[TT Hữu ích] Bảo Đại (1913-1997)

scorp8x

Xe lăn
Biển số
OF-87829
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
12,251
Động cơ
499,593 Mã lực
Nơi ở
Somewhere I Belong
Em xem ảnh mấy bà Phi tần ngày xưa thấy chán òm nhỉ.
Bà nào cũng đen nhẻm, nhỏ thó, phẳng lì, mặt mũi cũng chẳng có gì gọi là cao sang đài các.
Thời càng xưa nhìn càng chán, cách đây 30 năm so với bây giờ khác gì quạ với công :T
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Nguyễn Hoàng là Chúa, tước Công, cụ ạ. Không phải Hoàng đế. Nếu tính Hoàng đế thì em nghĩ Bảo Đại là người thọ nhất rồi.

Hoàng đế nước mình qua tuổi 70 rất ít, chắc chỉ có Trần Nghệ Tông, Hồ Quý Ly, Hàm Nghi và Thành Thái. Bảo Đại hình như là Hoàng đế duy nhất thọ quá 80.
Lê Hiển Tông thọ 70 tuổi làm vua 46 năm
tính quá trình làm vua thì vua Lý Nhân Tông làm vua dài nhất 55 năm
 

shikari

Xe tải
Biển số
OF-31662
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
419
Động cơ
480,711 Mã lực
Kính chào cụ Ngao5, lâu mới thấy Cụ trở lại mừng quá.
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
3,481
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực

8-1932 - Hoàng đế Bảo Đại và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Albert Sarraut đến điện Elysee, Dinh Tổng thống Pháp, chào từ biệt, trước khi về nước


8-1932 - Hoàng đế Bảo Đại và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Albert Sarraut đến điện Elysee, Dinh Tổng thống Pháp, chào từ biệt, trước khi về nước
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
à nếu tự đứng trên đôi chân của mình thì không cần "Stalin gọi Bác sang phê bình Bác"
Chuyện vặt. Tổ chức quốc tế có nội quy đàng hoàng. Stalin đương kim bí thơ Quốc tế + sản 3 nhá.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực
Bộ trưởng Bộ thuộc địa Albert Sarraut đi cùng Vua Bảo Đại tới cảng Marseille để tiễn ông


8-1932, sau khi học xong, Hoàng đế Bảo Đại và hoàng thân Vĩnh Cẩn lên tàu hoả rời Paris đến cảng Marseille lên tàu thuỷ về nước


8-1932, sau khi học xong, Hoàng đế Bảo Đại và hoàng thân Vĩnh Cẩn lên tàu hoả rời Paris đến cảng Marseille lên tàu thuỷ về nước



8-1932, sau khi học xong, Hoàng đế Bảo Đại và hoàng thân Vĩnh Cẩn lên tàu hoả rời Paris đến cảng Marseille lên tàu thuỷ về nước
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,331
Động cơ
1,392,403 Mã lực
Lê Hiển Tông thọ 70 tuổi làm vua 46 năm
tính quá trình làm vua thì vua Lý Nhân Tông làm vua dài nhất 55 năm
Lý Nhân Tông làm vua từ lúc vài ba tuổi. Bà mẹ nhiếp chính mất hơn chục năm :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực

1932 - Si Abd Al Rahman Barjach (Tổng trấn Rabat, thủ đô Ma-rốc) vua Bảo Đại và M. Peyssonnet - Công sứ Pháp tại Rabat



1932 – Vua Bảo Đại (19 tuồi) và người em họ (Hoàng thân Vĩnh Cẩn) cùng õng Si Abd Al Rahman Barjach, Tổng trấn Rabat (thủ đô Maroc)


1932 – Vua Bảo Đại (19 tuồi) và người em họ (Hoàng thân Vĩnh Cẩn) tại thủ đô Le Cairo (Ai Cập)
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,621
Động cơ
228,856 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em mà ngồi chỗ Bảo Đại, em phải sống mái với đối phương một phen,
Mình có quân đội, có địa chủ, có phớp đứng sau
Tự nhiên giơ tay chịu trói
Thật vớ vỉn
Rồi cũng có người khác lên làm vua, chỉ không gọi là vua thôi
Dân đứng về ai? Cụ suy nghĩ ngắn rồi. Dân lật là thuyền lật
 
Biển số
OF-572227
Ngày cấp bằng
3/6/18
Số km
49
Động cơ
143,600 Mã lực
Tuổi
44
Bộ trưởng Bộ thuộc địa Albert Sarraut đi cùng Vua Bảo Đại tới cảng Marseille để tiễn ông


