- Theo như Em biết thì Xe lửa Gia Lâm, Tổng kho Đức Giang, Sân bay Gia Lâm, khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư, khu công nghiệp Sài Đồng là 5 địa danh về tương lai sẽ không tồn tại nhưng còn rất nhiều vấn đề nên lâu lắm mới ngã ngũ. Trong 5 cái trên thì cái Hà Nội - Đài Tư là bay sớm nhất trong vòng 5 năm tới, còn lại thì chưa biết được.
- Tổng thể Long Biên so sánh với Đông Anh thì phải đánh giá cụ thể mới được. EM thử nhé:
Long Biên lên quận cùng với Hoàng Mai từ 2003 đến nay đã 14 năm với tốc độ đô thị hoá rất cao một phần do sự đóng góp của 2 tập đoàn HimLam, Vigroup một số doanh nghiệp như HUD, Tổng nhà HN, Nhà Bộ quốc phòng...cùng với chính quyền tương đối năng động mới có được như ngày nay. Cũng trong khoảng thời gian như vậy thì Hoàng Mai hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải làm. Vậy mới thấy, muốn đô thị hoá nhanh phải có điều kiện cần là có kinh phí (từ kinh tế tư nhân, từ ngân sách), điều kiện đủ là chính quyền và người dân năng động. Với kinh nghiệm như vậy để đánh giá Đông Anh sẽ thấy đất chưa sử dụng còn rất rộng (nhiều hơn khi LB tách quận), đã có quy hoạch, đã có đầu tư của kinh tế tư nhân vào một vài địa điểm, chính quyền thì chưa thấy gì nổi bật cả, người dân cũng bình thường...Như vậy, khả năng đô thị hoá liệu có nhanh hay không hay là cũng phải 30 đến 40 năm nữa mới bằng được các quận lân cận bây giờ?
- Cái vụ Bắc Cầu thì nó thế này:
+ Về quy hoạch: Hiện chưa có quy hoạch khu vực này nhưng khả năng cao là khó tồn tại không phải do ai lấy làm nhà, không hẳn là do cầu...mà là do nằm trong không gian thoát lũ đang được Hà Nội xin ý kiến.
+ Về xây dựng nhà: Đồng ý cho phép cải tạo nhà đã có, nếu đất chưa có nhà thì không cấp phép.
+ Về cấp giấy chứng nhận: Cấp như bình thường.
+ Về chuyển mục đích SDĐ: Không chuyển, chỉ lọt vài trường hợp.
+ Về giá: Hiện đang sốt mà chả hiểu sao lại sốt.
+ Về tương lai: Em chưa thấy có tương lai gì.
+ Về độ view đẹp hay xấu: Cái này tuỳ cảm nhận mỗi người, Em thì thấy bình thường.
+ Về ở: Một số điểm trong khu vực sát sông thoáng mát, người dân xung quanh thân thiện, tiện lợi.
+ Về di chuyển đến hồ Gươm, hồ Tây: Gần, dễ đi