[Funland] Bằng Đại Học ?

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,840 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Ngành nào em ko biết, chứ ngành IT thì chưa chắc đã cần bằng ĐH đâu cụ. Đặc biệt là lập trình, tài liệu trên mạng nhiều vô số kể, cụ có thể tự học để trở thành rất giỏi. Rồi an ninh bảo mật, CV cụ có vài dòng kiểu như "tìm được xx lỗ hổng bảo mật của Microsoft, Google..." thì nhiều cty nước ngoài nó hốt về làm luôn mà chả cần quan tâm xem cụ học ở đâu
Thế giới được mấy ông tìm được xx lỗ hổng bảo mật Microsoft, Google.
Không có bằng ĐH, cụ apply Microsoft, Google, Viettel, Fpt... xem họ có tuyển dụng k. Hay bị loại luôn ở vòng gửi xe rồi :D
 

badungc4

Xe tải
Biển số
OF-349556
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
391
Động cơ
780,623 Mã lực
Phương Tây nó có câu châm ngôn: practise, practise and practise.... chứ không phải học học nữa học mãi. Trước mình học 4 năm cái bằng đh ngoại thương hiểu biết không bằng 1 lần nhập khẩu 1 container hàng từ nước ngoài về. Sau khi mở cty, ký hđ nhập hàng từ nước ngoài, hàng về tự thanh toán qua ngân hàng, tự xuống HP làm thủ tục hq, thuê vận tải đưa hàng về kho = những gì học đh 4 năm. Thế tại sao phải bỏ ra tận 4 năm học. Thậm chí có người bỏ 4 năm + nhiều tỷ ra nước ngoài học mấy cái ba lăng nhăng này :)
đại học mà cầm tay chỉ việc từng việc như cụ bảo thế thì biết bao nhiêu khoa, bao nhiêu bộ môn cho đủ hả cụ, người ta đào tạo cho mình cái kiến thức chung về ngành, còn lĩnh vực đi sâu thì cụ phải tự đi sâu đi sát vào tìm hiểu chứ, có cái kiến thức chung đó cụ tìm hiểu cũng dễ hơn, và đổi sang ngách khác của ngành cụ cũng tìm hiểu nhanh hơn. còn cái practise như cụ nói giờ mà cụ đổi sang ngách khác cùng ngành cụ cũng lại phải tìm hiểu lại từ đầu, và thời gian mất lâu hơn
Học, Học nữa, Học mãi là của cụ Lê nin cũng là của Phương Tây đấy cụ à
 

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,728
Động cơ
418,996 Mã lực
Phương Tây nó có câu châm ngôn: practise, practise and practise.... chứ không phải học học nữa học mãi. Trước mình học 4 năm cái bằng đh ngoại thương hiểu biết không bằng 1 lần nhập khẩu 1 container hàng từ nước ngoài về. Sau khi mở cty, ký hđ nhập hàng từ nước ngoài, hàng về tự thanh toán qua ngân hàng, tự xuống HP làm thủ tục hq, thuê vận tải đưa hàng về kho = những gì học đh 4 năm. Thế tại sao phải bỏ ra tận 4 năm học. Thậm chí có người bỏ 4 năm + nhiều tỷ ra nước ngoài học mấy cái ba lăng nhăng này :)
Phương Đông nói học, học nữa, học mãi thì sao? Mỗi bên có quan điểm riêng, sao phải lấy phương Tây làm hệ quy chiếu?

ĐH đào tạo chung, cơ bản về tư duy, nhận thức và chuyên ngành hẹp mà cụ theo học, tất nhiên có hạn chế so với các nước phát triển là thực hành, trải nghiệm thực tế ít. Nhưng ít ra cũng cho cụ cái nhận thức và tư duy, nếu cụ không học ĐH chắc gì đã tiếp thu được công việc đấy trong 1 lần?

Cụ học xong ĐH mà còn chưa phân biệt được kiến thức học ĐH và xử lý công việc thực tế.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,176
Động cơ
-152,103 Mã lực
Tuổi
36
Chốt là 100% cần có...ở tây, nhật đều rất cần bằng đại học, bằng kỹ sư, bằng nghề thì ở ta cũng thế thui. Vấn đề không phải cái bằng mà là trình độ có đúng cái bằng đó hay không?

