- Biển số
- OF-84940
- Ngày cấp bằng
- 11/2/11
- Số km
- 5,146
- Động cơ
- 459,461 Mã lực
- Nơi ở
- Đền chùa
- Website
- bacsinoitru.vn
Gần đây, trên nhiều mạng xã hội (facebook, các diễn đàn) và một số trang thông tin điện tử... đang lan truyền một thông tin không có thật về vắc-xin Quinvaxem đã làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành y tế và gây ra tâm lý hoang mang trong dư luận. Để rộng đường dư luận và nhằm giúp cộng đồng có đầy đủ thông tin về vắc-xin Quinvaxem, Diễn đàn Bác sĩ Nội trú xin giới thiệu bài viết và những dẫn chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin Quinvaxem
Những thông tin không có thật như thế này đang được chia sẻ rất mạnh, và ít nhiều nó đã gây hoang mang cho cộng đồng. Hy vọng cơ quan chức năng có những giải pháp và hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ tung tin như vậy
Bất cứ một loại thuốc, vắc-xin, hoặc biện pháp điều trị mới nào trước khi được áp dụng trong điều trị bệnh cho con người (hay nói một cách khác là trước khi được thương mại hóa) đều phải trải qua nhiều pha thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trial Phases) rất nghiêm ngặt[1], thậm chí phải mất rất nhều năm thì các thử nghiệm này mới có thể cho ra kết quả cuối cùng. Nếu thử nghiệm lâm sàng thành công, tức là thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh với độ an toàn cho phép, thì sẽ được đưa vào sản xuất và cung cấp ra thị trường dưới sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt ở tất cả các bước (sản xuất, bảo quản và cung cấp...)[2]
Một vài khái niệm về thử nghiệm lâm sàng
Các pha thử nghiệm lâm sàng: có 4 pha chính[1]:
- Pha I: Đánh giá ban đầu trên nhóm nhỏ về an toàn, tác dụng phụ và liều dùng.
- Pha II: Đánh giá trên nhóm trung bình về an toàn và hiệu quả.
- Pha III: Đánh giá trên nhóm lớn về hiệu quả, so sánh với các biện pháp trước đây và thu thập thêm các thông tin về an toàn (nhất là các biến cố chưa được biết đến) để chuẩn bị triển khai ra thị trường.
- Pha IV: Đánh giá sau khi đã đưa ra thị trường, nhằm xác định sự khác biệt trên các quần thể khác nhau, và theo dõi các tác dụng phụ lâu dài.
Biến cố bất lợi (Adverse event [AE]): Là mọi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng XUẤT HIỆN hoặc TĂNG NẶNG trong THỜI GIAN THỬ NGHIỆM.
- BIẾN CỐ BẤT LỢI NGHIÊM TRỌNG (Severe adverse event [SAE]) là 1 trong 6 biến cố sau: Tử vong, đe dọa tính mạng, nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện, dị tật bẩm sinh, tàn tật kéo dài hoặc vĩnh viễn, bất kì tình trạng nào đòi hỏi can thiệp cấp cứu để tránh 5 tình trạng trên (ví dụ: tăng kali máu nặng phải lọc máu cấp cứu để tránh rung thất và ngừng tim).
- MỨC ĐỘ LIÊN QUAN tới sản phẩm thử nghiệm: Đây là vấn đề quan trọng nhất trong đánh giá AE, bởi không phải AE nào cũng do sảm phẩm thử nghiệm gây ra. Có nhiều hệ thống tiêu chí đánh giá, ví dụ: xuất hiện sau khi dùng sản phẩm thử nghiệm với nhiều lần lặp đi lặp lại hoặc với nhiều đối tượng nghiên cứu, giảm đi hoặc hết khi ngừng sử dụng sản phẩm thử nghiệm, có bằng chứng về cơ chế, thống kê cho thấy xuất hiện nhiều hơn ở nhóm thử nghiệm so với nhóm không thử nghiệm...
Bây giờ chúng ta sẽ dành thời gian để tổng hợp các bằng chứng khoa học của Quinvaxem nhé
1. Kanra et al (2006)[3]: Thử nghiệm ngẫu nhiên nhãn mở pha II. Sốt là biến cố bất lợi thường gặp nhất (12.5% [95% CI: 7.7-18.8%]), không có khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm chứng.
2. Suare et al (2010)[4]: Thử nghiệm ngẫu nhiên nhãn mở pha III. Các biến cố bất lợi thường gặp là triệu chứng tại chỗ (đau, cứng, đỏ nơi tiêm), và quấy khóc, thay đổi thói quen ăn uống, buồn ngủ, và tiêu chảy; không có khác biệt với nhóm vaccine cũ (thậm chí tỉ lệ AE còn thấp hơn). Không có SAE.
3. Gentile et al (2011)[5]: Thử nghiệm không ngẫu nhiên nhãn mở pha II. Các biến cố bất lợi thường gặp là quấy khóc, buồn ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, sốt, triệu chứng tại chỗ (đau, cứng, đỏ nơi tiêm). Có tổng cộng 25 SAE: 1 tử vong và 24 trường hợp khác (có thể là nhập viện, và 24 trường hợp đều hồi phục hoàn toàn, không di chứng). Cả 25 SAE này được đều đánh giá là không liên quan tới sản phẩm thử nghiệm. Chỉ duy có 1 trường hợp viêm tiểu phế quản là được cho có liên quan tới vaccine.
4. Aspinall et al (2012)[6]: Thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi. Kết quả về an toàn tương tự với thử nghiệm của Gentile và cộng sự. Giai đoạn core của thử nghiệm có 8 SAE: 2 tử vong và 6 trường hợp khác - 2 trường hợp tử vong: 2 trẻ nữ 3 tháng tuổi tử vong 3 tuần sau tiêm, 1 nghi do viêm phổi, 1 nghi do tiêu chảy và mất nước nặng. Giai đoạn booster của thử nghiệm có 1 SAE - trẻ bị viêm cầu thận, không liên quan tới sản phẩm thử nghiệm.
