[Thảo luận] Bánh mỳ nóng đây " Sáng-tối trên thị trường bảo hiểm

Bavaria MW

Xe đạp
Biển số
OF-31091
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
45
Động cơ
480,750 Mã lực
Em đọc xong mà muốn bỏ nghề lun các pác ợ, ngành bảo hiểm hái ra xiền nhiều vô kể, vậy mà chờ nó bồi thường thì trẹo cả mồm :'(:'(:'(

(TBKTSG) - Toàn ngành bảo hiểm đã đạt doanh thu trên 27.000 tỉ đồng, bằng 2,2% GDP trong năm 2008, song nhiều yếu kém đã bộc lộ. Trong tổng doanh thu trên, bảo hiểm nhân thọ đạt 10.334 tỉ đồng, tăng 9,19%, bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10.879 tỉ đồng, tái bảo hiểm đạt 1.050 tỉ đồng, lãi đầu tư 5.700 tỉ đồng. Ngành cũng đã đầu tư vào nền kinh tế trên 57.000 tỉ đồng.
Tảng băng chìm
Năm 2008 đã qua với tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ tăng 30,13% so với năm 2007. Nhưng tảng băng chìm của bề nổi nói trên là sự cạnh tranh gay gắt tới mức không lành mạnh (xem thêm bài “Chiếc bẫy” phí bảo hiểm). Hậu quả là toàn bộ thị trường bảo hiểm lỗ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tới 163,5 tỉ đồng.
Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm cho biết, trong số 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã được cấp phép, trừ Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam chưa hoạt động thì chỉ có 8 doanh nghiệp bảo hiểm có lãi trong năm 2008: Bảo Việt 74,8 tỉ đồng; PVI 4,8 tỉ đồng; PJICO 0,9 tỉ đồng; Bảo Long 6 tỉ đồng; VNI 1,9 tỉ đồng; UIC 50,7 tỉ đồng; VIA 30,5 tỉ đồng; SVI 3,5 tỉ đồng.