Các giữ chức cao trong cty thì bằng cấp càng phải cao. Nên các cụ đừng mơ là không bằng cấp mà thành công. Nếu thế thì ba mẹ cụ phải rất mạnh như ba mẹ của bill gates :)) :)) :))
 

cha biet chi

Xe điện
Biển số
OF-489591
Ngày cấp bằng
18/2/17
Số km
3,177
Động cơ
779,269 Mã lực
Tuổi
33
E thấy ngày xưa ko học thì bây giờ toàn người lắm tiền thôi.còn bây giờ k học chỉ có con ông cháu cả.thành công là được học hay ko quan trọng gì.
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,222
Động cơ
654,214 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế giới được mấy ông tìm được xx lỗ hổng bảo mật Microsoft, Google.
Không có bằng ĐH, cụ apply Microsoft, Google, Viettel, Fpt... xem họ có tuyển dụng k. Hay bị loại luôn ở vòng gửi xe rồi :D
Ôi cụ ơi, người VN mình tìm nhiều ra phết đấy. Nó có đủ loại lỗ hổng, từ to đến bé, từ nghiêm trọng tới tà tà ko chết ai. Cơ mà nhà tuyển dụng họ lại ít khi quan tâm đến lỗ hổng to hay bé, cứ có là thấy ngon rồi (mà cũng ngon thật)
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,840 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Phương Đông nói học, học nữa, học mãi thì sao? Mỗi bên có quan điểm riêng, sao phải lấy phương Tây làm hệ quy chiếu?

ĐH đào tạo chung, cơ bản về tư duy, nhận thức và chuyên ngành hẹp mà cụ theo học, tất nhiên có hạn chế so với các nước phát triển là thực hành, trải nghiệm thực tế ít. Nhưng ít ra cũng cho cụ cái nhận thức và tư duy, nếu cụ không học ĐH chắc gì đã tiếp thu được công việc đấy trong 1 lần?

Cụ học xong ĐH mà còn chưa phân biệt được kiến thức học ĐH và xử lý công việc thực tế.
Chả phải tây hay tàu gì. Các cụ nhà ta có câu tục ngữ; Học ăn, học nói, học gói, học mở.
 

dautunganhan

Xe tải
Biển số
OF-820023
Ngày cấp bằng
1/10/22
Số km
308
Động cơ
4,556 Mã lực
Tuổi
35
Em thấy nhiều cụ có con 2k2er giai đoạn này chắc đang lo lắng nhiều lắm. Theo các cụ thì việc học ĐH có quan trọng không ? Em nghĩ là Có - Cũng có thể không. Em xin góp vui trà đá câu chuyện của em.
Bản thân em thì 96, từng thi 3 lần Đại học, không phải em học dốt, mà em theo đuổi ngồi trường điểm cao hơn sức mình.
2 năm đầu em học Quản trị kinh doanh - ĐH Công Đoàn -> Bỏ ngang -> Phụ huynh thất vọng, khóc nhiều.
Lại nộp đơn vào trường B sau khi không đỗ trường A để đi học tiếp.
2 năm tiếp đó là em học Ngôn Ngữ Anh - HV Khoa học Quân Sự -> lại bỏ.
Ra đời, không bằng, không kinh nghiệm, không tiền, không quan hệ, không nghề. Thứ em có là đam mê với những chiếc điện thoại. Em làm CTV bán hàng, bán từng chiếc một, cứ làm vì đam mê là không hề thấy mệt mỏi. Khách cũng đông dần.
Cũng chưa bao giờ nghĩ đây sẽ là cái nghề của đời mình.
Sau 1 năm tích cóp được 50tr tiền vốn. Cậu bạn lại rủ về ý tưởng " Đầu tư căn hộ dịch vụ cho thuê ".
Em bán tất những chiếc điện thoại của mình đi, gom góp tiền về. Tầm này năm ngoái là vào căn nhà đầu tiên. Túc tắc setup thêm căn 2/3/4/5/6. Giờ em có 30 phòng. Có thêm mảng chính lại có thêm thu nhập thụ động hàng tháng. Dẫu biết làm ăn có lúc nọ, lúc kia. Nhưng dù sao, đã chơi là phải biết chịu.
Đôi lúc lại ngồi cafe rồi ngẫm, hồi đó mình bỏ học không biết là đúng hay sai...
con đường học có thể đúng với A, nhưng liệu có đúng với B hay C không ?
Em bổ sung thêm chút: hiện tại thu nhập bình quân của em là 70tr /1 tháng. Con số này em chưa baoh nói với ai. Trẻ trâu sặc mùi hôi sữa thì cứ âm thầm mà làm. Trên Of k ai biết ai là ai thì em " nổ " các cụ chém cho xôm cùng thôi.
với em đây chưa phải là thành công. Vì các cụ làm doanh nghiệp hoặc những mảng hoạt động khác kiếm hơn số tiền này gấp bội.
Nhận định của em: Xác định KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI CÓ BẰNG ĐH. Nhưng tương lai em vẫn sẽ học thêm những kiến thức bên ngoài từ các khoá đào tạo, lấy chứng chỉ...
Em không bao giờ nói " Học hành là vô bổ "
Kiến thức mình chắc chắn phải học, nhưng học ở chỗ nào hợp lí với bản thân.