5. Eregowada et al (2013)[7]: Thử nghiệm không ngẫu nhiên nhãn mở đa trung tâm pha III. Các biến cố bất lợi được thống kê bao gồm triệu chứng tại chỗ (dưới 30%) và sốt (20% trẻ sốt dưới 39 độ C). Có 3 SAE trên một trẻ được ghi nhận (thiếu máu, viêm phế quản phổi và trào ngược dạ dày thực quản, làm trẻ phải rút khỏi nghiên cứu sớm), nhưng không liên quan tới vaccine.
6. Capeding et al (2014)[8]: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mù đơn pha IV. So sánh giữa Quinvaxem và một cách tiêm chủng mới hơn (1 liều Tritanrix HB + Hib + 2 liều Quinvaxem). Biến cố bất lợi chủ yếu là đau nơi tiêm, ngoài ra, sốt, cứng và đỏ nơi tiêm gặp ít hơn (khoảng 30% trở xuống). 2 SAE thuộc nhóm Tritanrix: một trường hợp suy hô hấp do viêm phổi, thứ phát sau viêm màng não virus, khởi phát 1 tuần sau mũi Quinvaxem thứ 3, và một trường hợp giảm tiểu cầu xuất hiện 12 ngày sau tiêm Tritanrix. Tất cả SAE được kết luận là không liên quan tới vaccine.
7. Báo cáo của WHO năm 2013 về Quinvaxem[9]
Như vậy, cho đến hiện tại, chưa bằng chứng nào phủ nhận độ an toàn của Quinvaxem.
Tham khảo
[1] https://www.nlm.nih.gov/services/ctphases.html
[2] http://bacsinoitru.vn/content/nhui-ng-cau-hoi-i-thuoi-ng-gai-p-vei-vai-c-xin-quinvaxem-1029.html
[3] http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17012890
[4] http://www.scielosp.org/scielo.php?script=sci_arttext&pid=S1020-49892010000200005&lng=en&nrm=iso&tlng=en
[5] http://www.ijidonline.com/article/S1201-9712(10)02506-3/fulltext
[6] http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3551883/
[7] http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3906354/
[8] http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0264410X13014370
[9] http://www.who.int/immunization_standards/vaccine_quality/quinvaxem_pqnote_june2013/en/
Bác sĩ Hoàng Bảo Long
Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương
Nguồn: http://bacsinoitru.vn
-----
Updated 12:50 9/11/2015
-----
Quinvaxem: Người dân phải dựa vào đâu để có niềm tin sử dụng vắc-xin?
Vài ngày gần đây, sau một loạt các thông tin không có thật về vắc-xin Quinvaxem đã làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành y và gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng. Diễn đàn đã có bài viết “Bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của Quinvaxem” và đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Phần lớn các ý kiến trái chiều đều xuất phát từ sự thiếu thông tin về quy trình sản xuất, bảo quản và phân phối, cũng như các thông tin về tính hiệu quả và an toàn, hoặc nói theo cách khác là thông tin giữa lợi ích và nguy cơ, của vắc-xin nói chung và Quinvaxen nói riêng. Để giúp mọi người có cái nhìn cởi mở hơn, đồng thời giúp các y bác sĩ có thêm góc nhìn khách quan nhằm làm tốt vai trò tư vấn cho cộng đồng, Diễn đàn Bác sĩ Nội trú xin giới thiệu một vài chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Phương Thanh.
1. Vắc-xin là chất lạ do vậy hoàn toàn có khả năng gây shock phản vệ và tử vong. Trong trường hợp Quinvaxem có dùng kháng nguyên ho gà toàn tế bào do vậy khả năng gây dị ứng (có thể) dễ xảy ra hơn. Ở các nước phát triển (Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada) cũng dùng vắc-xin phối hợp kiểu này nhưng thành phần ho gà là vô bào, không dùng Quinvaxem.
2. Muốn khẳng định tử vong là "chắc chắn" do vắc-xin thì phải theo hướng dẫn (của WHO) khi phân tích đánh giá tác dụng không mong muốn (SAE) liên quan tới thuốc. Theo bộ tiêu chuẩn này thì rất khó để kết luận "chắc chắn" (bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn mình sẽ share các thang đánh giá).
3. Không một thử nghiệm lâm sàng nào được dùng để khẳng định tính an toàn khi xét về các biến cố hiếm gặp như tử vong (rất hiếm gặp). Lí do là các thử nghiệm lâm sàng luôn giới hạn cỡ mẫu tương đối nhỏ, không có cơ hội để xuất hiện các biến cố hiếm gặp. Do vậy không nên dựa vào các thử nghiệm lâm sàng để xét an toàn về mặt tử vong hoặc các biến cố hiếm gặp khi tiêm vắc-xin. Nên sử dụng các nghiên cứu dịch tễ học được thiết kế chặt chẽ.
4. Kể cả một vắc-xin có bằng chứng mười mươi là có thể gây tử vong do shock phản vệ thì cũng không phải là lí do ngừng sử dụng vắc-xin đó. Người ta luôn xem xét lưu hành vắc-xin đó dựa trên LỢI ÍCH - NGUY CƠ. Ví dụ: nếu không dùng vắc-xin, dẫn tới mắc bệnh, tỉ lệ tử vong do bệnh đó cao nhiều lần tử vong do tiêm vắc-xin thì vẫn có thể cân nhắc sử dụng vắc-xin đó.
5. Là thiếu sót cơ bản nếu chỉ xét LỢI ÍCH - NGUY CƠ dựa trên việc so sánh KHÔNG DÙNG vắc-xin và CÓ DÙNG vắc-xin. Cần xét lợi ích - nguy cơ khi dùng vắc-xin A và vắc-xin B nữa.
6. Các phân tích hay đánh giá hay gì gì thì nó CHƯA CHẮC ĐÚNG cho các lần tiêm vắc-xin đó ở thời điểm khác, nước khác (dùng lô khác). Vì vắc-xin là một "sinh phẩm", chất lượng sẽ có thể dễ bị thay đổi.