Nhờ có đầu tư tài chính từ nguồn vốn chủ sở hữu, dự phòng nghiệp vụ, thu nhập từ hoạt động đầu tư cho các doanh nghiệp bảo hiểm (chủ yếu từ tiền gửi ngân hàng), hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đã bù đắp được những khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2008, song vẫn còn năm doanh nghiệp thua lỗ: AAA lỗ 11,8 tỉ đồng; Bảo Tín lỗ 2,1 tỉ đồng; Groupama lỗ 7,3 tỉ đồng; Liberty lỗ 68 tỉ đồng và ACE lỗ 10,7 tỉ đồng.
Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 11.027 tỉ đồng (tăng 28%), nhưng còn tám doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định phải được bổ sung trong năm 2009 là Bảo Long, Bảo Ngân, Bảo Tín, Hùng Vương, UIC, SVI, QBE, GroupPama.
Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm, toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 4.511 tỉ đồng, với tỷ lệ bồi thường 41,5%. Tỷ lệ bồi thường trên nếu so với phí được hưởng (50% phí thực thu trong năm) là cao. Chính vì vậy, năm 2008 có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm là con số âm phải sử dụng đến dự phòng. Lãi có được từ kết quả kinh doanh nói chung chủ yếu thu được từ lãi đầu tư trong đó có tiền gửi ngân hàng.
Bên cạnh đó, những tín hiệu không sáng sủa từ kinh tế vĩ mô cũng đang tác động trực tiếp tới ngành bảo hiểm. Năm 2009 được dự báo sẽ khó khăn hơn cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ quí 1-2009 (đơn vị: triệu đồng)
ACE Insurance: 5.575
AIG Vietnam: 24.744
Bảo Long: 61.704
Bảo Minh: 446.613
Bảo Ngân: 7.534
ABIC: 39.905
Bảo Tín: 3.820
Bảo Việt 821.998
BIC 42.265
Công ty AAA
53.027 UIC 39.768
Fubon: 5.802
Groupama: 1.455
Hàng không: 60.729
Hùng Vương: 2.302
Liberty: 33.674
MIC: 73.825
PJICO: 214.638
PTI: 75.455
PVI: 709.320
QBE: 12.359
Samsung Vina: 59.574
SHB Vinacomin: 31.853
Toàn cầu: 43.316
VIA: 58.697
Viễn Đông: 62.119
Tổng: 2.992.071
Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm
Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sẽ chậm lại (thường là 3-4 lần tăng trưởng GDP), khai thác sẽ khó khăn vì rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh bị giảm sút, đình trệ không có đủ tiền trả lương công nhân và chi phí cần thiết khác nói gì đến đóng phí bảo hiểm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang giảm sút cũng ảnh hưởng tới nhu cầu bảo hiểm. Các doanh nghiệp FDI là những khách hàng bảo hiểm lớn.
Với bảo hiểm nhân thọ, sự cố lạm phát tăng cao từ giữa năm 2008 khiến số khách hàng đang tham gia bảo hiểm chấm dứt hợp đồng trước hạn, rút tiền gửi ngân hàng tăng mạnh. Nguồn khách hàng tiềm năng giảm nên số lượng hợp đồng mới khai thác được không nhiều.
Tuy doanh thu cả năm 2008 của khối này đạt 10.339 tỉ đồng, tăng 9,3% so với năm 2007, song tổng số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới trong kỳ giảm 13,71% so với năm 2007. Tổng số hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực trong kỳ tăng 26,17%, trong đó hợp đồng hủy bỏ trước hạn là 508.652, tăng 26,78% so với năm 2007.
Đặc biệt số lượng hợp đồng bị hủy bỏ năm thứ nhất tăng 8,83% so với năm 2007. Chi trả giá trị hoàn lại tăng 48,6% so với năm 2008. Trong đó, Prudential là 760 tỉ đồng, Bảo Việt 580 tỉ đồng, Manulife 451 tỉ đồng.
Số lượng đại lý bảo hiểm (là cá nhân kinh doanh có hợp đồng đại lý với các doanh nghiệp bảo hiểm) tính đến cuối năm 2008 là 72.079 người, tăng 2,29%. Trong đó: Prudential 25.594 người, Bảo Việt 15.535 người, AIG 8.998 người, Dai-ichi 8.389 người. Số lượng đại lý tuyển dụng đào tạo trong năm là 61.935 người. Điều này chứng tỏ đại lý bỏ việc nhiều do tình hình khai thác khó khăn nên doanh nghiệp bảo hiểm phải tuyển dụng bổ sung.
Tính hết quí 1-2009, các hợp đồng khai thác mới trong kỳ giảm 11%, hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ tăng tới 15%.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Phùng Đắc Lộc, kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém. Sự tăng trưởng của ngành các năm qua đã đi cùng với tăng trưởng mở rộng kênh phân phối qua đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại lý là có tăng doanh thu nên nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử dụng đại lý.
Chất lượng dịch vụ bảo hiểm, cụ thể là việc giải quyết bồi thường của ngành còn nhiều điều cần bàn, như tính công khai minh bạch về hồ sơ, thủ tục giải quyết bồi thường chưa được thực hiện. Việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường chưa được cải thiện, còn nhiều vướng mắc trong việc thu thập hồ sơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những hồ sơ chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như công an, bệnh viện.
