[Funland] Bằng Đại Học nước ngoài rớt giá?!

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,333
Động cơ
460,321 Mã lực
Khi nào nhiều sinh viên nước ngoài và các trường đại học nước ngoài sang VN học hỏi, nghiên cứu giáo trình của VN, lúc đó bằng ĐH của họ mới rớt. Chúng ta nên nhìn thẳng vấn đề là chất lượng đào tạo ĐH của VN ngày càng lạc hậu, có những giáo trình dùng > 20 năm, trong khi thế giới thay đổi cực nhanh, ví dụ vai trò CFO hay kế toán cách đây 5 năm nó đã khác nhau cực lớn rồi. Còn về Y khoa, nói chung ở VN kém hẳn về nghiên cứu, SV đọc nghiên cứu của thế giới còn chưa hiểu do hạn chế tiếng anh, tuy nhiên ngành Y ở VN hơn nước ngoài ở chỗ có nhiều BS giỏi, họ giỏi là do VN có quá nhiều bệnh nhân nên các bác sỹ có kinh nghiệm hơn, họ là những người thày dạy thực tế cho SV...
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,838
Động cơ
116,450 Mã lực
So sánh đại chúng thì phải lấy số liệu nhiều mặt, không thì cãi nhau suốt, vì là thầy bói xem voi. Nhất là chủ đề liên quan đến lòng tự tôn của người tranh luận nữa.

Em cảm ơn cụ physician đã chia sẻ ngành nghề và kinh nghiệm trong ngành của mình cho cả nhà tham khảo. Chém gió toàn chém chuyện người ta chứ mấy ai chịu chia sẻ chuyện của mình :D
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ có thấy Y tá Philippin xuất khẩu ra nước ngoài làm nhiều không? Vì người Phi nói tiếng Anh khá tốt. Nghề y tá nước ngoài thu nhập cao hơn so với mức lương trung bình của Philippin nên họ đăng ký học nhiều.
Mến Điện cũng thế. Họ có ưu thế tiếng Anh. Lương trong nước cực thấp. Cho nên đi ra nước ngoài làm Bác Sỹ đó là thiên đường rồi.
Chốt lại là do tiếng Anh ra cả. Nên Bác chê nền đào tạo Y học của nước nhà có vẻ khiên cưỡng.
Vậy y tá nước ngoài thu nhập cao hơn mức trung bình VN không?

Y tá VN cũng muốn, nhưng không được

Dựa vào đó tôi nói y tá Phillipin giỏi, chuyên nghiệp hơn đâu có sai.

Tiếng anh là chìa khóa, cánh cổng đến tri thức nhân loại.

Cụ đóng cửa thẩm du nhưng chê đứa được tiếp cận thế giới không giàu tri thức bằng cụ?

Làm em nhớ tụi hủ nho thời Tự Đức: "Nhật Bổn trước học Tàu, sau học theo Tây, dẫu có phú cường cũng là đồ mọi rợ"...
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Đọc là biết cụ không làm ngành Y.

Trước em làm bệnh viện tuyến huyện.

Cả 02 ông lúc triệu chứng nhẹ (mệt mệt) sẽ đi khám bệnh viện đăng ký bảo hiểm y tế (tuyến cơ sở).

Khám ra bệnh, em kê thuốc cho 02 ông. Trong đơn có 1 thuốc tốt không trong bảo hiểm, phải uống liên tục trong 03 tháng, chi phí khoảng 60k/ ngày.

Ông nghèo: ối dồi ôi, sao đắt thế. Bác sĩ kê cho tôi loại nào trong bảo hiểm ấy (thuốc bảo hiểm mà chữa được em đã kê rồi, giải thích kiểu gì cũng không chịu)

Ông khá giả: Ngoài loại này phải mua thêm gì không bác sĩ? tôi muốn bồi bổ thêm bằng ABC được không? (rất quan tâm sức khỏe)

Em hẹn 02 ông tháng sau tái khám.