7. Không nên tin tưởng tuyệt đối vào bất cứ hướng dẫn nào kể cả WHO. WHO phải ưu tiên xây dựng chiến lược y tế toàn cầu cho các nước đang phát triển, nước nghèo, do vậy các chiến lược mà WHO đưa ra chưa chắc đã phù hợp ở một trường hợp cụ thể nào đó. Cần có những chuyên gia TRONG NƯỚC (hoạt động độc lập không có mâu thuẫn lợi ích) đủ trình độ để tự phân tích vấn đề dựa trên giúp đỡ của các chuyên gia ngoài nước.
8. Theo mình trước mắt cần tập trung nâng cao năng lực xử trí cấp cứu, theo dõi sau khi tiêm, hướng dẫn bà mẹ theo dõi, có chiến lược kiểm tra đảm bảo chất lượng vắc-xin, có chương trình cụ thể cho những vắc-xin đang ở dạng nghi ngờ... THAY VÌ chỉ tập trung vào việc "CHẾT CÓ PHẢI DO QUINVAXEM HAY KHÔNG?"
Bác sĩ Nguyễn Phương Thanh
Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội
Tôi rất đồng ý với các chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Phương Thanh. Nhưng tôi xin đặt câu hỏi liên quan tới vấn đề này: Người dân phải dựa vào đâu để có niềm tin cho việc dùng vắc-xin?
Tôi không tìm thấy số liệu nào của Việt Nam, tuy nhiên, tôi cũng đã tìm được các nghiên cứu về vắc-xin được đăng tải trong bài viết “Bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của Quinvaxem”, mặc dù nó không phản ánh được toàn diện về vắc-xin, nhưng nó cũng cho tôi một khái niệm nào đó.
Còn người dân thì sao? Bộ Y tế không cung cấp một con số cụ thể nào liên quan tới vắc-xin, cộng với các thông tin được đăng tải và chia sẻ thông qua truyền thông và facebook… thì hết sức tiêu cực, làm cho cộng đồng hoang mang.
Bên cạnh các biện pháp về kiểm soát chất lượng vắc-xin (nhập, bảo quản...), kiểm soát quy trình tiêm, theo dõi sau tiêm ở cơ sở y tế và hướng dẫn cộng đồng theo dõi trẻ tại nhà, tôi nghĩ nên có những chiến lược công khai số liệu dịch tễ học hàng năm.
Bác sĩ Hoàng Bảo Long
Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương
-----
Updated 22:00 09/11/2015
-----
NƯỚC NÀO CHÍCH VACCINE HO GÀ TOÀN TẾ BÀO GIỐNG VIỆT NAM
1. Lời đồn trên mạng: HQ nhờ bộ y tế thử nghiệm trên trẻ em VN là đồn nhảm: quinvaxem là qui trình sản xuất của hảng Novastis (Thụy Sĩ ) sản xuất lâu rồi chuyển giao cho Hàn Quốc năm 2006 và không cần thử nghiệm gì nữa
2. Lời đồn có trẻ chích vào ói ra máu xong bệnh vặt hoài là không đúng: trên thế giới không có vaccin nào có tác dụng phụ là ói ra máu cả, vaccin chỉ hành 48 giờ sau tiêm thôi, nếu còn là lo đi khám vì bệnh khác
3. Nói có phải 90 nước dùng dạng vaccin toàn tế bào đúng không thì đường dẫn bên dưới, các nước gồm:
- Khu vực tây thái bình dương (Western Pacific): Việt Nam, Cambodia, Cook isIands, Fiji, Kiribati, Lào, Mông Cổ, Nauru, Papue New Guinea, Phillipines, Samoa, Solomon islands, Tonga, ... nhiều nước tên lạ quắc
- Khu vực South East Asia: Bangladesh, Bhutan, Bắc triều tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Miến Điện, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor
- Khu vực Châu Âu: Serbia, Taijkistan, Macedonia, Nga, Moldava, Ba Lan, Kyrgyzstan,Georgia, Bosnia Herzegivina, Azerbaijan, Armenia, Albania
- Khu vực Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh: ... nhiều lắm viết mỏi tay nên thôi
4. Đa số các nước đều có 2 nguồn vaccin miễn phí và tự chọn
5. Chọn vaccin nào cũng được, quan trọng là đúng lịch, chích sớm ngừa sớm, đừng vì chờ mà để trễ quá
Link: http://apps.who.int/immunization_monitoring/globalsummary/schedules
Nguồn: https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1723843834511782
Updated 18:17 13/11/2015
-----
Bổ sung thêm 1 số thông tin:
- Infanrix Hexa (GSK) là vaccine 6-trong-1 thường thấy trong khi tiêm dịch vụ hoặc đưa con sang Singapore để tiêm ngừa. Đây là báo cáo về tử lệ tử vong đc cho là liên quan đến Infanrix Hex trong 12 được triển khai ở Ý.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3027668/
Con số trong bài cho thấy, sau 12 năm, 15 triệu mũi tiêm, có 63 trường hợp chết đột ngột nội 20 ngày sau khi tiêm. CHƯa kể đây là báo cáo GSK chỉ công bố sau khi tòa án Ý BUỘC GSK phải công bố.
- Đấy là Infanrix Hexa; Quinvaxem thì sao. NĂm 2013, khi bộ Y Tế tạm ngưng dùng, 15 triệu mũi đã được tiêm; với ~43-47 ca tử vong đột ngột sau khi tiêm (nhiều ca không điều tra và khẳng định có liên quan).
- Sau khi được sử dụng lại đến nay, 2015; mỗi năm Quinvaxem được dùng 4.5 triệu mũi 1 năm; tính đến nay, nhiều bài báo cho rằng con số đã tử vong liên quan đến Quinvaxem là 63 ca. Như vậy, Quinvaxem đã được tiêm khoảng 24 triệu mũi với 63 ca tử vong.
Như vậy, nghĩa là Quinvaxem an toàn hơn Infanrix Hexa, nếu ta nhìn vào 2 con số này. 1 điều đáng lưu ý là trong đơn thuốc và hóa đơn nhiều người đưa con đi chích ngừa, Bệnh Viện ở Singapore có tiêm thêm cả Paracetamol, để ngừa đau và sốt. Paracetamol có thể dùng cho trẻ dưới 1 tuổi được không? Có gây ngộ độc gan hay không? Tương tác với việc hình thành kháng thể thế nào? Có nghiên cứu cho thấy paracetamol giảm khả năng hình thành kháng thể
1 loại vaccine khác cũng tương tự là Pentaxim của Sanofi Pasteur. Loại này chưa có bao cáo trên dân số lớn như Quinvaxem hay Infanrix Hexa. Tuy nhiên đọc các báo cáo về thử nghiệm an toàn trên vài ngàn mũi tiêm, những triệu chứng như sốt, ói mửa, v.v ... vẫn xảy ra, với tần suất không ít hơn Quinvaxem.