Việc tự quyết, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc giám định bồi thường tổn thất chưa được phát huy và hay bị hình sự hóa. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giám định và giải quyết bồi thường (doanh nghiệp trung gian) chưa hoạt động có hiệu quả và phán quyết của họ nhiều khi không được pháp luật công nhận, chưa có biện pháp xử phạt thích đáng doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chậm trễ bồi thường cũng như xử phạt thích đáng các hành vi trục lợi bảo hiểm.
Cận cảnh
Theo cam kết với WTO, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài từ năm 2008 đã được cung cấp một số sản phẩm bảo hiểm qua biên giới vào Việt Nam. Điều này báo hiệu một cuộc cạnh tranh không cân sức bởi các doanh nghiệp trong nước không thể biết được thông tin, về “vũ khí” của đối thủ ở nước ngoài trong khi doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài biết rất rõ thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trong nước phải đóng thuế cho ngân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất… trong khi đó các công ty tại nước ngoài không chịu các khoản trên.
Song, thế mạnh về pháp luật đang là điều quan trọng nhất với doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam vì người được bảo hiểm sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật Việt Nam thay vì gặp phải rào cản ngôn ngữ, luật sư, nguồn luật và tòa án đứng ra xét xử nước ngoài.
Theo ông Lộc, thực trạng hiện nay là các doanh nghiệp bảo hiểm còn phát triển thiếu đồng bộ, kém hiệu quả trong công nghệ. Hệ thống công nghệ thông tin của hầu hết các doanh nghiệp chưa cập nhật được từng hợp đồng bảo hiểm phát sinh, chưa phân loại được khách hàng, rủi ro bảo hiểm, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất.
“Chúng ta không thể chấp nhận được việc một ô tô bị tai nạn đã mua bảo hiểm biết được biển số xe nhưng các công ty đùn đẩy cho nhau và cho rằng mình không bán bảo hiểm cho chiếc xe này”, ông Lộc nói.
Ông Phạm Quang Tùng, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), cũng cho biết đối với ngành bảo hiểm, việc có được số liệu thống kê lịch sử là rất quan trọng để đánh giá đúng thực trạng tình hình và là cơ sở xem xét các kế hoạch kinh doanh một cách bài bản, khoa học nhưng khó có thể thực hiện vì cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm quá sơ sài.
Theo ông Phùng Đắc Lộc, đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm tự nhìn lại mình để củng cố, sắp xếp lại, chấp nhận tăng trưởng chậm nhưng hiệu quả để có bước tiến vững chắc khi nền kinh tế xã hội phục hồi và phát triển.
Trước hết các doanh nghiệp bảo hiểm cần cơ cấu lại bộ máy, tổ chức mạng lưới quản lý kinh doanh để tạo ra sức mạnh của toàn hệ thống. Đi liền đó là kiên quyết tinh giản biên chế, tập trung nguồn lực cho công nghệ và nghiệp vụ, cắt giảm hoặc hạ bậc xếp loại những chi nhánh công ty thành viên hoạt động kém. Việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cũng cần làm ngay theo hướng ưu tiên cho đào tạo, kiên quyết loại bỏ những phần tử vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư xây dựng phần mềm quản lý nghiệp vụ, rà soát lại toàn bộ các sản phẩm bảo hiểm, bổ sung sản phẩm bảo hiểm mới như nhóm sản phẩm bảo hiểm về trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm với người thứ ba, trách nhiệm với người lao động) và nhóm sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật cao. Việc xây dựng một hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng là sự lựa chọn cần thiết.
Ông Lộc dự báo, khi vốn pháp định tăng theo yêu cầu (300 tỉ đồng với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỉ với bảo hiểm nhân thọ) vốn chủ sở hữu tăng và số lượng doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường ngày càng nhiều, với khả năng giữ lại lớn (10% vốn chủ sở hữu) tất yếu các công ty sẽ tái bảo hiểm lẫn nhau, tiến tới tái bảo hiểm ra nước ngoài ngày càng giảm.
Vì vậy, sẽ có sự thống nhất về sản phẩm bảo hiểm (quy tắc điều khoản, biểu phí) và sẽ có sự hợp tác với nhau trong tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm.
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (tính đến hết năm 2008)
• Tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 47.813 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm 2007. Trong đó: Prudential 19.556 tỉ đồng, Bảo Việt 15.599 tỉ đồng, Manulife 4.770 tỉ đồng.
• Tổng số tiền đầu tư của bảo hiểm nhân thọ là 39.253 tỉ đồng (gồm cả hai doanh nghiệp mới là GE và Cathay), tăng 23,23% so với 2007. Trong đó Prudential 14.333 tỉ đồng, Bảo Việt 14.669 tỉ đồng, Manulife 3.583 tỉ đồng.
• Cơ cấu đầu tư: Tiền gửi ngân hàng 16,25%, trái phiếu chính phủ 58,10%, cổ phiếu góp vốn 7,6%, cho vay 10,15, đầu tư khác 7,95%.
• Thu nhập đầu tư đạt 4.010 tỉ đồng, giảm 21,8% so với năm 2007. Trong đó: Prudential 1.642 tỉ đồng, Bảo Việt 1.518 tỉ đồng, Manulife 331 tỉ đồng.
Nguồn: Cục quản lý, Giám sát Bảo hiểm - Bộ Tài chính
 