Ông nghèo: lúc đầu đỡ, sao càng ngày càng mệt bác sĩ ơi? (em đoán được từ đầu, thuốc bảo hiểm chỉ được như vậy thôi)

Ông khá giả: tôi thấy khỏe hơn nhiều, cảm ơn bác sĩ. Xong đưa quà cáp, phong bì này nọ. Em không giữ mà đưa vào quỹ chung của khoa (quy định bệnh viện)

Họp giao ban: giám đốc thấy ông nghèo khó xơi (bệnh nặng, không chịu mua thuốc), nếu tèo sẽ phải giải trình các thứ, ảnh hưởng bệnh viện. Thôi thì viết giấy chuyển tống lên tuyến trên (Bạch Mai) (Hơi phũ nhưng viện tuyến dưới là thế, ai ngu dại ôm rơm dặm bụng)

Bạch Mai là tuyến cuối, ngân quỹ nhiều, hô hào từ thiện trên báo sẽ được nhiều người đóng góp. Cái này cũng tốt cho bệnh nhân nên em không ý kiến.

06 tháng sau, ông nghèo qua đời.

Trả lời cho cụ: Bạch Mai là môi trường thực tập tốt cho sinh viên y. Nhưng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao (làm nên thương hiệu Bạch Mai) thì sinh viên Y chưa đến lượt động vào. Cụ đọc kỹ bài trước sẽ thấy...
Trường hợp của cụ các BS gặp nhiều.

Nhiều BN đã “nhờn” thuốc BHYT thế hệ 1, BS kê đơn thuốc mua ngoài thế hệ 2 giở lên, bị các BN mắng cho “vô đạo đức”. :D
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chia sẻ thêm ...

Ireland đang thiếu nhân viên y tế nên luôn chào đón bác sĩ nước ngoài đến làm việc (gọi là International Medical Graduate- IMG). Những bác sĩ quốc tế đáp ứng yêu cầu tiếng Anh, và bài test chuyên môn sẽ được phỏng vấn, đưa về các bệnh viện thực tập. Tại đây, IMGs làm việc dưới sự giám hộ của 1 bác sĩ đã full license (giấy phép hành nghề), có ít nhất 05 năm kinh nghiệm. Mỗi bác sĩ trông coi 4-5 IMGs. Chúng em khám bệnh, kê đơn bình thường nhưng tất cả đơn thuốc/ y lệnh đều phải trình người giám hộ ký duyệt (giống đào tạo nội trú ở VN). Quá trình thực tập kéo dài 02 năm, thời gian đó IMG không mất học phí, lại có lương (2500k $/tháng), đủ trang trải sinh hoạt.

Ngẫm lại xứ thiên đường, đội BSNT Bạch Mai phải đóng học phí 22 triệu/ năm, đi trực trọt vất vả được bệnh viện hỗ trợ mỗi tháng...2 triệu VND mới thấy ưu việt thế nào. Nòng cốt tương lai của ngành Y bị đối xử chả khác gì cục phân...
 
Chỉnh sửa cuối:

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Em chia sẻ thêm ...

Ireland đang thiếu nhân viên y tế nên họ luôn chào đón bác sĩ nước ngoài đến làm việc (gọi là International Medical Graduate- IMG). Những bác sĩ quốc tế đáp ứng yêu cầu tiếng Anh, và bài test chuyên môn sẽ được phỏng vấn, đưa về các bệnh viện thực tập. Tại đây, IMGs làm việc dưới sự giám hộ của 1 bác sĩ đã full license (giấy phép hành nghề), có ít nhất 05 năm kinh nghiệm. Mỗi bác sĩ sẽ trông coi 4-5 IMGs. Chúng em vẫn khám bệnh, kê đơn bình thường nhưng tất cả đơn thuốc/ y lệnh đều phải trình người giám hộ ký vào (giống đào tạo nội trú ở VN). Quá trình thực tập kéo dài 02 năm, thời gian đó IMG không phải đóng học phí, lại có lương (2500k $/tháng), đủ trang trải sinh hoạt.