Vaccine thứ tư là Easyfive, thì cty sản xuất đã bị WHO loại bỏ vì cơ sở ko đạt yêu cầu.
Kết luận là Quinvaxem không nguy hiểm hơn Infanrix Hex, hay Pentaxim.
-----
Updated 00:00 14/11/2015
-----
Cảnh báo: Vắc-xin Infanrix Hexa và Pentaxim không an toàn hơn Quinvaxem
Qua nhiều tháng vừa rồi, dư luận trong nước xôn xao về sự không an toàn của vắc-xin Quinvaxem mà Bộ Y tế nhập về được xuất phát từ các trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin. Mặc dù BYT, các y bác sĩ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng đã giải thích nhiều thông qua truyền thông, facebook, và các diễn đàn... nhưng dường như không làm cộng đồng yên tâm, thậm chí có một nhóm người đã đưa con ra nước ngoài tiêm vắc-xin để đảm bảo được an toàn hơn?. Để giúp các bạn có thêm thông tin về các loại vắc-xin Quinvaxem, Infanrix Hexa, và Pentaxim, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia nghiên cứu tại Biomedical Science Institute, A*STAR, Singapore để giúp các bạn hiểu sâu hơn về các loại vắc-xin này
Link: http://bacsinoitru.vn/content/canh-bao-vac-xin-infanrix-hexa-va-pentaxim-khong-toan-hon-quinvaxem-1628.html
-----
Updated 19:25 16/11/2015
-----
Giống như Quinvaxem, Infanrix Hexa từng là nạn nhân của tin đồn thổi
Trong nhiều tháng nay, dư luận rất quan tâm về vắc-xin Quinvaxem cũng như những hệ luỵ của nó (tác dụng phụ, tử vong trẻ), đặc biệt là những vấn đề xung quanh câu chuyện vắc-xin có phải là thử nghiệm hay không hoặc tại sao Hàn Quốc là quốc gia sản xuất ra loại vắc-xin này mà họ lại không sử dụng. Cao điểm hơn, một nhóm người thậm chí đã đưa con ra nước ngoài (Singapore) để tiêm chủng bằng vắc-xin Infanrix Hexa™ của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline vì họ cho rằng vắc-xin này an toàn hơn.
Hơn thế nữa, gần đây dư luận thực sự đã quá nhậy cảm và phản ứng thái quá trước một số thông tin bất lợi về vắc-xin Quinvaxem (tác dụng phụ, tử vong trẻ) mà không cần quan tâm tới các bằng chứng khoa học cũng như những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về tính an toàn và hiệu quả của Quinvaxem.
Bất cứ loại thuốc nào, kể cả vắc-xin, ngoài hiệu quả điều trị thì nó đều có tác dụng phụ cả. Quan trọng là tác dụng phụ này ở mức độ nào, nếu tác dụng phụ xảy ra với một tỷ lệ rất thấp (thậm chí có thể gây tử vong nhưng là rất hiếm so với quần thể) trong một quần thể rất lớn thì vẫn có thể chấp nhận được.
Nhiều trường hợp tử vong trẻ thực sự không liên quan tới vắc-xin, nhưng vì nó xảy ra sau tiêm vắc-xin (ngay sau tiêm, sau vài giờ, sau vài ngày, hoặc sau vài tuần…) cho nên dư luận thường vội vàng quy kết hoặc đổ lỗi cho vắc-xin là không thỏa đáng.
Khi đã có sự nghi kỵ về sự an toàn của vắc-xin thì chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ không dám cho con đi tiêm phòng, điển hình là với vắc-xin Quinvaxem hiện nay (và trước đây vắc-xin Infanrix HexaTM cũng đã từng bị như vậy tại một số nước Châu Âu), và hệ lụy là dịch bệnh sẽ bùng phát làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ (bài học là vụ dịch Sởi năm 2014 tại Việt Nam).
Để giúp các bạn có thêm thông tin về vắc-xin Infanrix HexaTM tại thời điểm đầu, khi mới được chấp thuận đưa vào thị trường, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết và các trích dẫn tham khảo (có đặt link trong bài) về loại vắc-xin này tại một số nước Châu Âu (nước Bỉ). Người dân Bỉ cũng đã từng phản ứng gay gắt với các tác dụng phụ, và số trẻ tử vong liên quan tới Infanrix HexaTM (như với vắc-xin Quinvaxem tại Việt Nam hiện nay). Thâm chí, họ cũng đã quy kết cho chính phủ đang dùng trẻ em ở đất nước họ làm vật thí nghiệm. Nhưng thực tế đã chứng minh, cho dù có một tỷ lệ tác dụng phụ, có một tỷ lệ trẻ tử vong liên quan tới vắc-xin… thì cho đến này Infanrix HexaTM vẫn được cho là một vắc-xin an toàn tương tự Quinvaxem với những bằng chứng khoa học chắc chắn và tin cậy.
Link toàn bài: http://bacsinoitru.vn/content/giong-nhu-quinvaxem-infanrix-hexa-tung-la-nan-nhan-cua-tin-don-thoi-1629.html
Những thông tin không có thật như thế này đang được chia sẻ rất mạnh, và ít nhiều nó đã gây hoang mang cho cộng đồng. Hy vọng cơ quan chức năng có những giải pháp và hình phạt nghiêm khắc đối với những kẻ tung tin như vậy
Bất cứ một loại thuốc, vắc-xin, hoặc biện pháp điều trị mới nào trước khi được áp dụng trong điều trị bệnh cho con người (hay nói một cách khác là trước khi được thương mại hóa) đều phải trải qua nhiều pha thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trial Phases) rất nghiêm ngặt[1], thậm chí phải mất rất nhều năm thì các thử nghiệm này mới có thể cho ra kết quả cuối cùng. Nếu thử nghiệm lâm sàng thành công, tức là thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh với độ an toàn cho phép, thì sẽ được đưa vào sản xuất và cung cấp ra thị trường dưới sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt ở tất cả các bước (sản xuất, bảo quản và cung cấp...)[2]
Một vài khái niệm về thử nghiệm lâm sàng
Các pha thử nghiệm lâm sàng: có 4 pha chính[1]:
- Pha I: Đánh giá ban đầu trên nhóm nhỏ về an toàn, tác dụng phụ và liều dùng.