hangocdung

Xe hơi
Biển số
OF-34949
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
117
Động cơ
475,570 Mã lực
em mua BH cho vợ 2 em 3 năm 27tr hồm vừa rồiem đi QN em bị va phải con Trâu móp padosoc trước sửa hết 5tr em đến thanh toán với cty BH bà giám đốc BH Bảo Tín phang cho một câu "Lái xe gì mà kém thế " em trẹo cả mồm :)):)):))
 

tu2710

Xe máy
Biển số
OF-32406
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
98
Động cơ
479,780 Mã lực
bác lái xe ra phang luôn vào cổng công ty BH xem bà ấy nói thế nào :))
 

sushi222

Xe buýt
Biển số
OF-19736
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
611
Động cơ
507,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.handomart.com
em mua BH cho vợ 2 em 3 năm 27tr hồm vừa rồiem đi QN em bị va phải con Trâu móp padosoc trước sửa hết 5tr em đến thanh toán với cty BH bà giám đốc BH Bảo Tín phang cho một câu "Lái xe gì mà kém thế " em trẹo cả mồm :)):)):))
:mad::mad::mad: bác rình rình lùi thẳng vào đầu xe mụ ấy rồi xuồng làm bảo hiểm luôn, nhớ rình lúc nào mụ ấy kô thắt sít beo ấy hehe
 

Kings'car

Đi bộ
Biển số
OF-36303
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
5
Động cơ
472,550 Mã lực
Dear bác,

B:'(ài viết cập nhật về tình hình bảo hiểm tại VN rất hay! Mình chia sẻ 2 trường hợp thực tế & cụ thể về bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ như sau:
1. Bảo hiểm xe oto: mình mua bảo hiểm xe oto 2 năm giá 16tr đồng (giá tc là 18tr nhưng giảm 2 triệu cho KH khi mua 2 năm) của Bảo hiểm dầu khí Petrol (BHDK). Ưu tiên sửa chữa chính hãng & nhanh chóng! Nhưng khi xe bị va chạm trầy body, đến BHDK thì "bị" yêu cầu đóng thêm 2tr mới được mang đến chính hãng sửa, họ nói rằng đây là phí "yêu cầu sửa chữa chính hãng". Các bác thấy sao? Có vô lí không?
2. Mình mua bảo hiêm nhân thọ cho 2 đứa con với số tiền 500tr cho mỗi đứa của hãng Dai Ichi đã 2 năm, đóng quí gần 15tr/3 tháng. Nhưng khi yêu cầu hủy hợp đồng thì số tiền hoàn trả lại chỉ bằng 50% giá trị st mình đã đóng. Các bác thấy sao? cho ý kiến nhé!
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,500
Động cơ
-164,448 Mã lực
Dear bác,

B:'(ài viết cập nhật về tình hình bảo hiểm tại VN rất hay! Mình chia sẻ 2 trường hợp thực tế & cụ thể về bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ như sau:
1. Bảo hiểm xe oto: mình mua bảo hiểm xe oto 2 năm giá 16tr đồng (giá tc là 18tr nhưng giảm 2 triệu cho KH khi mua 2 năm) của Bảo hiểm dầu khí Petrol (BHDK). Ưu tiên sửa chữa chính hãng & nhanh chóng! Nhưng khi xe bị va chạm trầy body, đến BHDK thì "bị" yêu cầu đóng thêm 2tr mới được mang đến chính hãng sửa, họ nói rằng đây là phí "yêu cầu sửa chữa chính hãng". Các bác thấy sao? Có vô lí không?
2. Mình mua bảo hiêm nhân thọ cho 2 đứa con với số tiền 500tr cho mỗi đứa của hãng Dai Ichi đã 2 năm, đóng quí gần 15tr/3 tháng. Nhưng khi yêu cầu hủy hợp đồng thì số tiền hoàn trả lại chỉ bằng 50% giá trị st mình đã đóng. Các bác thấy sao? cho ý kiến nhé!