Ngẫm lại xứ thiên đường, đội BSNT Bạch Mai phải đóng học phí 22 triệu/ năm, đi trực trọt vất vả được bệnh viện hỗ trợ... 2 triệu VND/ tháng mới thấy độ ưu việt thế nào. Nòng cốt tương lai của ngành Y bị đối xử chả khác gì cục phân...
Chả phải ngành Y, các ngành nghề khác đều như vậy, tư tưởng không trồng cây nhưng chỉ nhăm nhe hái quả.
Ngành Hàng hải của bọn e cũng vậy, xin đi thực tập vất vả chả có Cty VTB nào nhận, có nhận xuống tàu còn phải đóng tiền ăn. Hiện tại, các Cty VTB thì ngoạc mồm kêu thiếu thuyền viên #:-sTrong khi đó ở NN, các Cty luôn sẵn sàng nhận sinh viên hàng hải xuống tàu thực tập có lương đàng hoàng.
Nếu chất lượng đào tạo của các trường ĐH VN tốt hơn thì ở Việt Nam chắc đầy du học sinh NN. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,838
Động cơ
116,450 Mã lực
Em chia sẻ thêm ...

Ireland đang thiếu nhân viên y tế nên luôn chào đón bác sĩ nước ngoài đến làm việc (gọi là International Medical Graduate- IMG). Những bác sĩ quốc tế đáp ứng yêu cầu tiếng Anh, và bài test chuyên môn sẽ được phỏng vấn, đưa về các bệnh viện thực tập. Tại đây, IMGs làm việc dưới sự giám hộ của 1 bác sĩ đã full license (giấy phép hành nghề), có ít nhất 05 năm kinh nghiệm. Mỗi bác sĩ trông coi 4-5 IMGs. Chúng em khám bệnh, kê đơn bình thường nhưng tất cả đơn thuốc/ y lệnh đều phải trình người giám hộ ký duyệt (giống đào tạo nội trú ở VN). Quá trình thực tập kéo dài 02 năm, thời gian đó IMG không mất học phí, lại có lương (2500k $/tháng), đủ trang trải sinh hoạt.

Ngẫm lại xứ thiên đường, đội BSNT Bạch Mai phải đóng học phí 22 triệu/ năm, đi trực trọt vất vả được bệnh viện hỗ trợ mỗi tháng...2 triệu VND mới thấy ưu việt thế nào. Nòng cốt tương lai của ngành Y bị đối xử chả khác gì cục phân...
Đây là thông tin đặc biệt có ích cho những người không đỗ bác sĩ nội trú Y, và sẵn sàng mở lòng cho cs nước ngoài.

Sau khi tốt nghiệp IMG thì làm việc tiếp và thu nhập như thế nào ạ?
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sau 2 năm, IMG đứng trước 2 lựa chọn:

- Trở về quê hương: Kinh nghiệm làm việc ở Ireland được đánh giá cao, giúp họ làm đẹp CV, kiếm được công việc tốt tại quê nhà. IMGs từ các nước phát triển (Nhật, Singapore, Bắc Âu,...) thường theo dạng này.

- Thi chứng chỉ hành nghề: con đường hầu hết IMGs lựa chọn. PRES (pre-registration examination system) là kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề ở Ireland, gồm 03 kỳ thi nhỏ, càng về sau càng khó. Tỉ lệ IMG vượt qua 3 kỳ PRES khoảng 40-50% (tùy năm). Sau khi đỗ, IMG nộp hồ sơ lên hội đồng y khoa để đăng ký hành nghề. Đến lúc này, IMGs đã được đảm bảo về chuyên môn và tính pháp lý để hành nghề độc lập. Quá trình rải CV xin việc các bệnh viện bắt đầu...
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,634
Động cơ
510,689 Mã lực
Ở Mỹ thì một y tá kiếm trên $100K/năm là khá phổ biến. Đợt COVID này nhiều người làm thêm giờ kiếm trên $200K/năm.
Y tá từ Philippines sang rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy ai từ VN sang.