Bổ sung :
Sau 2 năm kể từ ngày viết bài thì em kết luận: Nên đi học ĐH. Vì môi trường lành mạnh sẽ giúp mình có thêm thời gian để học hỏi. Đi làm luôn, nhiều cuộc chơi, nhiều cám dỗ, chưa đủ chín chắn sẽ dễ hư. Môi trường xung quanh nếu 1 người tư duy tốt bên cạnh 9 người tư duy kém sẽ kéo mình thành người thứ 10 trong cái mớ hỗn độn đó.
Còn cháu nào không thích đi học thì cũng không gượng ép được các cụ ạ. Hãy để trẻ tự sáng tạo nếu đam mê của nó là chân chính.
70 tr tháng mà còn trẻ là ngon rồi cụ :D

Cơ mà em không ưa cái đội cho thuê nhà vì ngày càng đẩy giá cao ngất chặt chém ác quá, tụi sinh viên và làm thuê cũng như phụ huynh ở quê còng lưng ra làm để nuôi đội cho thuê nhà mà chả biết sau khi láy bằng đại học xong các cháu nó có đi làm công nhân nổi không :D
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cái này em công nhận với cụ.
Em ko học ĐH, tự kinh doanh tạm gọi là cũng ổn và hơn khối người đi làm thuê khác. Nhưng em thấy mình ko có trình độ, tư duy đủ để bứt phá, mở rộng công việc kinh doanh lên tầm cao hơn dù khá nhiều ý tưởng, cơ hội.
Nên giờ em muốn con em sẽ phải học đại học. Nhưng em nghĩ bằng cấp sẽ là hành trang cho mỗi người bước vào đời thuận lợi hơn thôi, chứ quan trọng nhất vẫn là tư chất và việc học nó ko bao giờ dừng.
Người tự nhận thức được như cụ không nhiều đâu ạ. Đa phần người nhiều tiền và thành công sẽ cho rằng họ là minh chứng cho sự ko cần học - hiểu theo nghĩa học thật, trau dồi tri thức. Em nhớ mãi người quen của em, giàu có vô cùng bằng con đường buôn bán, luôn kể rằng con mình thích đọc sách, thích các trò chơi thông minh...nhưng sang nhà nó, giá sách chỉ vài ba quyển sách dạy làm giàu, sách của mấy ông doanh nhân. Tiệt không có quyển nào sách văn học, khoa học, địa lý, lịch sử...dành cho trẻ em. Con nó muốn đọc thì sang nhà sách đọc chùa. Cứ đi học về là vô nhà sách. Vc nó kể với giọng rất buồn cười nhưng em thì thấy quá tiếc...
 