Em ko mua bảo hiểm nữa ạ :77:
 

hoanghai

Xe tải
Biển số
OF-2380
Ngày cấp bằng
14/11/06
Số km
203
Động cơ
567,120 Mã lực
em mua BH cho vợ 2 em 3 năm 27tr hồm vừa rồiem đi QN em bị va phải con Trâu móp padosoc trước sửa hết 5tr em đến thanh toán với cty BH bà giám đốc BH Bảo Tín phang cho một câu "Lái xe gì mà kém thế " em trẹo cả mồm :)):)):))
Tình hình chúng nó kinh doanh cứ lỗ thế này ...chả biết "nghỉ" lúc nào ...làm gì mà Bác phải mua tận 3 năm thế ....mua 1 năm 1 thôi .....chắc Bác mua xe trả góp rồi bị thằng ngân hàng nó ép chứ gì :102::102::102::^)
 

Vase

Xe tải
Biển số
OF-32860
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
467
Động cơ
482,750 Mã lực
Dear bác,

B:'(ài viết cập nhật về tình hình bảo hiểm tại VN rất hay! Mình chia sẻ 2 trường hợp thực tế & cụ thể về bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ như sau:
1. Bảo hiểm xe oto: mình mua bảo hiểm xe oto 2 năm giá 16tr đồng (giá tc là 18tr nhưng giảm 2 triệu cho KH khi mua 2 năm) của Bảo hiểm dầu khí Petrol (BHDK). Ưu tiên sửa chữa chính hãng & nhanh chóng! Nhưng khi xe bị va chạm trầy body, đến BHDK thì "bị" yêu cầu đóng thêm 2tr mới được mang đến chính hãng sửa, họ nói rằng đây là phí "yêu cầu sửa chữa chính hãng". Các bác thấy sao? Có vô lí không?
2. Mình mua bảo hiêm nhân thọ cho 2 đứa con với số tiền 500tr cho mỗi đứa của hãng Dai Ichi đã 2 năm, đóng quí gần 15tr/3 tháng. Nhưng khi yêu cầu hủy hợp đồng thì số tiền hoàn trả lại chỉ bằng 50% giá trị st mình đã đóng. Các bác thấy sao? cho ý kiến nhé!
- Trường hợp 1 của bác em ko ý kiến
- Trường hợp 2 thì theo em bác hủy hợp đồng thì lấy lại giá trị hoàn lại như thế là đúng rồi. Phí họ thu được của bác và các khách hàng khác họ phải trả hoa hồng cho đại lý, cho chi phí đào tạo đại lý, lương nhân viên văn phòng... và cả cái phí mà con nhà bác được bảo hiểm trong vòng 2 năm (Cái này thường mọi người ko để ý). Em đoán hợp đồng của bác là hợp đồng RMIT?
 

anvu

Xe đạp
Biển số
OF-23965
Ngày cấp bằng
11/11/08
Số km
44
Động cơ
492,740 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em mua BH cho vợ 2 em 3 năm 27tr hồm vừa rồiem đi QN em bị va phải con Trâu móp padosoc trước sửa hết 5tr em đến thanh toán với cty BH bà giám đốc BH Bảo Tín phang cho một câu "Lái xe gì mà kém thế " em trẹo cả mồm :)):)):))
Thế có đền bù không bác!

Giống giống cái vụ, Ép Pi Ti gì đó đi dây internet, nó bị đứt và rụng vắt thòng lọng xuống đường, người dân đi xe máy đến đó thì bị vướng phải và ngã xe xuống đường

Khi kiện thì bà giám đốc phán 1 câu xanh rờn..."Ai bảo nhìn thấy dây không tránh"

Thík kiện à...
 

anvu

Xe đạp
Biển số
OF-23965
Ngày cấp bằng
11/11/08
Số km
44
Động cơ
492,740 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dear bác,

B:'(ài viết cập nhật về tình hình bảo hiểm tại VN rất hay! Mình chia sẻ 2 trường hợp thực tế & cụ thể về bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ như sau:
1. Bảo hiểm xe oto: mình mua bảo hiểm xe oto 2 năm giá 16tr đồng (giá tc là 18tr nhưng giảm 2 triệu cho KH khi mua 2 năm) của Bảo hiểm dầu khí Petrol (BHDK). Ưu tiên sửa chữa chính hãng & nhanh chóng! Nhưng khi xe bị va chạm trầy body, đến BHDK thì "bị" yêu cầu đóng thêm 2tr mới được mang đến chính hãng sửa, họ nói rằng đây là phí "yêu cầu sửa chữa chính hãng". Các bác thấy sao? Có vô lí không?
2. Mình mua bảo hiêm nhân thọ cho 2 đứa con với số tiền 500tr cho mỗi đứa của hãng Dai Ichi đã 2 năm, đóng quí gần 15tr/3 tháng. Nhưng khi yêu cầu hủy hợp đồng thì số tiền hoàn trả lại chỉ bằng 50% giá trị st mình đã đóng. Các bác thấy sao? cho ý kiến nhé!
Í kiến:

1. Cái #2 thì đúng rồi, nó phải trả các chi phí quản lý, đào tạo cho nhân viên, đại diện kinh doanh nữa chứ!

2. Cái #1 thì hơi vô lý nhỉ? Em mua của 1 bạn ở bên Liberty - Bảo hiểm của Mỹ, thái độ phục vụ tốt, chăm sóc tốt, ...và quan trọng là hôm em sửa xe tại Láng Hạ rất tốt (tuy em phải ngồi đợi mất hơn 20p, khi gặp thì bạn đó bảo là em bị tắc đường trên Giảng Võ, thông cảm được vì chiều hôm đấy trên báo chí bảo là tắc ở Giảng Võ do đang tổ chức sự kiện).
 

Mắt Kính

Xe điện
Biển số
OF-34637
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
2,576
Động cơ
500,471 Mã lực
Nơi ở
Tam Hoa city: Hoa Phượng, Hoa Hậu và...Hoa Cải
@Bavaria MW: Cụ nói hái ra tiền là thế nào? Cụ không thấy ngay trong phần bài của cụ nó nói toàn ngành Bảo hiểm lỗ hơn 163 tỉ à?
@King'scar: Em có lời khuyên dành cho cụ về hợp đồng BH của con cụ: Nếu cụ hủy rồi thì thôi, nếu cụ vẫn tiếp tục đóng thì cụ chuyển ngay sang đóng thành năm, cụ đóng theo quý mỗi năm cụ mất toi khoảng 6tr. Theo em tính toán cụ đóng mỗi năm có 54tr thôi, cụ đóng quý nó thành 60tr. Mà còn có 3 năm nữa cụ hủy hơi phí, hợp đồng của con cụ là du học tại chỗ RMIT đúng không?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bavaria MW

Xe đạp
Biển số
OF-31091
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
45
Động cơ
480,750 Mã lực
@: bác Mắt Kính -> Ý em là ngành bảo hiểm thua lỗ quá. Chứ không có lời, trước tình hình như vậy, một số công ty bảo hiểm cũng phải bỏ của chạy lấy người thành ra việc than phiền về chất lượng bảo hiểm nó rền như sấm đấy ạ!!!
P/s: Em thích nói ngược thế cho nó ép phê. Bác Mắt Kính bắt giò em mất rồi. hic...hic...:'(
 

vtthang

Xe tải
Biển số
OF-7257
Ngày cấp bằng
20/7/07
Số km
274
Động cơ
542,595 Mã lực
Em mua bảo hiểm Bảo Minh 2 năm đợt Tết vừa rồi đi xì tút mấy chỗ trầy xước em đã thấy ớn về thủ tục giám định rồi. Thằng em đồng hao lấy xe sau em cùng ở Toy Giải phóng sau khi nghe ninh nọt thì lại mua bảo hiểm Bảo Việt. Hôm nay nó vừa phàn nàn là gần 2 tuần rồi thủ tục giám định đã xong, Toy GP đã fax báo giá cho bọn BH Bảo Việt rồi thế mà chúng nó vẫn chưa duyệt để thằng em đưa xe đi sửa. Túm lại: em không mua BH nữa bị đến đâu làm đến đây cho đỡ bực mình
 

pmhunghero

Xe buýt
Biển số
OF-6331
Ngày cấp bằng
25/6/07
Số km
934
Động cơ
551,661 Mã lực
Nơi ở
Ngoại thành Hà Nội
Dear bác,