Em cũng thấy có BS từ Philippines, Ấn Độ, Mỹ Latin... đến làm việc nhưng BS người Việt thì chỉ có BS Việt Kiều chứ không thấy ai từ VN sang.
BS bên này thì nói chung thu nhập khoảng $300K/năm.
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Với chứng chỉ PRES + Kinh nghiệm làm việc ở Ireland, cơ hội việc làm dành cho IMGs rất rộng mở. Họ có thể apply công việc ở Ireland hoặc các nước nói tiếng anh khác (UK, Australia, New Zealand, Canada, Singapore) ngoại trừ US (tất nhiên rồi, ai đời công nhận tiêu chuẩn đứa thấp hơn).

Nếu xin được việc ở Ireland, lương khởi điểm của bác sĩ khoảng 4.5- 5k $/ tháng Net, đủ nuôi gia đình (con cái đi học được free học phí đến hết cấp 3, đại học thì đóng 1 khoản nhỏ tượng trưng). Những IMGs đã có gia đình thường chọn cách này, để con cái được hưởng nền giáo dục phát triển + phúc lợi xã hội...

Sang nước thứ 3 làm việc cũng là lựa chọn không tồi. Gần hết năm nhất sẽ có head hunter từ UAE (United Arabic Emirates) sang phỏng vấn, thông qua network của các bác sĩ giám hộ. Họ chú ý đến những IMGs được bác sĩ giám hộ đánh giá cao để mời về làm việc ở Dubai và Abu Dhabi. Điều kiện đương nhiên phải đỗ PRES (Ireland) hoặc HAAD (Health Authority of Abu Dhabi- chứng chỉ hành nghề y ở UAE)

PRES thi khó và giá trị hơn HAAD. Bác sĩ đỗ PRES có thể sang UAE làm việc chứ không có chiều ngược lại (tất nhiên rồi, không ai công nhận level đứa thấp hơn mình).
 
Chỉnh sửa cuối:

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
359
Động cơ
96,084 Mã lực
Tuổi
46
Ở Mỹ thì một y tá kiếm trên $100K/năm là khá phổ biến. Đợt COVID này nhiều người làm thêm giờ kiếm trên $200K/năm.
Y tá từ Philippines sang rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy ai từ VN sang.

Em cũng thấy có BS từ Philippines, Ấn Độ, Mỹ Latin... đến làm việc nhưng BS người Việt thì chỉ có BS Việt Kiều chứ không thấy ai từ VN sang.
BS bên này thì nói chung thu nhập khoảng $300K/năm.
Bằng cấp y khoa của mình chắc không được công nhận, nên muốn sang lại phải thi các chứng chỉ hoặc văn bằng, cũng không phải dễ.
 
Chỉnh sửa cuối:

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở Mỹ thì một y tá kiếm trên $100K/năm là khá phổ biến. Đợt COVID này nhiều người làm thêm giờ kiếm trên $200K/năm.
Y tá từ Philippines sang rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy ai từ VN sang.

Em cũng thấy có BS từ Philippines, Ấn Độ, Mỹ Latin... đến làm việc nhưng BS người Việt thì chỉ có BS Việt Kiều chứ không thấy ai từ VN sang.
BS bên này thì nói chung thu nhập khoảng $300K/năm.
Điều dưỡng muốn sang US hành nghề cũng có kỳ thi riêng:


Bs Việt Nam ngoại ngữ chả ra sao, điều dưỡng càng tệ. Sang US hành nghề bằng ngôi sao hi vọng ah?
 

Sky_HP

Xe hơi
Biển số
OF-352738
Ngày cấp bằng
28/1/15
Số km
199
Động cơ
264,208 Mã lực
Vậy y tá nước ngoài thu nhập cao hơn mức trung bình VN không?

Y tá VN cũng muốn, nhưng không được

Dựa vào đó tôi nói y tá Phillipin giỏi, chuyên nghiệp hơn đâu có sai.

Tiếng anh là chìa khóa, cánh cổng đến tri thức nhân loại.

