[Funland] BANG CÒ ỈA - Nơi Em đã dậy thì thành công !

DCN

Xe buýt
Biển số
OF-687903
Ngày cấp bằng
14/7/19
Số km
683
Động cơ
109,720 Mã lực
Nơi ở
Đảo Trường Sa lớn
Hà Nội có một đường phố từng được gọi là :
BANG CÒ ỈA
____________________________

PHỐ LÒ ĐÚC BẮT ĐẦU từ ngã 5 (Hàn Thuyên - Phan Chu Trinh - Hàm Long - Lê Văn Hưu - Lò Đúc) và kết thúc tại chỗ giao nhau với đường Trần Khát Chân . Xưa kia là một con đường hẻo lánh dẫn từ trung tâm kinh thành Thăng Long tới một cửa ô nằm ở góc Đông Nam của tòa thành đất vòng giữa bao bọc kinh thành đó là cửa ô Đống Mác .
Thời Pháp đoạn đầu là phố Lò Đúc, đoạn giữa là phố Cây đa nhà bò, đoạn cuối là phố Lò Lợn. Sau ba con phố này được gộp làm một mang tên Ác măng rút xô (Boulevard Armand Rousseau).Sau Cách mạng Tháng Tám đổi thành phố Lò Đúc cho đến ngày nay .
* Đoạn đầu phố vào cuối đời Lê (Tk XVIII) dân bên xứ Bắc đến nơi này lập nghiệp mở lò đúc đồng tạo thành phường đúc do đó thành tên. Dấu vết của phường đúc này là ngôi chùa Tổ Ong ở số nhà 79 Lò Đúc hiện nay, chùa thờ ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không. Khi mở phố người Pháp đã dồn dân phường đúc ở đây lên nhập với các phường đúc ở bán đảo Ngũ Xã đã có từ trước .
* Đoạn giữa ở cuối phố có một cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi xưa kia mọc giữa một vùng đất trống có nhiều cây hoang dại và hồ ao. Năm 1920 nhà hàng Weil ở đầu phố Hàng Giò (đoạn đầu Phố Bà Triệu bây giờ) đã mua bãi đất sát cây đa để thả bò trước khi giết mổ. Xung quanh lại có vài gia đình Ấn kiều nuôi bò để vắt sữa mang lên bán cho các nhà hàng trên phố. Một vài gia đình người Việt ở gần đấy như Cả Xây, Hai Hồ, Ba Cháo cũng bắt chước nuôi bò vắt sữa bán nên đã xây được nhà khang trang để ở. Do đó tên "Cây đa nhà bò" có từ ngày ấy.
Đến 1930 hãng không quân Pháp(Air France) mua lô đất này để mở xưởng vẽ bản đồ bay. Sau đó xưởng vẽ lại trở thành phân xưởng cơ khí của hãng ô tô Berset.Về sau phân xưởng cơ khí bỏ đi thì có một nhà hộ sinh được xây dựng ở đây và nhà hộ sinh này cũng được gọi là "Nhà hộ sinh Cây đa nhà bò" .
Năm 1960 nhà hộ sinh này được nâng cấp thành Nhà Hộ sinh B của khu Hai Bà Trưng. Nhiều thế hệ công dân Hà Nội được sinh ra từ địa chỉ này.
Trước năm 1946 bên gốc cây đa có một cái miếu sau ngày toàn quốc kháng chiến cái miếu không còn nhưng dưới gốc đã lại có một ban thờ cho đến ngày nay.Không biết sự linh thiêng của ban thờ ở Cây đa nhà bò như thế nào nhưng người dân buôn bán ở chợ Nguyễn Cao đều cúng lễ rất đông.Đặc biệt là tất cả thân nhân của các sản phụ đến sinh con tại nhà hộ sinh B đều không ai dám bỏ thủ tục cầu xin cho người nhà của mình sinh nở được "mẹ tròn con vuông"ở dưới gốc cây đa nhà bò này.
Hình ảnh đông người đến xì xụp khấn vái dưới gốc đa là phản cảm nhưng chính quyền các cấp không dám dỡ bỏ. UBND phường Đống Mác đã có sáng kiến cho dựng ở đây một cái Bảng tin để che bớt hình ảnh cúng bái này .