8-1932, sau khi học xong, Hoàng đế Bảo Đại và hoàng thân Vĩnh Cẩn lên tàu hoả rời Paris đến cảng Marseille lên tàu thuỷ về nước


8-1932, sau khi học xong, Hoàng đế Bảo Đại và hoàng thân Vĩnh Cẩn lên tàu hoả rời Paris đến cảng Marseille lên tàu thuỷ về nước



8-1932, sau khi học xong, Hoàng đế Bảo Đại và hoàng thân Vĩnh Cẩn lên tàu hoả rời Paris đến cảng Marseille lên tàu thuỷ về nước
Chào cụ, em đã xem nhiều ảnh về Bảo Đại, sau khi về nước không thấy nhắc đến cụ Vĩnh Cẫn, không biết số phận cụ ấy ra sao
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực
Bảo Đại về nước
Tin đồn rộ lên trước hết trên đường phố kinh đô Huế. Thành phố đầy bụi và ẩm ướt như bừng tỉnh.
Người ta kháo nhau từ nhà này sang nhà khác, từ chùa chiền đến chợ búa vào tận các cung các phủ, gây sửng sốt cho mọi người dân sống trong khu phố Tây tĩnh lặng lẫn các phố buôn bán náo nhiệt, các thôn xóm tồi tàn bao quanh tường hào hoàng cung. Đâu đâu người ta cũng bàn tán khấp khởi hi vọng Vua Bảo Đại trở về nước nhiếp chính chắc đất nước sẽ đổi mới.
Nguồn tin chính thức do những người Pháp làm việc ở Toà Khâm sứ Trung Kỳ (1) loan ra. Như mọi lần, phải hàng giờ sau mới đến lượt dân phố chợ dọc sông Hương xôn xao tranh luận ầm ĩ. Lúc đầu mới chỉ quanh các sạp hàng trong chợ sau đó lan ra các hàng quán bên ngoài, dân đi chợ mua bán xong, sà vào các hàng ăn, thưởng thức món bún canh, hay bánh xèo đặc sản xứ Huế. Người ta thì thầm to nhỏ rỉ tai nhau, nhưng chẳng mấy chốc đã lớn tiếng bình phẩm vui vẻ pha chút tự hào kín đáo.