B:'(ài viết cập nhật về tình hình bảo hiểm tại VN rất hay! Mình chia sẻ 2 trường hợp thực tế & cụ thể về bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ như sau:
1. Bảo hiểm xe oto: mình mua bảo hiểm xe oto 2 năm giá 16tr đồng (giá tc là 18tr nhưng giảm 2 triệu cho KH khi mua 2 năm) của Bảo hiểm dầu khí Petrol (BHDK). Ưu tiên sửa chữa chính hãng & nhanh chóng! Nhưng khi xe bị va chạm trầy body, đến BHDK thì "bị" yêu cầu đóng thêm 2tr mới được mang đến chính hãng sửa, họ nói rằng đây là phí "yêu cầu sửa chữa chính hãng". Các bác thấy sao? Có vô lí không?
2. Mình mua bảo hiêm nhân thọ cho 2 đứa con với số tiền 500tr cho mỗi đứa của hãng Dai Ichi đã 2 năm, đóng quí gần 15tr/3 tháng. Nhưng khi yêu cầu hủy hợp đồng thì số tiền hoàn trả lại chỉ bằng 50% giá trị st mình đã đóng. Các bác thấy sao? cho ý kiến nhé!
TH1: em không ý kiến
TH2: Mới 2 năm, bác hủy ngang như thế, bác chỉ lấy lại giá trị hoàn lại bằng 50% số đã đóng là đúng rồi
- TUy nhiên vấn đề bàn thêm ở đây là, 1 số bác nói là mua BHNT để con đi học ở RMIT, nhưng khi đủ 8 tuổi chỉ được trao giấy chúng nhận ưu tiên khi thi vào RMIT
tức là khi thi vào RMIT có có rất nhiều thí sinh, khi kết quả thi như nhau thì se ưu tiên cho thí sinh nào có tham gia BHNT của Dai-Ichi co liên kết với RMIT mà thôi,

1 vấn đề nữa, tôi mới tham gia 1 sản phẩm BHNT của AIG, mệnh giá 1 tỷ mà phí đóng cả năm chưa đến 15tr/năm. mà phí đóng + rút tiền rất linh hoạt.
 
Chỉnh sửa cuối:

Duonganh2004

Xe tăng
Biển số
OF-7669
Ngày cấp bằng
2/8/07
Số km
1,049
Động cơ
549,520 Mã lực
Tuổi
50
Í kiến:

1. Cái #2 thì đúng rồi, nó phải trả các chi phí quản lý, đào tạo cho nhân viên, đại diện kinh doanh nữa chứ!

2. Cái #1 thì hơi vô lý nhỉ? Em mua của 1 bạn ở bên Liberty - Bảo hiểm của Mỹ, thái độ phục vụ tốt, chăm sóc tốt, ...và quan trọng là hôm em sửa xe tại Láng Hạ rất tốt (tuy em phải ngồi đợi mất hơn 20p, khi gặp thì bạn đó bảo là em bị tắc đường trên Giảng Võ, thông cảm được vì chiều hôm đấy trên báo chí bảo là tắc ở Giảng Võ do đang tổ chức sự kiện).
Năm 2008 Liberty lỗ 68 tỷ đứng đầu về thua lỗ trong 27 DNBH phi nhân thọ nhé bác, TGĐ phải về nước giải trình với Cty mẹ :'( Làm ăn thía không biết trụ được ở Vn không?
 

Doanchung

Xe tải
Biển số
OF-28745
Ngày cấp bằng
9/2/09
Số km
288
Động cơ
486,140 Mã lực
Tuổi
45
Thế thì kăng quá. Em sắp lấy xe chắc chỉ dám mua bảo hiểm ở Liberty
 

20.00

Xe đạp
Biển số
OF-31154
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
26
Động cơ
480,460 Mã lực
Năm 2008 Liberty lỗ 68 tỷ đứng đầu về thua lỗ trong 27 DNBH phi nhân thọ nhé bác, TGĐ phải về nước giải trình với Cty mẹ :'( Làm ăn thía không biết trụ được ở Vn không?
Sao Pác biết TGĐ phải về nước giải trình vậy??? Em nghĩ con số nó không có thực đâu, với lại khoản chăm sóc cho khách hàng thì không chê Liberty được. And nó mà thua lỗ thì phải co bớt vào chứ, em thấy nó đang rục rịch mở thêm vài hoạt động nữa kìa.
 

Chân Đất

Xe hơi
Biển số
OF-39755
Ngày cấp bằng
2/7/09
Số km
191
Động cơ
470,860 Mã lực
Năm 2008 Liberty lỗ 68 tỷ đứng đầu về thua lỗ trong 27 DNBH phi nhân thọ nhé bác, TGĐ phải về nước giải trình với Cty mẹ :'( Làm ăn thía không biết trụ được ở Vn không?
Thua lỗ và chất lượng dịch vụ là 2 chuyện khác nhau. Không phải vì Libety phục vụ tốt mà dẫn đến thua lỗ. Em thấy ngược lại mới đúng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top