Em nghĩ có nhiều nguyên nhân, yếu tố (dân trí, đường lối, chủ trương và quan điểm chính trị, thiết chế nhà nước, chính sách ngoại giao của nhà nước v.v.).
Chỉ có một điều này, em muốn nói với các bác.
Năm 2016, khi bọn em nghiên cứu một chủ đề về kiểm soát quyền lực nhà nước. Bọn em có mời một giáo sư thuộc trường ĐH của Na Uy tọa đàm để học hỏi kinh nghiệm.
Vị giáo sư nói ở Na Uy, người dân không giám sát các hoạt động của chính phủ; nghị viện (quốc hội) cũng không kiểm soát gì đối với chính phủ cả.
Người dân tin tưởng vào chính phủ vì chính sách, hành động của nhà nước đều vì người dân và người dân tin tưởng nhà nước (thuật ngữ nhà nước ở đây được hiểu là cả bộ máy nhà nước (nghị viện, chính phủ và tòa án của Na Uy).
Phối hợp giữa nghị viện (quốc hội) và chính phủ (chỉnh phủ ở đây lại được hiểu là nhánh hành pháp) là để có chính sách, hành động tốt hơn cho người dân, mang lại giá trị phúc lợi cao hơn cho người dân. Chứ nghị viện cũng không giám sát chính phủ (giám sát hiểu theo nghĩa kiểm soát quyền lực của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp).
Vị giáo sư cho biết ở Na Uy người ta ít sử dụng thuật ngữ "tham nhũng", cũng không có khai niệm "kê khai tài sản, thu nhập của công chức
. Nhà nước Na Uy là một nhà nước liêm chính.
Người dân tuân thủ pháp luật, công chức nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước cũng tuân thủ pháp luật. Một quốc gia thượng tôn pháp luật.
Các quốc gia Bắc Âu, không chỉ Na Uy, các quốc gia còn lại Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan đều như thế.
Mong các bác đừng lái chủ đề lung tung nhé.