- Pha II: Đánh giá trên nhóm trung bình về an toàn và hiệu quả.
- Pha III: Đánh giá trên nhóm lớn về hiệu quả, so sánh với các biện pháp trước đây và thu thập thêm các thông tin về an toàn (nhất là các biến cố chưa được biết đến) để chuẩn bị triển khai ra thị trường.
- Pha IV: Đánh giá sau khi đã đưa ra thị trường, nhằm xác định sự khác biệt trên các quần thể khác nhau, và theo dõi các tác dụng phụ lâu dài.
Biến cố bất lợi (Adverse event [AE]): Là mọi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng XUẤT HIỆN hoặc TĂNG NẶNG trong THỜI GIAN THỬ NGHIỆM.
- BIẾN CỐ BẤT LỢI NGHIÊM TRỌNG (Severe adverse event [SAE]) là 1 trong 6 biến cố sau: Tử vong, đe dọa tính mạng, nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện, dị tật bẩm sinh, tàn tật kéo dài hoặc vĩnh viễn, bất kì tình trạng nào đòi hỏi can thiệp cấp cứu để tránh 5 tình trạng trên (ví dụ: tăng kali máu nặng phải lọc máu cấp cứu để tránh rung thất và ngừng tim).
- MỨC ĐỘ LIÊN QUAN tới sản phẩm thử nghiệm: Đây là vấn đề quan trọng nhất trong đánh giá AE, bởi không phải AE nào cũng do sảm phẩm thử nghiệm gây ra. Có nhiều hệ thống tiêu chí đánh giá, ví dụ: xuất hiện sau khi dùng sản phẩm thử nghiệm với nhiều lần lặp đi lặp lại hoặc với nhiều đối tượng nghiên cứu, giảm đi hoặc hết khi ngừng sử dụng sản phẩm thử nghiệm, có bằng chứng về cơ chế, thống kê cho thấy xuất hiện nhiều hơn ở nhóm thử nghiệm so với nhóm không thử nghiệm...
Bây giờ chúng ta sẽ dành thời gian để tổng hợp các bằng chứng khoa học của Quinvaxem nhé
1. Kanra et al (2006)[3]: Thử nghiệm ngẫu nhiên nhãn mở pha II. Sốt là biến cố bất lợi thường gặp nhất (12.5% [95% CI: 7.7-18.8%]), không có khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm chứng.
2. Suare et al (2010)[4]: Thử nghiệm ngẫu nhiên nhãn mở pha III. Các biến cố bất lợi thường gặp là triệu chứng tại chỗ (đau, cứng, đỏ nơi tiêm), và quấy khóc, thay đổi thói quen ăn uống, buồn ngủ, và tiêu chảy; không có khác biệt với nhóm vaccine cũ (thậm chí tỉ lệ AE còn thấp hơn). Không có SAE.
3. Gentile et al (2011)[5]: Thử nghiệm không ngẫu nhiên nhãn mở pha II. Các biến cố bất lợi thường gặp là quấy khóc, buồn ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, sốt, triệu chứng tại chỗ (đau, cứng, đỏ nơi tiêm). Có tổng cộng 25 SAE: 1 tử vong và 24 trường hợp khác (có thể là nhập viện, và 24 trường hợp đều hồi phục hoàn toàn, không di chứng). Cả 25 SAE này được đều đánh giá là không liên quan tới sản phẩm thử nghiệm. Chỉ duy có 1 trường hợp viêm tiểu phế quản là được cho có liên quan tới vaccine.
4. Aspinall et al (2012)[6]: Thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi. Kết quả về an toàn tương tự với thử nghiệm của Gentile và cộng sự. Giai đoạn core của thử nghiệm có 8 SAE: 2 tử vong và 6 trường hợp khác - 2 trường hợp tử vong: 2 trẻ nữ 3 tháng tuổi tử vong 3 tuần sau tiêm, 1 nghi do viêm phổi, 1 nghi do tiêu chảy và mất nước nặng. Giai đoạn booster của thử nghiệm có 1 SAE - trẻ bị viêm cầu thận, không liên quan tới sản phẩm thử nghiệm.
5. Eregowada et al (2013)[7]: Thử nghiệm không ngẫu nhiên nhãn mở đa trung tâm pha III. Các biến cố bất lợi được thống kê bao gồm triệu chứng tại chỗ (dưới 30%) và sốt (20% trẻ sốt dưới 39 độ C). Có 3 SAE trên một trẻ được ghi nhận (thiếu máu, viêm phế quản phổi và trào ngược dạ dày thực quản, làm trẻ phải rút khỏi nghiên cứu sớm), nhưng không liên quan tới vaccine.
6. Capeding et al (2014)[8]: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mù đơn pha IV. So sánh giữa Quinvaxem và một cách tiêm chủng mới hơn (1 liều Tritanrix HB + Hib + 2 liều Quinvaxem). Biến cố bất lợi chủ yếu là đau nơi tiêm, ngoài ra, sốt, cứng và đỏ nơi tiêm gặp ít hơn (khoảng 30% trở xuống). 2 SAE thuộc nhóm Tritanrix: một trường hợp suy hô hấp do viêm phổi, thứ phát sau viêm màng não virus, khởi phát 1 tuần sau mũi Quinvaxem thứ 3, và một trường hợp giảm tiểu cầu xuất hiện 12 ngày sau tiêm Tritanrix. Tất cả SAE được kết luận là không liên quan tới vaccine.
7. Báo cáo của WHO năm 2013 về Quinvaxem[9]
Như vậy, cho đến hiện tại, chưa bằng chứng nào phủ nhận độ an toàn của Quinvaxem.