hieu110594

Xe máy
Biển số
OF-465232
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
96
Động cơ
202,341 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ngày xưa cứ có mấy bài "thạc sĩ về trồng rau" rồi "cử nhân về bán phở". Nhiều người cứ bảo: học làm gì rồi cũng về làm nông dân, đi bán hàng, bọn tao chả cần học cũng làm được. Nhưng có tấm bằng đại học thì lựa cho cho các cụ sẽ nhiều hơn rất nhiều, có những chế độ tốt hơn những người k có bằng, thậm chí cùng 1 công việc, tư duy và cách xử lý cũng sẽ rất khác nhau luôn. Với 1 đất nước vẫn còn quan trọng vấn đề bằng cấp như nước mình thì bằng ĐH vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định. Thậm chí muốn lên cao hơn phải học cao học, văn bằng 2, tiếng anh... Đừng vì những trường hợp cá biệt mà bác bỏ cái đa số đang tồn tại.
"Mua thức ăn có thể không cần đến môn Toán cao cấp, nhưng học tốt môn Toán cao cấp sẽ quyết định xem bạn mua thức ăn ở đâu."
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,451
Động cơ
416,268 Mã lực
Nơi ở
BE
Ôi cụ ơi, người VN mình tìm nhiều ra phết đấy. Nó có đủ loại lỗ hổng, từ to đến bé, từ nghiêm trọng tới tà tà ko chết ai. Cơ mà nhà tuyển dụng họ lại ít khi quan tâm đến lỗ hổng to hay bé, cứ có là thấy ngon rồi (mà cũng ngon thật)
Nhiều của cụ cũng không là bao nhiêu so với số lượng lập trình viên ở VN. Mà những đứa tìm ra những cái đấy phần lớn là làm trong các công ty về bảo mật và đều có bằng đại học là ít nhất.

Tài liệu cũng như các khoá học mở miễn phí bây giờ rất nhiều nhưng ĐH, tất nhiên tôi đang nói đến cái đại học chất lượng, vẫn cung cấp nền tảng rất tốt để phát triển nghề nghiệp. Nó cũng là cái đầu tiên được xét đến khi cụ chân ướt chân ráo bước vào thị trường việc làm, kinh nghiệm bằng 0.

Không học ĐH không có nghĩa là cơ hội sẽ đóng lại nhưng sẽ nhỏ hơn nhiều so với người có bằng.
 

Ocdaonho

Xe tải
Biển số
OF-762147
Ngày cấp bằng
8/3/21
Số km
418
Động cơ
53,419 Mã lực
Tuổi
38
Người tự nhận thức được như cụ không nhiều đâu ạ. Đa phần người nhiều tiền và thành công sẽ cho rằng họ là minh chứng cho sự ko cần học - hiểu theo nghĩa học thật, trau dồi tri thức. Em nhớ mãi người quen của em, giàu có vô cùng bằng con đường buôn bán, luôn kể rằng con mình thích đọc sách, thích các trò chơi thông minh...nhưng sang nhà nó, giá sách chỉ vài ba quyển sách dạy làm giàu, sách của mấy ông doanh nhân. Tiệt không có quyển nào sách văn học, khoa học, địa lý, lịch sử...dành cho trẻ em. Con nó muốn đọc thì sang nhà sách đọc chùa. Cứ đi học về là vô nhà sách. Vc nó kể với giọng rất buồn cười nhưng em thì thấy quá tiếc...
Em nghĩ nếu người quen của cụ thật sự giàu có thì họ ko tiếc tiền mua sách cho con đâu, cũng có thể là 1 cách duy trong cách dạy con.
Lũ trẻ nhiều lúc ko nên được thoả mãn, đáp ứng mọi nhu cầu quá, sách lại là 1 sở thích vô cùng tận, đọc cuốn này xong lại có nhu cầu đọc cuốn khác nên nếu cứ mua hết thì tiền đâu cho lại, chỗ đâu mà để. Thiếu thốn 1 chút khiến lũ trẻ khao khát hơn, đam mê hơn là đầy đủ, nhất là trong 1 gđ giàu có mà con vẫn đi học về là chui vào nhà sách đọc thì em lại thấy hay và ngưỡng mộ.
Tất nhiên cũng phải mua 1 số những cuốn kinh điển và có thể dùng được lâu dài, qua mấy thế hệ anh chị em.
Bọn trẻ nhà em cũng rất thích đọc sách, ngày trước em mua khá nhiều nhưng sau rất nhiều lần dọn nhà mỗi lần cho đi cả thùng sách thì giờ em cực kì hạn chế mua mà khuyến khích đọc ở nhà sách, thư viện trường…Thi thoảng có dịp lễ hay có thành tích thì em mới thưởng 1 cuốn. Tủ sách gia đình tối giản vừa đủ thôi. Còn lại trẻ nên tự tìm tòi đọc bằng rất nhiều cách khác như nhà sách, thư viện, kindle…Những cách này cũng giúp trẻ con biết kĩ năng tự tìm kiếm thông tin và tăng khả năng tự học.