* Đoạn cuối phố vào năm 1889 chính quyền thành phố cho xây một lò giết mổ lợn để cung cấp thịt lợn cho tư thương ở các chợ trong thành phố mà thành tên.
Một đặc biệt duy nhất chỉ có ở phố Lò Đúc là người Pháp đã cho trồng hai bên hè phố những cây Sao đen rất đẹp, cây mọc thẳng có tán lá dầy và cao tới 30 m. Trước khi có chiến tranh phá hoại của Hoa Kỳ hàng năm có rất nhiều đàn Cò, Vạc về làm tổ tránh rét trên các ngọn cây Sao này. Phân Cò, phân Vạc từ trên ngọn cây rơi xuống phủ trắng xóa dọc hai bên đường phố Lò Đúc.Không ít người đi trên con phố này đã được hứng trọn cả bãi phân Cò trên đầu, trên vai. Dân Hà Nội thời đó đã gọi phố Lò Đúc bằng một cái tên rất hài hước nhưng cũng rất thân thương : BANG CÒ ỈA .
Góc phố Lò Đúc và Phố Nguyễn Công Trứ thời Pháp có một bệnh viện chuyên khám, chữa bệnh cho Chó, Mèo là những vật nuôi của các gia đình công chức Pháp và những gia đình giầu có người Việt. Dân Hà Nội cũ gọi chỗ này là Nhà Thương Chó, sau ngày tiếp quản ta lấy làm trụ sở Bộ Lâm nghiệp
Gần đây thấy phá đi để xây thành nhà cao tầng tôi cũng chưa biết là tòa nhà gì nhưng thấy vẫn bớt lại cái cổng cũ có mái ngói che rất đẹp.( Hình như là trụ sở của Tổng cục Thuế ).
Phố Lò Đúc còn có một rạp Cinema Me Ling được xây dựng từ thời Pháp thuộc, sau tiếp quản vẫn là rạp chiếu phim của Quốc doanh nhưng ngày nay
cũng cùng chung số phận với nhiều rạp khác ở Hà Nội để biến thành vũ trường hay một loại hình dịch vụ giải trí, ăn chơi nào đó.
Phố Lò Đúc có một trường học được xây dựng từ thời Pháp, đến nay vẫn là một cơ sở giáo dục có uy tín mang tên trường Phổ thông cơ sở Lê Ngọc Hân .
Về ẩm thực thì không thể không kể đến một hàng Phở đông khách vào tốp nhất, nhì Hà Nội ở số nhà 13 phố này có tên Phở Thìn.Đây là Phở Thìn chỉ chuyên độc một món Phở bò Tái lăn dành cho những thực khách ưa thích vị béo ngậy ngọt lịm của nước, vị thơm của tỏi phi và vị thơm của thịt bò bị hơi cháy xém cạnh do ngọn lửa bùng vào trong chảo lúc đang lăn thịt .
Ở ngõ 190 phố Lò Đúc có một khu tập thể 3 tầng mang tên "Tập thể nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà".Đây là khu tập thể được thiết kế đặc trưng cho chủ nghĩa tập thể thời bao cấp. Nhà ở và công trình phụ không khép kín, 4-5 gia đình sử dụng chung một nhà vệ sinh, một nhà tắm và một nhà bếp. Nước sạch hàng ngày được bơm từ bể ngầm dưới đất lên các bể chứa trên sân thượng sau đó chảy theo đường ống về các phuy chứa nước của các hộ gia đình. Tầng một thiết kế đầy đủ nhà ăn tập thể, câu lạc bộ sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ và sân chơi.Tuổi thọ của khu tập thể đã trên nửa thế kỷ nên bây giờ xuống cấp trông rất sập xệ và mất vệ sinh, người dân đua nhau cải tạo cho riêng nhà mình theo kiểu tự phát nên rất nguy hiểm. Vì vị trí khu tập thể này thấp hơn mặt phố Lò Đúc nhiều lại nằm sâu trong ngõ bị bao bọc bởi các ngôi nhà mặt phố nên không là vị trí đắc địa, không phải là miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư địa ốc dòm ngó cải tạo .
_____________________
 

