Nhờ vậy, trong tháng mười, ông ta đưa cho tôi toàn văn bức thư ngỏ gửi Hồ Chí Minh, trong khi ông này đang sửa soạn sang Paris. Dù là thực hay giả, bức thư này cũng được các báo ở Pháp phổ biến trong thời gian ấy. Nó chứng tỏ những khó khăn của ông Hồ, ngay từ nội bộ đ.ảng của ông ta, thêm những khó khăn ông phải đương đầu, với tư cách lãnh đạo quốc gia:
“Được biết cụ và một phái đoàn sắp sang Paris, để ký kết một hiệp ước nhất định về nền độc lập của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chúng tôi gửi cụ bức thư ngỏ này:
“Chúng tôi là những kẻ sống sót của một nhóm nhỏ những người do cụ lập nên năm 1925, tức là kể từ ngày mà cụ rời bỏ nước Pháp để đi ra ngoại quốc, chúng tôi đã chiến đấu theo chủ trương của cụ là chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam, để giải phóng những người vô sản, khỏi sự bóc lột và đè nén của bọn tư bản thực dân, bọn quan liêu phong kiến, bọn ác bá cường hào, chiến đấu để dẫn dắt người vô sản Việt Nam vào con đường cách mạng dân tộc xóa bỏ giai cấp. Trung thành với chủ thuyết đó, chúng tôi đã lập ra phong trào hun đúc Việt Nam Hồn mà chính cụ tạo nên động lực chính, trước khi rời bỏ nước Pháp, phong trào được tất cả các chiến hữu bạn ở nước thuộc địa Phi châu ủng hộ, do tờ báo Le Paria (Kẻ cùng khổ) ở Paris, đăng tải, mà cụ đã trao lại cho chúng tôi. Chúng tôi cũng cho phổ biến cuốn sách “Bản án đối với chính sách thuộc địa Pháp” (Procès de la colonisation francaise) mà cụ đã soạn thảo chung với cụ Nguyễn Thế Truyền. Chúng tôi cũng tổ chức và tìm đồng chí, để gửi họ vào trường cao đẳng chính trị đào tạo cán bộ cộng sản ở Moscou.
“Trong số một dúm đ.ảng viên ấy, nhiều đồng chí đã trở về nước để chiến đấu. Rất nhiêu người đã hy sinh mạng sống, người bị tù đày ra Côn Đảo, người bị đưa sang Guyane. Còn những anh em khác vẫn còn đang chiến đấu.
“Tình hình sự việc buộc chúng tôi phải nhắc lại những chi tiết nhỏ nhoi này, chỉ với mục đích tường trình với cụ, là tư tưởng của cụ đã được chúng tôi thâm nhập dứt khoát, đã nuôi dưỡng trong đầu óc chúng tôi sự tin tưởng không gì lay chuyển nổi. Sự tin tưởng được cụ gieo rắc càng cao bao nhiêu, chúng tôi càng tin tưởng vào cụ bấy nhiêu, vì chúng tôi đã coi cụ là hiện thân của tư tưởng đó của toàn thể giới thanh niên lao động cần cù của nước Việt Nam.
“Thêm vào đấy, một số đồng chí trong đ.ảng ta đã từng gặp cụ ở Moscou hay ở Hội nghị chống thực dân ở Bruxelles. Trong khi bàn cãi về vấn đề Việt Nam, họ đã thấy tư tưởng cách mạng quá khích của cụ: quốc gia độc lập hoàn toàn; giải phóng dân thợ và dân cày.
“Năm ngoái, khi toàn thể nhân dân đứng lên để chống lại đế quốc Pháp, chúng tôi được biết là chính cụ đã lãnh đạo phong trào ấy, chúng tôi vô cùng sung sướng và tin tưởng rằng phong trào phải đưa đẹn sự giải phóng vô sản ở Việt Nam. Khi đọc lời tuyên ngôn của cụ cũng như đọc các báo chí ngoại quốc, hồi tháng hai vừa qua, tin tưởng của chúng tôi càng gia tăng: tin tưởng vào chính phủ lâm thời đã quyết chiến đấu đến cùng, dù có phải hy sinh đến hai triệu người, toàn thể nhân dân Việt Nam cũng rất sẵn sàng, cốt thu hồi được nền độc lập của mình.
“Trong hơn hai mươi năm, cụ đã nuôi dưỡng tinh thần cách mạng, cụ truyền bá chủ thuyết cách mạng, cụ tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng, và ngày nay, khi bắt tay vào thực tế, cụ lại thoái lui, cụ phản bội lại chính tư tưởng của cụ. Khỉ phản bội lại tư tưởng của cụ, cụ phản bội luôn số phận lớn lao của toàn thể nhân dân Việt Nam…
“Tóm lại, chúng tôi tạm khuất tín rằng nhân dân Việt Nam chỉ tạm thời mất niềm tin nơi cụ, có thề, họ sẽ tạm thời thua một keo đầu. Nhưng, mục đích mà họ theo đuổi, vẫn chưa đạt, thì nhanh hay chậm họ vẫn phải tiếp tục con đường mà cụ chưa đưa tới đích cuối cùng mà họ đợi chờ. Họ sẽ theo đuổi cho đến ngày được độc lập hoàn toàn, được giãi phóng hoàn toàn.
Paris, ngày 4 tháng 4 năm 1946.
Ký tên:
Hoàng Quang Giụ, Vũ Văn Tân, Nguyễn Văn Tư.