Cấm thịt chó, sự tự nhục của 1 số kẻ tự xưng là người Việt Nam
Khi bị lên án săn bắt cá voi bạn có biết người Nhật đã phát biểu như thế nào không?
“Hãy biến khỏi đất nước của tôi”
Thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia và mỗi quốc gia có cách đối xử khác nhau đối với các loài động vật, có những con vật được đất nước này trân quý nhưng với nước khác chúng cũng chỉ là động vật bình thường.
Sẽ là không hợp lý nếu lấy quan điểm sống của nước mình áp đặt lên nước khác, phản đối truyền thống phong tục của người mang quốc tịch khác mình.
Ở Mông Cổ, người nước này rút xương và ruột của con bò hay cừu qua đường cổ họng sau đó nhét đá nóng cháy vào cũng qua đường này để thịt của con vật được chín từ trong ra ngoài. Người Peru thì nổi tiếng với món sinh tố ếch, người ta lột da con ếch rồi cho nó vào máy xay sinh tố khi nó còn đang sống nguyên cùng với một số loại gia vị khác để làm thành món sinh tố yêu thích.
Món ăn ếch sống cũng không phải riêng người Peru mới có, ở một số vùng của nước Nhật người ta cũng ăn món ếch sống theo một cách mà người nước ngoài nhìn vào hẳn thấy rất kinh dị. Đó là người Nhật rửa sạch một con ếch sống, sau đó bổ đôi giữa lưng con vật, họ cho con vật bổ đôi vào bát, rắc gia vị lên rồi cho vào mồm nhai sống từng nửa một.
Cá nhân người viết từng thấy rợn người khi mà người ta cho con ếch vào mồm, mắt nó vẫn mở trợn trừng và bởi nó bị chặt nhanh quá, dây thần kinh của nhiều bộ phận chân tay chưa chết hẳn, nó vẫn còn đủ khả năng giẫy vùng vẫy trong miệng người nhai để mong thoát thân.
Trong các phong tục, lễ hội đấu bò tót của Tây Ban Nha cũng không kém phần dã man khi chạy đua cùng với người dân và khách du lịch thì hai chú bò tót bị giết chết ngay trước mắt hàng nghìn khán giả đang reo hò cổ vũ. Đó là một lễ hội đã có truyền thống rất lâu đời của Tây Ban Nha và nó mang lại nguồn lợi không hề nhỏ cho kinh tế Tây Ban Nha.
Nếu một người xa lạ nhìn vào, đó chắc chắn là những hành động hết sức dã man. Tuy nhiên, là một người trong cuộc, người dân chỉ đơn giản nhìn nó như những phong tục truyền thống của mình.
Nó cũng giống như việc bạn sang Ấn Độ và yêu cầu họ phải ăn thịt bò, bạn sang Mỹ yêu cầu họ đừng giết lợn, sang Pháp bảo họ đừng ăn gan ngỗng nữa vì để làm ra món gan ngỗng thì họ đã đối xử với con vật đó vô cùng tàn tệ trong lúc nuôi.
Tại sao người Việt không thế?
Vòng quanh thế giới, quay lại Việt Nam, ta có thể có cái nhìn khác hơn về câu chuyện chém lợn ở làng Ném Thượng. Các tổ chức bảo vệ động vật rồi không ít người Việt chỉ trích đây là hành động bạo lực. Dưới những áp lực từ chính quyền, dư luận, lễ chém lợn năm nay phải tổ chức trong bạt kín, thay vì tổ chức lộ thiên cho bà con chứng kiến như mọi năm.
Tuy nhiên, nếu ai đó lập luận rằng nó khiến làm tăng tình trạng bạo lực, vậy có ai thống kê được rằng tỷ lệ bạo lực hay tội phạm ở làng Ném Thượng cao nhất, cao nhì tại Việt Nam hay không?
Nếu tìm hiểu, có thể thấy văn hóa truyền thống của làng lại bắt nguồn từ một câu chuyện ý nghĩa với nguồn gốc rõ ràng. Những người dân trong làng đều trân trọng truyền thống này, có chăng, chỉ có những "kẻ ngoài cuộc" ít hiểu biết về truyền thống, mới mạnh miệng lên án hay chạy theo phong trào.
Lý do người Việt ngay lập tức chạy theo việc a dua, chỉ trích các phong tục truyền thống, một phần không nhỏ đến từ việc họ không hiểu rõ giá trị văn hóa của những truyền thống lâu đời đấy.
Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa người Việt với người Tây Ban Nha, người Chi Lê hay người Nhật Bản. Ở những quốc gia kia, họ hiểu rõ ý nghĩa của công việc mình đang làm.
Không phải cứ họ đến từ những nước “nhà giàu” thì làm gì cũng hay, một bản lĩnh và nền tảng kiến thức để bảo vệ cho truyền thống dân tộc trước sức ép của những người nước ngoài với nền tảng văn hóa và truyền thống khác chúng ta là điều hoàn toàn cần thiết.
Nguồn : ST