Namtroc

Xe điện
Biển số
OF-646464
Ngày cấp bằng
4/5/19
Số km
3,112
Động cơ
169,871 Mã lực
Nơi ở
Trển
Thời thanh niên sôi nổi, e hay chơi mấy ae nhà cạnh phở tái
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,751
Động cơ
520,040 Mã lực
nhắc cái miếu cây đa nhà bò, hồi nhỏ em đi học, phi xe từ đường lên hè tông mẹ nó cái rầm vào ban thờ, éo biết thờ ma miếu nào, mấy con mẹ hàng hương hoa xung quanh rú lên như trúng gió "chết mài, thành vật chết...." thánh éo nào ngự thụ hương hoa ở cái miếu gốc cây?=))
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
20,938
Động cơ
695,294 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
- Ngày xưa mà đi hết đg Lò Đúc qua Ô Đống Mác là thấy vắng vẻ, toàn ruộng với cánh đồng rồi, giờ đông vãi?
 

Highvoltage2207

Xe buýt
Biển số
OF-629645
Ngày cấp bằng
6/4/19
Số km
661
Động cơ
2,417 Mã lực
Không biết bác tự viết hay sưu tầm - nhưng đất Hà Nội quả là có nhiều trang lịch sử thú vị.
 

hungpmu

Xe tăng
Biển số
OF-14950
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
1,527
Động cơ
526,173 Mã lực
Cơ quan em ngày xưa ở 1A Nguyễn Công Trứ, sau Tổng cục Thuế lấy
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,456
Động cơ
400,440 Mã lực
Phố này sau bao năm đi vào vẫn cứ cảm giác tối tối và bẩn thỉu, lạ thật
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,895
Động cơ
459,360 Mã lực
3 mùa cò ỉa nữa là iem dậy thì thành công ở tuổi 5 chục !
Cụ ko quá nhiều tuổi nhưng lược sử phố Lò Đúc rất hay đấy :D

Chỗ bộ Lâm Nghiệp đó sau Tc thuế lấy, lúc phá để xây họ thuê về chỗ tòa của VTC ở Tam Trinh, nay họ dọn lại đó rồi.

Nhắc đến phố này mà cụ ko nhắc đến cái rạp Mê Linh 88 Lò Đúc và phở Thìn 13 nhỉ :D
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,895
Động cơ
459,360 Mã lực
Phố này sau bao năm đi vào vẫn cứ cảm giác tối tối và bẩn thỉu, lạ thật
Mât độ giao thông cao kèm hàng buôn bán dày đặc vỉa hẻ nên nó như cái ngõ chợ.
Sang Phố Hàng Chuối đoạn từ Nguyên Công Trứ tới Phạm Đình Hổ chất phố HN hơn nhiều.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,751
Động cơ
520,040 Mã lực
thời xưa nghỉ hè chả có cái éo gì chơi, ăn càng éo có, Ti vi ngày nó chiếu 7h đến đâu 10h, chả có cái kẹc gì coi, điện tử nitendo với mario, tank bắn chíu chíu lúc nào cũng đông nghẹt trẻ con chơi và hóng tát ao. Lũ trẻ bọn em dặt dẹo đi bộ lên đầu phố cò ị này vặt hột cơm nguội làm đạn súng, dẹo lên LTK hái quả me, hay qua THĐ hái sấu, thi thoảng bọn chủ cây nó đuổi chạy chối chết. Hái sấu còn đỡ, hái me mới nguy hiểm vì cành me rất giòn. Mà thế éo nào cũng có đứa gãy chân gãy tay nhưng chả đứa nào chết=))
Lò đúc mát vì nhiều cây to nhưng thực ra chả có gì chơi, thánh địa cho lũ trẻ phố này quậy lại là khu ao chuôm vùng Thanh Lương, Ô đống mác, nào tát ao, trộm quả, ném gà đuổi chó, với khẩu súng cao su làm từ chính những thân ổi trồng bạt ngàn trong làng Thanh lương, lũ trẻ cứ sục khắp nơi bắn chim chóc và dĩ nhiên chủ yếu là ... gà, vì dù sao gà vẫn nhiều và dễ bắn hơn chim=))
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
5,486
Động cơ
384,912 Mã lực
Ai còn nhớ anh Phú Lỉnh chuyên buôn tem phiếu ở bang Cò Ị ạ ? :D
 

