Vụ này cháu thấy giống lừa đảo quá.
"Nếu đi kiện thì rõ ràng là chúng tôi thắng! Chị Lê Dung đã khai sai một số điều khoản trong hợp đồng. Trong hợp đồng chỉ có đền hay không đền và chúng tôi giải quyết đúng như hợp đồng đã ghi. Về lý là chúng tôi không đền" - ông Lê Khắc Hiệp - Giám đốc Quan hệ đối ngoại của Prudential khẳng định. Lật lại sự việc như sau: NS Lê Dung có người hàng xóm là Nguyễn Văn Thuỷ, một đại lý chính thức của Prudential. Thông qua ông Thuỷ, NS Lê Dung đã ký kết hợp đồng mua một bảo hiểm của Prudential. Sau khi Lê Dung đột ngột qua đời, con trai chị (cháu Tuấn) đã đến hỏi ông Thuỷ thì được trả lời là sẽ chi trả 60 triệu đồng tiền bảo hiểm. Nhưng khi đến gặp lãnh đạo của Prudential thì được trả lời: "Mẹ cháu đã kê sai một số khoản trong hợp đồng, nên hãng không thanh toán". Bấy giờ mới hay Lê Dung đã khai sai thực sự. Cụ thể: Với câu hỏi trong vòng 6 tháng qua, bạn có phải điều trị bởi một bác sĩ nào không, trong vòng 5 năm qua, bạn có phải điều trị..., đặc biệt là câu hỏi "Bạn đã đi nước ngoài chưa? Nếu có, xin biết tên quốc gia bạn đến?", NS Lê Dung đều khai là không. Nhưng Prudential đã có đủ căn cứ để chứng minh cái sai ấy. Chẳng hạn, năm 1999, chị Lê Dung đã bị xuất huyết não (báo chí có đưa tin). Chị cũng đã đi học ở Nga, đi biểu diễn ở rất nhiều nước. Dư luận đặt câu hỏi, vậy thì làm thế nào khi mà bây giờ xem lại, người mua bảo hiểm mới nhận ra mình cũng đã kê khai sai một số khoản trong hợp đồng với hãng bảo hiểm mà họ đang trích lương hằng tháng ra để đóng? Liệu họ có bị lừa hay không? Phân tích ra thì đúng chữ ký của anh, tiền hàng tháng của anh tự nguyện đóng vào, đúng là lời kê khai của anh, bên dưới là dòng cam kết nếu sai thì anh phải chịu. Thế thì còn kiện được ai? Vấn đề đặt ra là khi nhân viên bảo hiểm mời chào và cùng khách hàng thực hiện hợp đồng, tất cả khách hàng đều kê khai rất xuề xoà, hay nói đúng hơn, nhiều khách hàng không ý thức được tính chất phức tạp của hợp đồng mà mình đăng ký. Nếu khách hàng nào cũng khai sai một số điều khoản thì... các hãng bảo hiểm sẽ không bao giờ phải mất một đồng nào cho việc chi trả bảo hiểm. Có một số đại lý vì lợi ích cục bộ (tiền hoa hồng chẳng hạn) đã khuyên khách hàng: "Khai đại khái thôi... ". Cái "đại khái" ấy khi có chuyện mới vỡ ra là sai về nguyên tắc. Giả sử khách hàng đều khai sai, các hãng đổ tội cho đại lý "vô đạo đức" thì khách hàng vẫn mất trắng. Đây thực sự là một bài học đối với bất cứ ai mua bảo hiểm. Hãy khai thận trọng, khai trung thực và chính xác vì đó là quyền lợi của chính mình.
------------
Xem thêm: Prudential từ chối trả tiền bảo hiểm cho gia đình NS Lê Dung,
http://vietbao.vn/Kinh-te/Prudential-tu-choi-tra-tien-bao-hiem-cho-gia-dinh-NS-Le-Dung/10723552/87/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Vụ này lâu lắm rồi cụ ạ. Báo chí tát nước theo mưa rùm beng thế nhưng Prudential nó có trả đếch đâu (mặc dù có đưa tiền nhưng trên danh nghĩa hỗ trợ cho con đi học), vì:
- Điều khoản HĐ BH buộc phải trình Bộ Tài chính duyệt trước khi đưa vào sản phẩm, dù có dài đến mấy thì nó cũng đúng luật và theo thông lệ của BHNT
- Nếu Nghệ sĩ Lê Dung khai đúng thông tin, thì có thể bà ấy sẽ bị từ chối bảo hiểm ngay từ đầu do không đảm bảo sức khỏe (thế cho nên mặc dù tỷ lệ mua sẽ rất cao mà chả có Cty BHNT nào đến bán ở viện K cả). Nhìn kỹ cái hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, mặc dù nhiều câu hỏi nhưng không có câu nào mang tính đánh đố, chỉ cần khai đúng thông tin và mất chút thời gian nên không thể nói là mập mờ. Việc khai sai thông tin có thể nói một cách khác là không trung thực, đông nghĩa với việc vô hiệu HĐ
- Khách hàng sau khi ký còn có 21 ngày cân nhắc nếu không muốn tham gia, dù có khai đại khái, nếu muốn thay đổi hoặc hủy không ký nữa vẫn được
- Khách hàng nếu cảm thấy không ổn thỏa trong việc chi trả quyền lợi bảo hiểm, có thể kiện Cty bảo hiểm, hay đại lý BH ra tòa như bình thường.
Mấy cụ trên đã nói rõ rồi, bảo hiểm nhân thọ vốn nguyên thủy của nó là để bảo đảm về tài chính khi có rủi ro, chứ không phải là kênh đầu tư. Mặc dù hiện giờ đã có một số sản phẩm BHNT mang tính đầu tư, nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc chi trả khi gặp rủi ro. Các sản phẩm phần lớn đều có lãi suất, có lúc thấp hơn ngân hàng, cũng có lúc cao hơn chứ không phải lúc nào cũng thấp hơn (tùy sản phẩm).
Có cụ bảo đóng phí đến lúc nhận lại mất giá quá, các cụ không sai, nhưng cũng không ghê gớm như các cụ nghĩ vì phí đóng đều hàng năm, chứ có phải đóng 1 phát từ trước đó cả chục năm đâu. Nói về giá trị của tiền mặt thì cái nào cũng mất giá hết, VD như cách đây 15 năm, em mua cái TV Panasonic Sofia 21 inch màn hình lồi, 5 năm sau với số tiền đó em mua được còn màn hình phẳng, nhiều inh hơn, 5 năm sau nữa em mua được con LCD 32 inch, 5 năm kế tiếp em mua được con TV LED 60 inch. Bây giờ các cụ so sánh con LED với con bóng hình 21 inch thấy thế nào? Cái mình được là thời gian sử dụng. Còn BHNT, cái được là mình yên tâm phần nào khi ra đường, lỡ có vấn đề gì vợ con ít ra có tiền lo hậu sự (em nói dại mồm tý, các cụ thông cảm). Có cụ nói rất đúng, mua BHNT nên mua cho người trụ cột gia đình để mang tính chất bảo hiểm trước, tiền vẫn nhàn rỗi mới tính đến tiết kiệm (một cách có kỷ luật)
Cuối cùng, em không bán bảo hiểm nhé