Chú thích: (1) Nơi làm việc của Khâm sứ Trung Kỳ, người đứng đầu bộ máy cai trị thuộc địa ở miền Trung nhưng lại thay mặt cho Chính phủ Pháp, đúng hơn là Bộ Thuộc địa trong việc giao thiệp với Triều đình Huế. Đứng đầu bộ máy cai trị thuộc địa toàn Đông Dương bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Lào là Toàn quyền Đông Dương đặt trụ sở tại Hà Nội
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực
Vậy là vị Hoàng đế trẻ tuổi sắp trở về. Ông ta lại một lần nữa ngắm nhìn thần dân, nhếch đôi môi mỏng khẽ mỉm cười nheo mắt, hoặc gật đầu ra vẻ tán thưởng. Ông sẽ vắt vẻo ngồi trên chiếc ngai vàng của tổ tiên để lại và cũng như họ, lặng lẽ khinh rẻ nhìn đám quan lại khom lưng trước mặt Hoàng đế tung hô vạn tuế. Ông sẽ là một đấng quân vương anh minh, nhân từ được người Pháp không tiếc lời ca ngợi.
Cũng như các bậc tiên đế, ông trở thành con của Trời - Thiên tử, nửa là thần thánh trên cao, nửa là con người trần thế, là đấng thượng đẳng toàn năng ở hạ giới người giữ thế cân bằng cho mọi tầng lớp trong xã hội, từ nông dân đến dân chài, từ thường dân đến binh sĩ. Mọi người thấy ở ông nguồn ánh sáng chỉ đường, làm trọng tài giữa thiện và ác, hết thảy đều sùng bái, tôn thờ ông như mặt trời, như sấm sét dưới bầu trời.
Ở cái xứ An Nam nóng nực và căng thẳng này, tất cả mọi người, bất kể làm nghề gì, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị xã hội ra sao, đều say sưa bàn tán về chính trị, Từ đầu thế kỷ, các trào lưu tư tưởng, các phong trào cách mạng đã khuấy động họ. Đa số dân xứ Huế đều hân hoan hoặc dù sao thì cũng hài lòng với việe phục hưng ngai vàng đã bị bỏ trống từ khi vua Khải Định băng hà. Ngay cả những người cách mạng, những nhà quốc gia cực đoan tất cả đều bực bội, thấy như bị sỉ nhục trước sự bàng quan của hàng triệu người Việt Nam khác ở Sài Gòn hay Hà Nội coi cố đô Huế như thuộc về quá khứ rồi.
Đám đông người hiếu kỳ, những người lái đò trên sông Hương lân la đến tận Ngọ Môn, khu vực đẹp nhất kinh thành để đọc cáo thị, nhất là những đạo dụ của triều đình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực
Một đạo dụ xác nhận ý nguyện của dân chúng. Vua Bảo Đại sẽ trở về - Một xứ sở lạ lùng phân chia thành ba miền Trung, Nam, Bắc, với ba chế độ cai trị khác nhau ở mỗi miền biệt lập nhau nhưng tất cả đều phục tùng luật pháp chung của quan thầy Pháp. Nhà vua chỉ có quyền hành ở Trung Kỳ, cái xứ nhỏ bé, rất nghèo và rất xa cách các trào lưu trên thế giới. Nước Việt Nam trước đây qui tụ ba miền nay thực tế không còn nữa.
Nội dung đạo dụ rõ ràng, cho biết chính xác tháng 9 năm 1932 vua Bảo Đại sẽ về nước, đúng dịp kỷ niệm ngày sinh thứ 20 của Ngài.
Thật đúng lúc! Bảo Đại đã ra đi từ khá lâu rồi, gần 10 năm, thần dân đang sốt ruột ngóng chờ. Tờ La Dépêche Coloniale (Tin điện thuộc địa), ra ngày 31 tháng 8 năm 1932. tán tụng: “Đức Vua có biết hàng triệu thần dân đang ngắm sao, ngóng gió, nhìn mây nước để cố tiên đoán triều đại mới sẽ ra sao không?”.
Báo chí trong nước đã đăng nhiều bài về thời gian học tập chuyên cần của Nhà vua ở phương Tây qua các ngày lễ lạt, tưởng niệm và những hoạt động tiêu biểu khác mà ông đã phải tham dự. Nhưng chỉ ghi chép theo lối biên niên, được tô màu lòe loẹt về những sự việc, những hoạt động lễ tân, báo trướe vai trò tương lai của ông không đủ nữa. Hình ảnh Nhà vua đã gần phai lạt trong trí nhớ người dân cày An Nam. Chỉ còn lại tấm ảnh đã vàng ố về ngày lễ đăng quang tráng lệ năm nào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực




8-9-1932 – tàu L'Alerte chở vua Bảo Đại chuẩn bị cập cảng Đà Nẵng
Chú thích thêm: Từ Pháp, Bảo Đại đi trên tàu khách hạng sang mang tên Président Doumer. Tàu này bỏ neo ở Vũng Tàu. Bảo Đại chuyển sang tuần dương hạm Dumont d'Urville đưa ông tới Đà Nẵng. Vì sông Hàn, Đà Nẵng không đáp ứng điều kiện cập cảng cho tàu chiến lớn, Bảo Đại chuyển sang tàu L'Alerte nhỏ hơn để vào bờ

Tuần dương hạm Dumont d'Urville cũng chính là con tàu chở Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Cam Ranh ra cảng Hải Phòng hồi tháng 10-1946 khi Hồ chủ tịch từ Pháp trở về nước
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực
Bảo Đại đứng ở đằng mũi tàu. Ông bận quốc phục. Áo và khăn vàng. Đoàn tuỳ tùng có mấy người anh em họ và một vài cố vấn. Ở đằng lái phía sau, số đông hành khách đứng trên cầu tàu vừa để đón gió biển vừa để nhìn rõ quang cảnh đón tân vương. Những tà áo trắng của phu nhân các quý quan chủ đồn điền hay công chức thuộc địa phấp phới bay trước gió. Các ông chồng cầm mũ trong tay. Trước cảnh tượng lạ mắt đó, Bảo Đại có vẻ xúc động. Một niềm hạnh phúc thật sự hiện rõ trên khuôn mặt bình thản, khó ai có thể đoán được ông nghĩ gì. Nước sông Cửu Long xám xịt bùn còn nước biển đục ngầu đến hàng chục dặm tính từ cửa sông. Chỗ tàu bỏ neo, rất gần đất liền. Đó là lãnh thổ Việt Nam hay đúng hơn là đất đai xứ Nam Kỳ. Sài Gòn ở cách biển chừng bốn chục cây số ngược lên thượng lưu. Hôm đó Nhà vua từ xa đã lại nhìn thấy đất nước mình sau gần mười năm xa cách.
Tháng 9 năm 1932, đúng như đã dự kiến, Bảo Đại bắt đầu cuộc đại hành trình về nước. Đáp ứng nguyện vọng của ông Chatel, nước Pháp, chính phủ và quân đội không thể xem nhẹ mà phải ra sức làm cho chuyến trở về nước của ông thật rùm beng. Phải có nghi thức rầm rộ. Trước hết là ông Albert Sarraut, Bộ trưởng Thuộc địa, đại diện chính phủ thân hành đến Marseille để tiễn. Sau đó là những nơi tàu ghé lại đều tổ chức đón tiếp linh đình, trừ ở Penang là nơi Sở mật thám được tin mật báo có vụ mưu sát. Đây là vụ thứ ba được phát hiện. Sau hai lần trước định tổ chức ở Paris và Marseille không thành công, người ta dự định sẽ tổ chức vụ ám sát khủng bố dự định biến bán đảo Mã Lai phải đổ máu.
Ngày hôm đó, con tàu xuyên đại dương mang tên Président Doumer đã phải âm thầm thả neo ở xa nơi tổ chức lễ đón tiếp. Nhưng hung thủ, người của ban Thuộc địa Đ.ảng Cộng sản Pháp đã không xuất đầu lộ diện. Con tàu khách đi tiếp vào lãnh hải Việt Nam, uể oải thả neo ở mũi Saint-Jacques (Vũng Tàu) chung quanh có các tàu chiến bảo vệ. Sở mật thám thở phào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực
Tại đây Bảo Đại rời tàu khách chuyển sang tàu chiến: Đó là tàu Dumont d'Urville sẽ đưa ông đến Đà Nẵng. Đến đó Vua mới thật sự cập bến để bước chân lên đất liền thuộc lãnh thổ An Nam. Đoàn tàu hộ tống ngoài chiếc Dumont d'Urville còn có thêm hai tàu nữa. Từng loạt đạn bác nổ vang khi Vua rời khỏi tàu khách vượt qua vài sải nước để bước lên tàu. Các tàu đỗ trong vịnh đều treo cờ. Thuỷ thủ xếp hàng trên boong hô hu-ra vang dậy trong khi các nòng pháo nhả đạn chào mừng. Hành khách cùng đi trên tàu viễn dương Président Doumer cũng hoan hô theo nhưng kín đáo hơn.
Dọc bờ biển và các cảng miền Trung, nước biển trong xanh hơn. Tuy chưa đến đây bao giờ nhưng Nhà vua có thể đọc tên: Phan Thiết, Nha Trang và cuối cùng là Đà Nẵng. Đến cảng Đà Nẵng ông lại chuyển sang pháo thuyền ngược sông Hàn cập bến thành phố.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,316
Động cơ
1,137,140 Mã lực
Ông mắc chiếc hoàng bào thêu kim tuyến, khoác chéo vai dải Bắc đẩu bội tinh. Một trăm phát đại bác mặt đất nổ ran chào mừng. Hai bên bờ dân chúng tụ tập đông nghịt chào đón. Họ quì xuống sụp lạy khi vị vua trẻ đi qua, giống như những ngọn cỏ bị gió thổi rạt trên cánh đồng.
Bảo Đại, đứng thẳng người tươi cười trước sự nghênh đón của thần dân. Ông bước qua trước đám đông, nói mấy câu chào hỏi từng vị thân hào khiến họ xúc động ra mặt. Cuối cùng ông bước lên xe lửa đặc biệt đi thêm 100 cây số nữa mới đến Huế. Tại đây lại cờ quạt, tiếng đại bác nổ vang dậy chào mừng. Khác với lúc đển Đà Nẵng trời nắng to, khi đoàn xe qua cửa Ngọ Môn trời bỗng đổ mưa như trút nước. Thế nào cũng là điềm tốt cả. Trời nắng là ông Trời muốn đem ánh sáng chói loà để mừng con trai trở về, còn trời mưa rào là điềm báo sự phồn vinh sẽ đến.
Vị Hoàng đế trẻ tuổi bàng hoàng trước bức tranh nhiều màu sắc, trước tiếng ồn ào của đám đông trong các buổi đón tiếp mà ông phải ráng chịu như để thử sức. Nhưng khi ông vượt qua chiếc cổng lớn để vào hoàng cung, biệt lập với thế giới bên ngoài bằng một bức tường khá dày, đi qua cái sân rộng để vào nội điện ông cảm thấy nơi đây thanh vắng, lặng lẽ và buồn thảm. Sau này. Ông viết trong hồi ký: “Sau nhiều năm sống tự do tôi có cảm tưởng từ nay bước vào nơi giam cầm...”
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top