Tham khảo
[1] https://www.nlm.nih.gov/services/ctphases.html
[2] http://bacsinoitru.vn/content/nhui-ng-cau-hoi-i-thuoi-ng-gai-p-vei-vai-c-xin-quinvaxem-1029.html
[3] http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17012890
[4] http://www.scielosp.org/scielo.php?script=sci_arttext&pid=S1020-49892010000200005&lng=en&nrm=iso&tlng=en
[5] http://www.ijidonline.com/article/S1201-9712(10)02506-3/fulltext
[6] http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3551883/
[7] http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3906354/
[8] http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0264410X13014370
[9] http://www.who.int/immunization_standards/vaccine_quality/quinvaxem_pqnote_june2013/en/
Bác sĩ Hoàng Bảo Long
Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương
Nguồn: http://bacsinoitru.vn
-----
Updated 12:50 9/11/2015
-----
Quinvaxem: Người dân phải dựa vào đâu để có niềm tin sử dụng vắc-xin?
Vài ngày gần đây, sau một loạt các thông tin không có thật về vắc-xin Quinvaxem đã làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành y và gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng. Diễn đàn đã có bài viết “Bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của Quinvaxem” và đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Phần lớn các ý kiến trái chiều đều xuất phát từ sự thiếu thông tin về quy trình sản xuất, bảo quản và phân phối, cũng như các thông tin về tính hiệu quả và an toàn, hoặc nói theo cách khác là thông tin giữa lợi ích và nguy cơ, của vắc-xin nói chung và Quinvaxen nói riêng. Để giúp mọi người có cái nhìn cởi mở hơn, đồng thời giúp các y bác sĩ có thêm góc nhìn khách quan nhằm làm tốt vai trò tư vấn cho cộng đồng, Diễn đàn Bác sĩ Nội trú xin giới thiệu một vài chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Phương Thanh.
1. Vắc-xin là chất lạ do vậy hoàn toàn có khả năng gây shock phản vệ và tử vong. Trong trường hợp Quinvaxem có dùng kháng nguyên ho gà toàn tế bào do vậy khả năng gây dị ứng (có thể) dễ xảy ra hơn. Ở các nước phát triển (Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada) cũng dùng vắc-xin phối hợp kiểu này nhưng thành phần ho gà là vô bào, không dùng Quinvaxem.
2. Muốn khẳng định tử vong là "chắc chắn" do vắc-xin thì phải theo hướng dẫn (của WHO) khi phân tích đánh giá tác dụng không mong muốn (SAE) liên quan tới thuốc. Theo bộ tiêu chuẩn này thì rất khó để kết luận "chắc chắn" (bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn mình sẽ share các thang đánh giá).
3. Không một thử nghiệm lâm sàng nào được dùng để khẳng định tính an toàn khi xét về các biến cố hiếm gặp như tử vong (rất hiếm gặp). Lí do là các thử nghiệm lâm sàng luôn giới hạn cỡ mẫu tương đối nhỏ, không có cơ hội để xuất hiện các biến cố hiếm gặp. Do vậy không nên dựa vào các thử nghiệm lâm sàng để xét an toàn về mặt tử vong hoặc các biến cố hiếm gặp khi tiêm vắc-xin. Nên sử dụng các nghiên cứu dịch tễ học được thiết kế chặt chẽ.
4. Kể cả một vắc-xin có bằng chứng mười mươi là có thể gây tử vong do shock phản vệ thì cũng không phải là lí do ngừng sử dụng vắc-xin đó. Người ta luôn xem xét lưu hành vắc-xin đó dựa trên LỢI ÍCH - NGUY CƠ. Ví dụ: nếu không dùng vắc-xin, dẫn tới mắc bệnh, tỉ lệ tử vong do bệnh đó cao nhiều lần tử vong do tiêm vắc-xin thì vẫn có thể cân nhắc sử dụng vắc-xin đó.
5. Là thiếu sót cơ bản nếu chỉ xét LỢI ÍCH - NGUY CƠ dựa trên việc so sánh KHÔNG DÙNG vắc-xin và CÓ DÙNG vắc-xin. Cần xét lợi ích - nguy cơ khi dùng vắc-xin A và vắc-xin B nữa.
6. Các phân tích hay đánh giá hay gì gì thì nó CHƯA CHẮC ĐÚNG cho các lần tiêm vắc-xin đó ở thời điểm khác, nước khác (dùng lô khác). Vì vắc-xin là một "sinh phẩm", chất lượng sẽ có thể dễ bị thay đổi.
7. Không nên tin tưởng tuyệt đối vào bất cứ hướng dẫn nào kể cả WHO. WHO phải ưu tiên xây dựng chiến lược y tế toàn cầu cho các nước đang phát triển, nước nghèo, do vậy các chiến lược mà WHO đưa ra chưa chắc đã phù hợp ở một trường hợp cụ thể nào đó. Cần có những chuyên gia TRONG NƯỚC (hoạt động độc lập không có mâu thuẫn lợi ích) đủ trình độ để tự phân tích vấn đề dựa trên giúp đỡ của các chuyên gia ngoài nước.
8. Theo mình trước mắt cần tập trung nâng cao năng lực xử trí cấp cứu, theo dõi sau khi tiêm, hướng dẫn bà mẹ theo dõi, có chiến lược kiểm tra đảm bảo chất lượng vắc-xin, có chương trình cụ thể cho những vắc-xin đang ở dạng nghi ngờ... THAY VÌ chỉ tập trung vào việc "CHẾT CÓ PHẢI DO QUINVAXEM HAY KHÔNG?"
Bác sĩ Nguyễn Phương Thanh
Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội
Tôi rất đồng ý với các chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Phương Thanh. Nhưng tôi xin đặt câu hỏi liên quan tới vấn đề này: Người dân phải dựa vào đâu để có niềm tin cho việc dùng vắc-xin?
Tôi không tìm thấy số liệu nào của Việt Nam, tuy nhiên, tôi cũng đã tìm được các nghiên cứu về vắc-xin được đăng tải trong bài viết “Bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của Quinvaxem”, mặc dù nó không phản ánh được toàn diện về vắc-xin, nhưng nó cũng cho tôi một khái niệm nào đó.