Cụ đóng cửa thẩm du nhưng chê đứa được tiếp cận thế giới không giàu tri thức bằng cụ?

Làm em nhớ tụi hủ nho thời Tự Đức: "Nhật Bổn trước học Tàu, sau học theo Tây, dẫu có phú cường cũng là đồ mọi rợ"...
Ngoài HN đào tạo ngành y thế nào Tôi không biết chứ vào trong Nam Cụ thi vào đại học Tân Tạo. Giáo trình, giáo viên chuẩn quốc tế. Chỉ sợ Cụ không có tiền mà học thôi. Tầm của Cụ biết tiếng Anh là nhất rồi. Đại Học Y Dược TP.HCM giảng viên trong trường thường xuyên sang bệnh viện Chợ Rẫy khám chữa bệnh cho người dân. Tại đó cũng hướng dẫn thực hành cho sinh viên y khoa. Họ cũng thường xuyên sang Pháp tu nghiệp. Cụ không có tầm. Môi trường làm việc cũng tiếp xúc hạn chế. Nên tầm nhìn của Cụ cũng hạn chế. Lại bị bệnh tự ti cố hữu. Em nghĩ Cụ nên chữa bệnh cho chính mình.
 

Sky_HP

Xe hơi
Biển số
OF-352738
Ngày cấp bằng
28/1/15
Số km
199
Động cơ
264,208 Mã lực
Điều dưỡng muốn sang US hành nghề cũng có kỳ thi riêng:


Bs Việt Nam ngoại ngữ chả ra sao, điều dưỡng càng tệ. Sang US hành nghề bằng ngôi sao hi vọng ah?
Sao Cụ ngây thơ thế. Là nước xuất khẩu y tá nên nó có các trường chuyên đào tạo việc này. Bằng cấp các trường đó đã được Mỹ nó công nhận thì nó sang thôi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,650
Động cơ
906,487 Mã lực
Ngoài HN đào tạo ngành y thế nào Tôi không biết chứ vào trong Nam Cụ thi vào đại học Tân Tạo. Giáo trình, giáo viên chuẩn quốc tế. Chỉ sợ Cụ không có tiền mà học thôi. Tầm của Cụ biết tiếng Anh là nhất rồi. Đại Học Y Dược TP.HCM giảng viên trong trường thường xuyên sang bệnh viện Chợ Rẫy khám chữa bệnh cho người dân. Tại đó cũng hướng dẫn thực hành cho sinh viên y khoa. Họ cũng thường xuyên sang Pháp tu nghiệp. Cụ không có tầm. Môi trường làm việc cũng tiếp xúc hạn chế. Nên tầm nhìn của Cụ cũng hạn chế. Lại bị bệnh tự ti cố hữu. Em nghĩ Cụ nên chữa bệnh cho chính mình.
Thực ra bác ấy chỉ tự ty về tiếng Anh thôi. Bác ấy chỉ trách các ĐH y trong nước không dậy bằng tiếng Anh như ở Miến để sang bên ấy làm việc được.
Còn đủ giỏi nếu không làm việc ở bênh viện công thì mở phòng khám tư. Em đang làm răng, cô bác sỹ rất trẻ, nhưng khách lúc nào cũng đông. Quảng cáo bác sỹ nội trú, cao học chương trình của Pháp (nhưng trong nước).
 
Chỉnh sửa cuối:

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sao Cụ ngây thơ thế. Là nước xuất khẩu y tá nên nó có các trường chuyên đào tạo việc này. Bằng cấp các trường đó đã được Mỹ nó công nhận thì nó sang thôi.
Ờ, thế tôi bảo điều dưỡng Phillipine giỏi và chuyên nghiệp hơn (nhờ chất lượng đào tạo ok hơn), cụ phản đối không?
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Ở Mỹ thì một y tá kiếm trên $100K/năm là khá phổ biến. Đợt COVID này nhiều người làm thêm giờ kiếm trên $200K/năm.
Y tá từ Philippines sang rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy ai từ VN sang.