cuongez

Xe tăng
Biển số
OF-20039
Ngày cấp bằng
16/8/08
Số km
1,488
Động cơ
524,745 Mã lực
Nơi ở
Thường ở đầu xe, tay bám gạt nước
Cụ ko quá nhiều tuổi nhưng lược sử phố Lò Đúc rất hay đấy :D

Chỗ bộ Lâm Nghiệp đó sau Tc thuế lấy, lúc phá để xây họ thuê về chỗ tòa của VTC ở Tam Trinh, nay họ dọn lại đó rồi.

Nhắc đến phố này mà cụ ko nhắc đến cái rạp Mê Linh 88 Lò Đúc và phở Thìn 13 nhỉ :D
Thêm cái Cây đa nhà Bò nữa cụ nhể.
 

ca_voi

Xe lăn
Biển số
OF-106114
Ngày cấp bằng
18/7/11
Số km
14,166
Động cơ
534,593 Mã lực
Hà Nội có một đường phố từng được gọi là :
BANG CÒ ỈA
____________________________

PHỐ LÒ ĐÚC BẮT ĐẦU từ ngã 5 (Hàn Thuyên - Phan Chu Trinh - Hàm Long - Lê Văn Hưu - Lò Đúc) và kết thúc tại chỗ giao nhau với đường Trần Khát Chân . Xưa kia là một con đường hẻo lánh dẫn từ trung tâm kinh thành Thăng Long tới một cửa ô nằm ở góc Đông Nam của tòa thành đất vòng giữa bao bọc kinh thành đó là cửa ô Đống Mác .
Thời Pháp đoạn đầu là phố Lò Đúc, đoạn giữa là phố Cây đa nhà bò, đoạn cuối là phố Lò Lợn. Sau ba con phố này được gộp làm một mang tên Ác măng rút xô (Boulevard Armand Rousseau).Sau Cách mạng Tháng Tám đổi thành phố Lò Đúc cho đến ngày nay .
* Đoạn đầu phố vào cuối đời Lê (Tk XVIII) dân bên xứ Bắc đến nơi này lập nghiệp mở lò đúc đồng tạo thành phường đúc do đó thành tên. Dấu vết của phường đúc này là ngôi chùa Tổ Ong ở số nhà 79 Lò Đúc hiện nay, chùa thờ ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không. Khi mở phố người Pháp đã dồn dân phường đúc ở đây lên nhập với các phường đúc ở bán đảo Ngũ Xã đã có từ trước .
* Đoạn giữa ở cuối phố có một cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi xưa kia mọc giữa một vùng đất trống có nhiều cây hoang dại và hồ ao. Năm 1920 nhà hàng Weil ở đầu phố Hàng Giò (đoạn đầu Phố Bà Triệu bây giờ) đã mua bãi đất sát cây đa để thả bò trước khi giết mổ. Xung quanh lại có vài gia đình Ấn kiều nuôi bò để vắt sữa mang lên bán cho các nhà hàng trên phố. Một vài gia đình người Việt ở gần đấy như Cả Xây, Hai Hồ, Ba Cháo cũng bắt chước nuôi bò vắt sữa bán nên đã xây được nhà khang trang để ở. Do đó tên "Cây đa nhà bò" có từ ngày ấy.
Đến 1930 hãng không quân Pháp(Air France) mua lô đất này để mở xưởng vẽ bản đồ bay. Sau đó xưởng vẽ lại trở thành phân xưởng cơ khí của hãng ô tô Berset.Về sau phân xưởng cơ khí bỏ đi thì có một nhà hộ sinh được xây dựng ở đây và nhà hộ sinh này cũng được gọi là "Nhà hộ sinh Cây đa nhà bò" .
Năm 1960 nhà hộ sinh này được nâng cấp thành Nhà Hộ sinh B của khu Hai Bà Trưng. Nhiều thế hệ công dân Hà Nội được sinh ra từ địa chỉ này.
Trước năm 1946 bên gốc cây đa có một cái miếu sau ngày toàn quốc kháng chiến cái miếu không còn nhưng dưới gốc đã lại có một ban thờ cho đến ngày nay.Không biết sự linh thiêng của ban thờ ở Cây đa nhà bò như thế nào nhưng người dân buôn bán ở chợ Nguyễn Cao đều cúng lễ rất đông.Đặc biệt là tất cả thân nhân của các sản phụ đến sinh con tại nhà hộ sinh B đều không ai dám bỏ thủ tục cầu xin cho người nhà của mình sinh nở được "mẹ tròn con vuông"ở dưới gốc cây đa nhà bò này.
Hình ảnh đông người đến xì xụp khấn vái dưới gốc đa là phản cảm nhưng chính quyền các cấp không dám dỡ bỏ. UBND phường Đống Mác đã có sáng kiến cho dựng ở đây một cái Bảng tin để che bớt hình ảnh cúng bái này .