Em cũng con mọt sách từ bé, thời trẻ em đọc rất nhiều so với bạn bè, hơn rất nhiều bạn học ĐH, nên em ngẫm lại những gì mình biết trong việc kinh doanh có lẽ là tích luỹ của sách vở mình đã đọc. Và sách em đọc cũng từ coi cọp, mượn, online…khá nhiều.
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em nghĩ nếu người quen của cụ thật sự giàu có thì họ ko tiếc tiền mua sách cho con đâu, cũng có thể là 1 cách duy trong cách dạy con.
Lũ trẻ nhiều lúc ko nên được thoả mãn, đáp ứng mọi nhu cầu quá, sách lại là 1 sở thích vô cùng tận, đọc cuốn này xong lại có nhu cầu đọc cuốn khác nên nếu cứ mua hết thì tiền đâu cho lại, chỗ đâu mà để. Thiếu thốn 1 chút khiến lũ trẻ khao khát hơn, đam mê hơn là đầy đủ, nhất là trong 1 gđ giàu có mà con vẫn đi học về là chui vào nhà sách đọc thì em lại thấy hay và ngưỡng mộ.
Tất nhiên cũng phải mua 1 số những cuốn kinh điển và có thể dùng được lâu dài, qua mấy thế hệ anh chị em.
Bọn trẻ nhà em cũng rất thích đọc sách, ngày trước em mua khá nhiều nhưng sau rất nhiều lần dọn nhà mỗi lần cho đi cả thùng sách thì giờ em cực kì hạn chế mua mà khuyến khích đọc ở nhà sách, thư viện trường…Thi thoảng có dịp lễ hay có thành tích thì em mới thưởng 1 cuốn. Tủ sách gia đình tối giản vừa đủ thôi. Còn lại trẻ nên tự tìm tòi đọc bằng rất nhiều cách khác như nhà sách, thư viện, kindle…Những cách này cũng giúp trẻ con biết kĩ năng tự tìm kiếm thông tin và tăng khả năng tự học.

Em cũng con mọt sách từ bé, thời trẻ em đọc rất nhiều so với bạn bè, hơn rất nhiều bạn học ĐH, nên em ngẫm lại những gì mình biết trong việc kinh doanh có lẽ là tích luỹ của sách vở mình đã đọc. Và sách em đọc cũng từ coi cọp, mượn, online…khá nhiều.
Em hiểu ý cụ. Nhà giàu, đất đai khắp chốn. Ko phải tư duy cho con biết khát khao hay thiếu thiếu 1 tí đâu mà nhà ko có giá sách cho con ấy cụ. Em sợ vơ đũa cả nắm vì em ít chơi giới buôn bán làm ăn, nhưng em cảm giác vì vợ chồng nhà ấy dân kinh doanh nên hay quy mọi thứ ra lợi nhuận. Mua sách ko rẻ nếu mua đều đặn. Đặc biệt bây giờ, mình còn mua sách nhập để con đọc nguyên tác tiếng Anh. Như em cách đây dăm bảy năm lương chục củ sẵn sàng bỏ 3 củ mua kindle cho con. Nhưng nhà ng quen em thì chỉ cho con học trường công (luôn chọn cái gì chi phí rẻ nhất - ý em là vậy) và ít đầu tư sách vở. Em biết mình nhìn từ góc độ của mình sẽ mang tính chủ quan. Nhưng trẻ con mà ham đọc sách, chỉ có lợi cho cả con đường học hành trước mắt. Một ng quen khác của em, bố mẹ đều hết c2, công nhân. May sao nhà máy có thư viện, đứa con hay dùng thẻ để mượn đọc, kết quả nó luôn học giỏi nhất lớp, chuyên chọn từ bé, mảng ngôn ngữ rất tốt, giờ đã tốt nghiệp ĐH, công việc ngon lành. Xưa em học 1 ngành mà tỉ lệ thất nghiệp cao. Nhớ mãi bà chị cùng phòng KTX bảo: tao thích học ngành này, kể cả sau đi bán rau cũng vẫn phải học. Nghĩ hồi ấy buồn cười nhưng giờ lại thấy, có bằng ĐH nhờ học tử tế mà bán rau chắc chắn khác biệt 1 chị nông dân hết c1 bán rau.
 