Em cũng thấy có BS từ Philippines, Ấn Độ, Mỹ Latin... đến làm việc nhưng BS người Việt thì chỉ có BS Việt Kiều chứ không thấy ai từ VN sang.
BS bên này thì nói chung thu nhập khoảng $300K/năm.
Tầm y tá ở VN thì tiếng Anh phọt phẹt, sao đủ trình để đi lao động ở NN. Bs cũng vậy, số ng tiếng Anh đủ tốt để giao tiếp đếm trên đầu ngón tay.
 
Biển số
OF-416765
Ngày cấp bằng
15/4/16
Số km
494
Động cơ
226,591 Mã lực
.n
Đấy là em nói những người em từng gặp/va.
Du học có trăm loại khác nhau.
Có loại về nước các công ty lớn nước ngoài trải thảm đón ngay, có loại trình đô thua trung cấp nghề trong nước.
Học trường nào, nước nào, có xếp hạng top 1000 thế giới ko, bảng điểm thế nào...
Nói chung nếu đi học do được cấp học bổng toàn phần thì miễn bàn, ví dụ MEXT, chỉ có giỏi trở lên, về nước công ty lớn nào của nước ngoài cũng nhận ngay, khỏi xin.
Còn bỏ tiền sang tây học các trường vớ vỉn, ăn chơi là chính, mua bằng mang về, thì dốt hoàn dốt.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,838
Động cơ
116,450 Mã lực
Với chứng chỉ PRES + Kinh nghiệm làm việc ở Ireland, cơ hội việc làm dành cho IMGs rất rộng mở. Họ có thể apply công việc ở Ireland hoặc các nước nói tiếng anh khác (UK, Australia, New Zealand, Canada, Singapore) ngoại trừ US (tất nhiên rồi, ai đời công nhận tiêu chuẩn đứa thấp hơn).

Nếu xin được việc ở Ireland, lương khởi điểm của bác sĩ khoảng 4.5- 5k $/ tháng Net, đủ nuôi gia đình (con cái đi học được free học phí đến hết cấp 3, đại học thì đóng 1 khoản nhỏ tượng trưng). Những IMGs đã có gia đình thường chọn cách này, để con cái được hưởng nền giáo dục phát triển + phúc lợi xã hội...

Sang nước thứ 3 làm việc cũng là lựa chọn không tồi. Gần hết năm nhất sẽ có head hunter từ UAE (United Arabic Emirates) sang phỏng vấn, thông qua network của các bác sĩ giám hộ. Họ chú ý đến những IMGs được bác sĩ giám hộ đánh giá cao để mời về làm việc ở Dubai và Abu Dhabi. Điều kiện đương nhiên phải đỗ PRES (Ireland) hoặc HAAD (Health Authority of Abu Dhabi- chứng chỉ hành nghề y ở UAE)

PRES thi khó và giá trị hơn HAAD. Bác sĩ đỗ PRES có thể sang UAE làm việc chứ không có chiều ngược lại (tất nhiên rồi, không ai công nhận level đứa thấp hơn mình).
Cảm ơn cụ chia sẻ thông tin. Vậy là bác sỹ VN nếu chịu bỏ công sẽ có cách làm bác sỹ nước ngoài, sống cuộc sống yên bình ổn định.

Em vừa đọc qua thấy bác sỹ pass Ireland muốn sang Úc vẫn phải thực tập thêm 1 năm nữa. Theo em biết thu nhập của general practitioner ở Úc khoảng 200k - 300k tùy làm việc ở đâu. Nhiều bác sỹ gd mở phòng khám nhỏ miễn phí với người dân (chính phủ trả $37 cho consultation đơn giản dưới 15p) thì bệnh nhân xếp hàng cả ngày. Nhiều người khác thì tính cao hơn, ~ $120/ lần khám, chính phủ trả một ít, người dân tự trả số còn lại trong những khu giàu hơn.

Cảm ơn cụ chia sẻ thông tin :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top