Còn người dân thì sao? Bộ Y tế không cung cấp một con số cụ thể nào liên quan tới vắc-xin, cộng với các thông tin được đăng tải và chia sẻ thông qua truyền thông và facebook… thì hết sức tiêu cực, làm cho cộng đồng hoang mang.
Bên cạnh các biện pháp về kiểm soát chất lượng vắc-xin (nhập, bảo quản...), kiểm soát quy trình tiêm, theo dõi sau tiêm ở cơ sở y tế và hướng dẫn cộng đồng theo dõi trẻ tại nhà, tôi nghĩ nên có những chiến lược công khai số liệu dịch tễ học hàng năm.
Bác sĩ Hoàng Bảo Long
Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương
-----
Updated 22:00 09/11/2015
-----
NƯỚC NÀO CHÍCH VACCINE HO GÀ TOÀN TẾ BÀO GIỐNG VIỆT NAM
1. Lời đồn trên mạng: HQ nhờ bộ y tế thử nghiệm trên trẻ em VN là đồn nhảm: quinvaxem là qui trình sản xuất của hảng Novastis (Thụy Sĩ ) sản xuất lâu rồi chuyển giao cho Hàn Quốc năm 2006 và không cần thử nghiệm gì nữa
2. Lời đồn có trẻ chích vào ói ra máu xong bệnh vặt hoài là không đúng: trên thế giới không có vaccin nào có tác dụng phụ là ói ra máu cả, vaccin chỉ hành 48 giờ sau tiêm thôi, nếu còn là lo đi khám vì bệnh khác
3. Nói có phải 90 nước dùng dạng vaccin toàn tế bào đúng không thì đường dẫn bên dưới, các nước gồm:
- Khu vực tây thái bình dương (Western Pacific): Việt Nam, Cambodia, Cook isIands, Fiji, Kiribati, Lào, Mông Cổ, Nauru, Papue New Guinea, Phillipines, Samoa, Solomon islands, Tonga, ... nhiều nước tên lạ quắc
- Khu vực South East Asia: Bangladesh, Bhutan, Bắc triều tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Miến Điện, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor
- Khu vực Châu Âu: Serbia, Taijkistan, Macedonia, Nga, Moldava, Ba Lan, Kyrgyzstan,Georgia, Bosnia Herzegivina, Azerbaijan, Armenia, Albania
- Khu vực Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh: ... nhiều lắm viết mỏi tay nên thôi
4. Đa số các nước đều có 2 nguồn vaccin miễn phí và tự chọn
5. Chọn vaccin nào cũng được, quan trọng là đúng lịch, chích sớm ngừa sớm, đừng vì chờ mà để trễ quá
Link: http://apps.who.int/immunization_monitoring/globalsummary/schedules
Nguồn: https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1723843834511782
-----NƯỚC NÀO CHÍCH VACCIN HO GÀ TOÀN TẾ BÀO GIỐNG VIỆT NAM
1. Lời đồn trên mạng: HQ nhờ bộ y tế thử nghiệm trên trẻ em VN là đồn nhảm: quinvaxem là qui trình sản xuất của hảng Novastis (Thụy Sĩ ) sản xuất lâu rồi chuyển giao cho Hàn Quốc năm 2006 và không cần thử nghiệm gì nữa
2. Lời đồn có trẻ chích vào ói ra máu xong bệnh vặt hoài là không đúng: trên thế giới không có vaccin nào có tác dụng phụ là ói ra máu cả, vaccin chỉ hành 48 giờ sau tiêm thôi, nếu còn là lo đi khám vì bệnh khác
3. Nói có phải 90 nước dùng dạng vaccin toàn tế bào đúng không thì đường dẫn bên dưới, các nước gồm:
- Khu vực tây thái bình dương (Western Pacific): Việt Nam, Cambodia, Cook isIands, Fiji, Kiribati, Lào, Mông Cổ, Nauru, Papue New Guinea, Phillipines, Samoa, Solomon islands, Tonga, ... nhiều nước tên lạ quắc
- Khu vực South East Asia: Bangladesh, Bhutan, Bắc triều tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Miến Điện, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor
- Khu vực Châu Âu: Serbia, Taijkistan, Macedonia, Nga, Moldava, Ba Lan, Kyrgyzstan,Georgia, Bosnia Herzegivina, Azerbaijan, Armenia, Albania
- Khu vực Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh: ... nhiều lắm viết mỏi tay nên thôi
4. Đa số các nước đều có 2 nguồn vaccin miễn phí và tự chọn
5. Chọn vaccin nào cũng được, quan trọng là đúng lịch, chích sớm ngừa sớm, đừng vì chờ mà để trễ quá
Link: http://apps.who.int/immunization_monitoring/globalsummary/schedules
Nguồn: https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1723843834511782
Updated 18:17 13/11/2015
-----
Bổ sung thêm 1 số thông tin:
- Infanrix Hexa (GSK) là vaccine 6-trong-1 thường thấy trong khi tiêm dịch vụ hoặc đưa con sang Singapore để tiêm ngừa. Đây là báo cáo về tử lệ tử vong đc cho là liên quan đến Infanrix Hex trong 12 được triển khai ở Ý.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3027668/
Con số trong bài cho thấy, sau 12 năm, 15 triệu mũi tiêm, có 63 trường hợp chết đột ngột nội 20 ngày sau khi tiêm. CHƯa kể đây là báo cáo GSK chỉ công bố sau khi tòa án Ý BUỘC GSK phải công bố.
- Đấy là Infanrix Hexa; Quinvaxem thì sao. NĂm 2013, khi bộ Y Tế tạm ngưng dùng, 15 triệu mũi đã được tiêm; với ~43-47 ca tử vong đột ngột sau khi tiêm (nhiều ca không điều tra và khẳng định có liên quan).
- Sau khi được sử dụng lại đến nay, 2015; mỗi năm Quinvaxem được dùng 4.5 triệu mũi 1 năm; tính đến nay, nhiều bài báo cho rằng con số đã tử vong liên quan đến Quinvaxem là 63 ca. Như vậy, Quinvaxem đã được tiêm khoảng 24 triệu mũi với 63 ca tử vong.