Khacnammsa

Xe hơi
Biển số
OF-543026
Ngày cấp bằng
25/11/17
Số km
164
Động cơ
164,554 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một con gà , ông thì thích ăn cổ cánh. Ông thì thích phần đùi, ông thì lại bảo ngon nhất cái phao câu.
Trong một mâm cỗ có đủ các ông thì rồi con gà nó cũng được bỏ vào mồm hết.
Sau cùng thì, người ở vòng vật chất thì mong muốn tiền bạc. Người qua vòng vật chất thì mong cầu sức khoẻ. Người có cả hai thì mong cầu tri thức, nâng tầm hiểu biết của bản thân. Đánh giá Trí tuệ là thước đo của thành công.
Nhưng nếu trí tuệ mà không đem lại một giá trị gì đó cho gia đình, bản thân, hay xã hội. Nó cũng sẽ là 1 Trí tuệ chết.
Quan điểm của mỗi người là khác nhau, bức tranh đủ màu sắc hình thành lên Xã hội.
Sống không hại người, không tham sân si cơ bản đã là thành công.
Tiền thì không biết bao nhiêu là đủ, học vấn cũng cả đời chưa hết.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,331
Động cơ
331,083 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Câu hỏi thiết thực hơn là khi nào thì nên bắt đầu học Đh , có thể đến năm 25 , 30 , 35 tuổi học cũng được . Tuổi đó đã có sự chín chắn vs sẽ quyết định được ngôi trường + phương pháp học, cách học chứ chưa gì đã đâm đầu vào 1 cái Đh ơ kìa thì lại thành phí mất mấy năm
 

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,728
Động cơ
418,996 Mã lực
Câu hỏi thiết thực hơn là khi nào thì nên bắt đầu học Đh , có thể đến năm 25 , 30 , 35 tuổi học cũng được . Tuổi đó đã có sự chín chắn vs sẽ quyết định được ngôi trường + phương pháp học, cách học chứ chưa gì đã đâm đầu vào 1 cái Đh ơ kìa thì lại thành phí mất mấy năm
Không phải tự nhiên cả thế giới người ta xác định lứa tuổi ĐH như thế. Cụ cứ tưởng mình có đường riêng hay hơn hơn lớ ngớ rồi lại lac lối.
 

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,728
Động cơ
418,996 Mã lực
Một con gà , ông thì thích ăn cổ cánh. Ông thì thích phần đùi, ông thì lại bảo ngon nhất cái phao câu.
Trong một mâm cỗ có đủ các ông thì rồi con gà nó cũng được bỏ vào mồm hết.
Sau cùng thì, người ở vòng vật chất thì mong muốn tiền bạc. Người qua vòng vật chất thì mong cầu sức khoẻ. Người có cả hai thì mong cầu tri thức, nâng tầm hiểu biết của bản thân. Đánh giá Trí tuệ là thước đo của thành công.
Nhưng nếu trí tuệ mà không đem lại một giá trị gì đó cho gia đình, bản thân, hay xã hội. Nó cũng sẽ là 1 Trí tuệ chết.
Quan điểm của mỗi người là khác nhau, bức tranh đủ màu sắc hình thành lên Xã hội.
Sống không hại người, không tham sân si cơ bản đã là thành công.
Tiền thì không biết bao nhiêu là đủ, học vấn cũng cả đời chưa hết.
Tư duy của cụ đúng là đã học qua ĐH.
 

