàu tuy chậm nhưng lại thành rất đáng kể. Đại khái nếu tên lửa của cụ mất 10p đến mục tiêu thì cùng thời gian đấy tàu sân bay di chuyển được 10 km theo bất kỳ hướng nào nên nó nằm đâu đó trong một khu vực diện tích 314 km2. Với diện tích tàu khoảng 10000 m2 thì xác suất cụ bắn trúng nó đâu đó khoảng 1/30000. Chưa kể trên mặt biển không bị cản tầm nhìn hệ thống radar của tàu chiến có thể nhận diện được tất cả các thể loại tên lửa, máy bay đang lao tới để chủ động di chuyển tránh né hoặc bắn hạ thì xác suất cụ bắn kiểu đấy mà hạ được tàu sân bay còn nhỏ hơn rất nhiều.Lần đầu em nghe thấy cái tàu sân bay nó chạy vi vu đấy ạ. Tàu to nói chung chạy như ko chạy so với tốc độ của tên lửa
Mỹ nó viết thế là để nưng bi Trung cuốc thôi, chứ đo ngang nó phải mạnh gấp bảy.
Tờ Business Insider của Mỹ vừa có bài viết nói về sức mạnh tàu sân bay nước này so hàng không mẫu hạm Trung Quốc với kết luận không quá bất ngờ.
Theo Business Insider, hiện nay Trung Quốc đã đưa vào vận hành 2 hàng không mẫu hạm là Liêu Ninh và Sơn Đông. Nhưng do được đóng với những công nghệ lạc hậu và thiết kế kiểu cũ từ thời Liên xô nên chúng yếu hơn đáng kể so với tàu sân bay lớp Nimitz và lớp Ford của Hải quân Mỹ.
View attachment 5540214 Hãng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc.
Báo Mỹ cho biết, tuy đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn nhiều nét của thiết kế lỗi thời trên 2 tàu sân bay Trung Quốc, đó là đường băng kiểu nhảy cầu với phần mũi dốc lên thuộc hệ thống cất cánh cự ly ngắn và cáp hãm đà hạ cánh (STOBAR).
Với thiết kế STOBAR, những tiêm kích được trang bị phải là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ mới có thể cất cánh. Điều này đồng nghĩa với việc chiến đấu cơ trên tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có thể mang theo lượng vũ khí giới hạn và bình chứa nhiên liệu khá khiêm tốn.
Trong khi đó, tàu sân bay Mỹ sử dụng máy phóng hơi nước hoặc năng lượng điện từ trường, tạo điều kiện để chiến đấu cơ nâng cao tải trọng và máy bay cỡ lớn có thể dễ dàng cất cánh. Trong khi đó, máy bay cỡ lớn không thể hoạt động trên tàu Liêu Ninh và Sơn Đông.
Cùng với điểm yếu trên, trên cả 2 chiếc tàu sân bay Trung Quốc đều chỉ được thiết kế để mỗi lần phóng chỉ có thể 1 máy bay cất cánh. Trong khi tàu sân bay Mỹ với thiết kế tới 3 bệ phóng khác nhau.
View attachment 5540213 Tàu sân bay lớp Nimitz với thiết kế với 3 bệ phóng.
Ngoài ra, với cơ số 40 phi cơ có thể mang theo của Liêu Ninh và 44 chiếc của tàu Sơn Đông, hàng không mẫu hạm Trung Quốc yếu hơn nhiều so với số lượng chiến đấu cơ tàu sân bay Mỹ mang theo tối đa 75 chiếc.
View attachment 5540211
Thua thiệt về công nghệ và số máy bay, tàu sân bay Trung Quốc còn có khả năng phòng vệ rất kém. Cả hai chiếc tàu này được trang bị FL-3000N. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa dùng cho tàu chiến thế hệ mới và mạnh nhất của Trung Quốc.
FL-3000N sử dụng kỹ thuật radar và tia hồng ngoại, có thể ngăn chặn hiệu quả những tên lửa chống tàu có tốc độ cận âm thanh hoặc siêu thanh, có thể phối hợp bố trí linh hoạt, dễ lắp đặt.
Tổ hợp tên lửa đối không FL-3000N thiết kế tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không tầm dưới 10km (gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm). Cả Liêu Ninh và Sơn Đông đều được trang bị 4 bệ phóng FL-3000N, mỗi bệ lắp 18 quả tên lửa.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của FL-3000N có thể đồng thời điều khiển 2 bệ phóng cùng lúc. Hệ thống này hoạt động hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp của con người. Nếu tên lửa đối phương vượt qua được lưới lửa của FL-3000N, chúng sẽ phải đối mặt với các tổ hợp pháo phòng không Type 1030.
Tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Type 1030 do Trung Quốc tự thiết kế để tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không. Trên tàu Liêu Ninh và Sơn Đông bố trí 3 tổ hợp Type 1030 ở phía trước và phía sau.
Tổ hợp Type 1030 trang bị pháo tự động 10 nòng cỡ 30mm và hệ thống điều khiển hỏa lực. Trong đó, pháo 10 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn lên tới 9.000-10.000 phát/phút, tầm bắn khoảng 5.000m.
Với tốc độ bắn cực cao như vậy thì Type 1030 có xác suất trúng mục tiêu rất lớn. Vì trong tác chiến phòng không dùng pháo, bắn càng nhiều đạn càng tốt, nó sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày nhờ đó việc trúng mục tiêu càng dễ hơn.