* Đoạn cuối phố vào năm 1889 chính quyền thành phố cho xây một lò giết mổ lợn để cung cấp thịt lợn cho tư thương ở các chợ trong thành phố mà thành tên.
Một đặc biệt duy nhất chỉ có ở phố Lò Đúc là người Pháp đã cho trồng hai bên hè phố những cây Sao đen rất đẹp, cây mọc thẳng có tán lá dầy và cao tới 30 m. Trước khi có chiến tranh phá hoại của Hoa Kỳ hàng năm có rất nhiều đàn Cò, Vạc về làm tổ tránh rét trên các ngọn cây Sao này. Phân Cò, phân Vạc từ trên ngọn cây rơi xuống phủ trắng xóa dọc hai bên đường phố Lò Đúc.Không ít người đi trên con phố này đã được hứng trọn cả bãi phân Cò trên đầu, trên vai. Dân Hà Nội thời đó đã gọi phố Lò Đúc bằng một cái tên rất hài hước nhưng cũng rất thân thương : BANG CÒ ỈA .
Góc phố Lò Đúc và Phố Nguyễn Công Trứ thời Pháp có một bệnh viện chuyên khám, chữa bệnh cho Chó, Mèo là những vật nuôi của các gia đình công chức Pháp và những gia đình giầu có người Việt. Dân Hà Nội cũ gọi chỗ này là Nhà Thương Chó, sau ngày tiếp quản ta lấy làm trụ sở Bộ Lâm nghiệp
Gần đây thấy phá đi để xây thành nhà cao tầng tôi cũng chưa biết là tòa nhà gì nhưng thấy vẫn bớt lại cái cổng cũ có mái ngói che rất đẹp.( Hình như là trụ sở của Tổng cục Thuế ).
Phố Lò Đúc còn có một rạp Cinema Me Ling được xây dựng từ thời Pháp thuộc, sau tiếp quản vẫn là rạp chiếu phim của Quốc doanh nhưng ngày nay
cũng cùng chung số phận với nhiều rạp khác ở Hà Nội để biến thành vũ trường hay một loại hình dịch vụ giải trí, ăn chơi nào đó.
Phố Lò Đúc có một trường học được xây dựng từ thời Pháp, đến nay vẫn là một cơ sở giáo dục có uy tín mang tên trường Phổ thông cơ sở Lê Ngọc Hân .
Về ẩm thực thì không thể không kể đến một hàng Phở đông khách vào tốp nhất, nhì Hà Nội ở số nhà 13 phố này có tên Phở Thìn.Đây là Phở Thìn chỉ chuyên độc một món Phở bò Tái lăn dành cho những thực khách ưa thích vị béo ngậy ngọt lịm của nước, vị thơm của tỏi phi và vị thơm của thịt bò bị hơi cháy xém cạnh do ngọn lửa bùng vào trong chảo lúc đang lăn thịt .
Ở ngõ 190 phố Lò Đúc có một khu tập thể 3 tầng mang tên "Tập thể nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà".Đây là khu tập thể được thiết kế đặc trưng cho chủ nghĩa tập thể thời bao cấp. Nhà ở và công trình phụ không khép kín, 4-5 gia đình sử dụng chung một nhà vệ sinh, một nhà tắm và một nhà bếp. Nước sạch hàng ngày được bơm từ bể ngầm dưới đất lên các bể chứa trên sân thượng sau đó chảy theo đường ống về các phuy chứa nước của các hộ gia đình. Tầng một thiết kế đầy đủ nhà ăn tập thể, câu lạc bộ sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ và sân chơi.Tuổi thọ của khu tập thể đã trên nửa thế kỷ nên bây giờ xuống cấp trông rất sập xệ và mất vệ sinh, người dân đua nhau cải tạo cho riêng nhà mình theo kiểu tự phát nên rất nguy hiểm. Vì vị trí khu tập thể này thấp hơn mặt phố Lò Đúc nhiều lại nằm sâu trong ngõ bị bao bọc bởi các ngôi nhà mặt phố nên không là vị trí đắc địa, không phải là miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư địa ốc dòm ngó cải tạo .
_____________________
cám ơn cụ, nhiều thông tin hữu ích quá, giờ em mới được biết.
 