Xep

Xe điện
Biển số
OF-348813
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
2,408
Động cơ
1,419,802 Mã lực
Các cụ cãi nhau bùn cười thật :)). Đại học là cách chính thống và phổ biến nhất, tối ưu nhất để bước vào đời. Còn mục đích cuối cùng là để cuộc sống tốt hơn thì hàng ngày hàng giờ ai chả phải học. Tuỳ nhu cầu và tư duy sẽ dẫn đến việc học ít hay nhiều, trình độ thế nào :)).
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,331
Động cơ
331,083 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Một con gà , ông thì thích ăn cổ cánh. Ông thì thích phần đùi, ông thì lại bảo ngon nhất cái phao câu.
Trong một mâm cỗ có đủ các ông thì rồi con gà nó cũng được bỏ vào mồm hết.
Sau cùng thì, người ở vòng vật chất thì mong muốn tiền bạc. Người qua vòng vật chất thì mong cầu sức khoẻ. Người có cả hai thì mong cầu tri thức, nâng tầm hiểu biết của bản thân. Đánh giá Trí tuệ là thước đo của thành công.
Nhưng nếu trí tuệ mà không đem lại một giá trị gì đó cho gia đình, bản thân, hay xã hội. Nó cũng sẽ là 1 Trí tuệ chết.
Quan điểm của mỗi người là khác nhau, bức tranh đủ màu sắc hình thành lên Xã hội.
Sống không hại người, không tham sân si cơ bản đã là thành công.
Tiền thì không biết bao nhiêu là đủ, học vấn cũng cả đời chưa hết.
Không phải tự nhiên cả thế giới người ta xác định lứa tuổi ĐH như thế. Cụ cứ tưởng mình có đường riêng hay hơn hơn lớ ngớ rồi lại lac lối.
Số đông có thể đúng mà cũng có thể sai , nên cụ lấy quan điểm của thế giới ra để áp thì chưa nói lên điều gì , cụ có thể đang sống ở 1 nền Giáo Dục khác nên quan điểm cụ cũng khác em còn e ở Vn và thả còm nên e thấy 1 thực tế là thế hệ trẻ đang bị bủa vây bởi lớp lớp các Đh , Khoa Nghành ơ kìa , thế thì việc cho các cháu vào Đh sớm là 1 canh bạc , thay vì vậy 1 cháu có thể vào Đh muộn hơn năm năm mười năm cũng ko quan trọng bằng việc đuọc học đúng cái mà tạm gọi là có ích cho tương lai nghề nghiệp .
 

nowhereland

Xe container
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
5,728
Động cơ
418,996 Mã lực
Số đông có thể đúng mà cũng có thể sai , nên cụ lấy quan điểm của thế giới ra để áp thì chưa nói lên điều gì , cụ có thể đang sống ở 1 nền Giáo Dục khác nên quan điểm cụ cũng khác em còn e ở Vn và thả còm nên e thấy 1 thực tế là thế hệ trẻ đang bị bủa vây bởi lớp lớp các Đh , Khoa Nghành ơ kìa , thế thì việc cho các cháu vào Đh sớm là 1 canh bạc , thay vì vậy 1 cháu có thể vào Đh muộn hơn năm năm mười năm cũng ko quan trọng bằng việc đuọc học đúng cái mà tạm gọi là có ích cho tương lai nghề nghiệp .
Nói đến 2 từ "tương lai" thì tầm nhìn nó cũng phải rộng ra chút cụ ạ. Thời gian 5-10 chờ đợi đấy làm gì với trình độ lớp 12? Có đủ ăn không mà đòi tích lũy cho tương lai đi học? Rồi sau đấy còn gia đình, con cái áp lực kinh tế......có sắp xếp được thời gian, tài chính 4-5 năm đi học không? Học xong ra trường 35-40 tuổi có theo và cạnh tranh được với lớp trẻ không?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top