Ngoài FL-3000N và Type 1030, tàu sân bay Trung Quốc còn trang bị hệ thống rocket săn ngầm (12 đạn) tầm gần nằm ở đuôi tàu. Nhìn chung, hệ thống phòng vệ của những tàu sân bay này tương đối hiện đại.
Nhưng chúng chỉ hiệu quả ở tầm 10km đổ lại, quá gần, quá nguy hiểm với tàu sân bay. Vì vậy, nguy cơ bị đối phương đánh chìm là rất lớn trong trường hợp xảy ra xung đột.
View attachment 5540212
Tàu Nimitz mạnh gấp đôi tàu sân bay Trung Quốc
Tờ Business Insider của Mỹ vừa có bài viết nói về sức mạnh tàu sân bay nước này so hàng không mẫu hạm Trung Quốc với kết luận không quá bất ngờ.baodatviet.vn
Giờ khác rồi,TQ nó học và đóng tàu nhanh lắm. Mấy năm trước nó còn mua tàu cũ của LX về học, giờ nó đã có 2 cái rồi. Cứ tốc độ đóng tàu này thì hải quân Tq sẽ không phải hạng vừa đâu. Hiện tại nó đang kém, nhưng nó lớn rất nhanh.
Thế ạ. Thế chắc là thời hạm đôi Thái Bình Dương Mỹ đấu với Hạm đội Nhật của đô đốc Yamaguchi.
Còn thời nay ko có vệ tinh thì mù hết. Theo tôi hiểu bọn máy bay trinh sát cảnh báo sớm thì chủ yếu chỉ giám sát mục tiêu cố định và giải quyết chiến thuật thôi. Le ve ở gần bọn tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay nó thịt hết ngay
Hay là bác muốn bàn tới vũ khí diệt vệ tinh kiểu "Thiên địa đồng quy" của Nga và mấy thằng tướng Tàu sắp về hưu vẫn chém trên chuyên san của Nhân dân Nhật báo. Cứ vác quả bôm nguyên tử lên, cho nổ trong vũ trụ thế là sóng xung kích làm cho tất cả các vệ tinh đều tèo
Thông thường các thiết bị muốn tấn công đều phải ở rất xa TSB.
Vì ở xa nên vấn đề đồng bộ để xử lý theo thời gian thực là rất quan trọng. Giữa biển mênh mông rất khó xác định được vị trí chính xác của TSB. Với hỏa lực phòng thủ rất mạnh trên tàu thì ko có chiếc máy bay nào có thể đến gần nó đc
Riêng hệ thống đồng bộ để xử lý tấn công mục tiêu theo thời gian thực thì khoảng cách giữa Mỹ và NATO vẫn là rất lớn chưa nói tới Nga và TQ
So với mấy con IZUMO của Nhật chưa chắc đã ăn được so làm sao được với mấy con Tàu sân bay thực thụ của Mỹ.
Hôm nọ em xem trên tik tok 1 clip giả tưởng là nó phóng 1 loạt UAV tự sát, phóng ra ở các ống phóng rocket, sau khi phóng ra ở các ống phóng, các UAV như drone bay cao trên không vào sẽ kích hoạt phóng tên lửa vào mục tiêu từ trên không với số lượng lớn theo đợt, với số lượng đó thì các loại chống tên lửa và ra đa bó tay
Tàu sân bay thì có nhiều yếu tố, số lượng máy bay, chất lượng máy bay, vũ khí máy bay mang theo, tất cả các yếu tố Tàu thua hoàn toàn, Mỹ nó đóng tàu sân bay gần 100 năm nay rồi, Tàu thì mua được con tàu đồng nát về sờ lần, vũ khí thì Mỹ nó đánh khắp thế giới kinh nghiệm đầy mình rồi, Tàu thì bắn 5 quả DF - 21 thì rụng cả 5, chắc báo lá cải câu view chứ cỡ phải 10 con CV Tàu may ra solo được 1 con CV Mỹ.Gấp 20 thì hợp lý hơn.
Vì nó còn 1 tổ hợp vệ tinh đi kèm đủ kiểu.
WW2 nền công nghiệp siêu khủng của nó đẻ đến nỗi mỗi ngày hạ thủy 1 tàu chiến, siêu khủng khiếp.Báo Mỹ khiêm tốn nhỉ. Cứ xem mấy cái phim tài liệu về tàu sân bay Mĩ sẽ biết nó khủng thế nào.
Mỗi năm 2 con thì mấy mà trùm đại dương, cụ! Vấn đề hành xử với nó thế nào cụ nhỉ?
tàu nó mới nhảy vào tàu sân bay được mấy năm mà đã như thế là quá thần tốc rồi , mà 2 con đó chắc cũng chỉ là bước khởi đầu thôi , trong độ 10 -20 năm nữa chả biết thế nào
Ngày xưa tàu sân bay Nhật mạnh nhất thế giới, cuối cùng bị Mỹ nó vả cho nát mặt, trước đó số lượng tàu sân bay Nhật nhiều nhất thế giới, hơn nữa là trình độ phi công Nhật thì vô cùng điêu luyện, thời gian đào tạo phi công rất lâu, phải bơi qua cái eo biển có rất nhiều cá mập, tiêm kích hiện đại nhất thế giới bấy giờ Zero A6M , chứ mấy cái tàu rách chở phi cơ của Tàu khựa tuổi gì, chưa kể trình độ phi công chưa đánh đấm va chạm bất cứ đâu bao giờ.Cái vỏ thôi cụ ơi