Musketeer

Xe buýt
Biển số
OF-598587
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
678
Động cơ
50,729 Mã lực
Nơi ở
Giữa sông
thời xưa nghỉ hè chả có cái éo gì chơi, ăn càng éo có, Ti vi ngày nó chiếu 7h đến đâu 10h, chả có cái kẹc gì coi, điện tử nitendo với mario, tank bắn chíu chíu lúc nào cũng đông nghẹt trẻ con chơi và hóng tát ao. Lũ trẻ bọn em dặt dẹo đi bộ lên đầu phố cò ị này vặt hột cơm nguội làm đạn súng, dẹo lên LTK hái quả me, hay qua THĐ hái sấu, thi thoảng bọn chủ cây nó đuổi chạy chối chết. Hái sấu còn đỡ, hái me mới nguy hiểm vì cành me rất giòn. Mà thế éo nào cũng có đứa gãy chân gãy tay nhưng chả đứa nào chết=))
Lò đúc mát vì nhiều cây to nhưng thực ra chả có gì chơi, thánh địa cho lũ trẻ phố này quậy lại là khu ao chuôm vùng Thanh Lương, Ô đống mác, nào tát ao, trộm quả, ném gà đuổi chó, với khẩu súng cao su làm từ chính những thân ổi trồng bạt ngàn trong làng Thanh lương, lũ trẻ cứ sục khắp nơi bắn chim chóc và dĩ nhiên chủ yếu là ... gà, vì dù sao gà vẫn nhiều và dễ bắn hơn chim=))
Ngày xưa mưa to là cực vui, ra khu gần ao hồ là lùa cá :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top