Như vậy, nghĩa là Quinvaxem an toàn hơn Infanrix Hexa, nếu ta nhìn vào 2 con số này. 1 điều đáng lưu ý là trong đơn thuốc và hóa đơn nhiều người đưa con đi chích ngừa, Bệnh Viện ở Singapore có tiêm thêm cả Paracetamol, để ngừa đau và sốt. Paracetamol có thể dùng cho trẻ dưới 1 tuổi được không? Có gây ngộ độc gan hay không? Tương tác với việc hình thành kháng thể thế nào? Có nghiên cứu cho thấy paracetamol giảm khả năng hình thành kháng thể
1 loại vaccine khác cũng tương tự là Pentaxim của Sanofi Pasteur. Loại này chưa có bao cáo trên dân số lớn như Quinvaxem hay Infanrix Hexa. Tuy nhiên đọc các báo cáo về thử nghiệm an toàn trên vài ngàn mũi tiêm, những triệu chứng như sốt, ói mửa, v.v ... vẫn xảy ra, với tần suất không ít hơn Quinvaxem.
Vaccine thứ tư là Easyfive, thì cty sản xuất đã bị WHO loại bỏ vì cơ sở ko đạt yêu cầu.
Kết luận là Quinvaxem không nguy hiểm hơn Infanrix Hex, hay Pentaxim.
-----
Updated 00:00 14/11/2015
-----
Cảnh báo: Vắc-xin Infanrix Hexa và Pentaxim không an toàn hơn Quinvaxem
Qua nhiều tháng vừa rồi, dư luận trong nước xôn xao về sự không an toàn của vắc-xin Quinvaxem mà Bộ Y tế nhập về được xuất phát từ các trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin. Mặc dù BYT, các y bác sĩ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng đã giải thích nhiều thông qua truyền thông, facebook, và các diễn đàn... nhưng dường như không làm cộng đồng yên tâm, thậm chí có một nhóm người đã đưa con ra nước ngoài tiêm vắc-xin để đảm bảo được an toàn hơn?. Để giúp các bạn có thêm thông tin về các loại vắc-xin Quinvaxem, Infanrix Hexa, và Pentaxim, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia nghiên cứu tại Biomedical Science Institute, A*STAR, Singapore để giúp các bạn hiểu sâu hơn về các loại vắc-xin này
Link: http://bacsinoitru.vn/content/canh-bao-vac-xin-infanrix-hexa-va-pentaxim-khong-toan-hon-quinvaxem-1628.html
-----
Updated 19:25 16/11/2015
-----
Giống như Quinvaxem, Infanrix Hexa từng là nạn nhân của tin đồn thổi
Trong nhiều tháng nay, dư luận rất quan tâm về vắc-xin Quinvaxem cũng như những hệ luỵ của nó (tác dụng phụ, tử vong trẻ), đặc biệt là những vấn đề xung quanh câu chuyện vắc-xin có phải là thử nghiệm hay không hoặc tại sao Hàn Quốc là quốc gia sản xuất ra loại vắc-xin này mà họ lại không sử dụng. Cao điểm hơn, một nhóm người thậm chí đã đưa con ra nước ngoài (Singapore) để tiêm chủng bằng vắc-xin Infanrix Hexa™ của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline vì họ cho rằng vắc-xin này an toàn hơn.
Hơn thế nữa, gần đây dư luận thực sự đã quá nhậy cảm và phản ứng thái quá trước một số thông tin bất lợi về vắc-xin Quinvaxem (tác dụng phụ, tử vong trẻ) mà không cần quan tâm tới các bằng chứng khoa học cũng như những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về tính an toàn và hiệu quả của Quinvaxem.
Bất cứ loại thuốc nào, kể cả vắc-xin, ngoài hiệu quả điều trị thì nó đều có tác dụng phụ cả. Quan trọng là tác dụng phụ này ở mức độ nào, nếu tác dụng phụ xảy ra với một tỷ lệ rất thấp (thậm chí có thể gây tử vong nhưng là rất hiếm so với quần thể) trong một quần thể rất lớn thì vẫn có thể chấp nhận được.
Nhiều trường hợp tử vong trẻ thực sự không liên quan tới vắc-xin, nhưng vì nó xảy ra sau tiêm vắc-xin (ngay sau tiêm, sau vài giờ, sau vài ngày, hoặc sau vài tuần…) cho nên dư luận thường vội vàng quy kết hoặc đổ lỗi cho vắc-xin là không thỏa đáng.
Khi đã có sự nghi kỵ về sự an toàn của vắc-xin thì chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ không dám cho con đi tiêm phòng, điển hình là với vắc-xin Quinvaxem hiện nay (và trước đây vắc-xin Infanrix HexaTM cũng đã từng bị như vậy tại một số nước Châu Âu), và hệ lụy là dịch bệnh sẽ bùng phát làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ (bài học là vụ dịch Sởi năm 2014 tại Việt Nam).
Để giúp các bạn có thêm thông tin về vắc-xin Infanrix HexaTM tại thời điểm đầu, khi mới được chấp thuận đưa vào thị trường, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết và các trích dẫn tham khảo (có đặt link trong bài) về loại vắc-xin này tại một số nước Châu Âu (nước Bỉ). Người dân Bỉ cũng đã từng phản ứng gay gắt với các tác dụng phụ, và số trẻ tử vong liên quan tới Infanrix HexaTM (như với vắc-xin Quinvaxem tại Việt Nam hiện nay). Thâm chí, họ cũng đã quy kết cho chính phủ đang dùng trẻ em ở đất nước họ làm vật thí nghiệm. Nhưng thực tế đã chứng minh, cho dù có một tỷ lệ tác dụng phụ, có một tỷ lệ trẻ tử vong liên quan tới vắc-xin… thì cho đến này Infanrix HexaTM vẫn được cho là một vắc-xin an toàn tương tự Quinvaxem với những bằng chứng khoa học chắc chắn và tin cậy.
Link toàn bài: http://bacsinoitru.vn/content/giong-nhu-quinvaxem-infanrix-hexa-tung-la-nan-nhan-cua-tin-don-thoi-1629.html
Chỉnh sửa cuối: