Sáng hôm sau, trời có mưa nhỏ nhưng ko sao, nhà em đi thăm Tháp Bà, còn gọi là Tháp thiên y thánh mẫu:
Nhìn từ dưới lên
Ðây là một khu đền tháp Chăm-pa đặc biệt, là khu đền thờ duy nhất của vương quốc cổ Chăm-pa có cả một lịch sử hình thành, tồn tại, được sử dụng theo thời gian lâu dài và liên tục (ít nhất từ thế kỷ thứ 8 đến nay). Hơn thế nữa, tháp Bà Nha trang còn là khu đền thờ duy nhất của vương quốc cổ Chăm-pa được người Việt tiếp tục sử dụng, gìn giữ và phát triển làm nơi thờ tự sau khi người Chăm-pa dời việc thờ tự nữ thần Mẹ của mình về vùng đất phan Rang phía nam.
Đường lên:
Tổng thể kiến trúc của Tháp Bà gồm ba tầng, đi từ dưới lên. Tầng thấp: ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng (nay không còn nữa). Từ đây có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên năm cột, mỗi cột cao hơn ba mét, đường kính hơn một mét. Ở hai bên các dãy cột chính có 12 cột nhỏ, thấp hơn, tất cả nằm trên một nền bằng gạch cao hơn một mét. Từ tầng giữa này có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. Tầng trên cùng là nơi các tháp được xây dựng. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn, cao khoảng 23 m là Tháp Bà. Tháp chính thờ thần po Nagar (Umar), vợ của thần Shiva được xây bốn tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở bốn góc có bốn tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương mầu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Ðây là một kiệt tác về điêu khắc Chăm-pa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi. Các tháp khác thờ thần Shiva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Ðộ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Shiva)...
Tầng giữa:
Tầng trên cùng:
Nhìn từ trên xuống