Em lại nghĩ khác cụ ợ, sao cụ ko nghĩ dân ta hành động như thế là vì đã thiếu lòng tin vào sự công minh của pháp luật rồi? Luật rừng lên ngôi là vì chả mấy ng tin kẻ thủ ác sẽ bị đền tội. Dân ta thủa trước CCRĐ , trước cái thủa con tố cha, mẹ tố chồng, dân chia thành tổ tam tam theo dõi lẫn nhau thì vẫn yên ả lắm cụ ợ. Người nhà em đi buôn vàng, đạp cái xe đạp đi xuyên ngày cũng chả bị cướp giật gì.
Đồng ý là xh băng hoại đạo đức nhưng ko phải do dân ta xưa nay vẫn thế, mà là có lý do mà họ trở thành như thế.
Để thay đổi là phải thay đổi hệ điều hành, thay đổi luật và đúng là phải cần cả vài thế hệ nữa may ra mới về lại được với mốc ... ngày xưa.
Thế cụ nghĩ cái chuyện con tố cha mẹ ấy, bây giờ tái diễn nổi không? Không thể, vì nhận thức của dân ta đã khác nhiều.
Nói cách khác, cái thuở xảy ra chuyện con tố cha mẹ ấy, chính người dân không hoàn toàn thoát lỗi. Nhận thức của dân lúc ấy, sự đớn hèn của dân lúc ấy có một phần lớn trách nhiệm. Ở thời điểm này nhìn lại, phải nói thấy dân ta khi ấy quá ngu, quá hèn. Bây giờ cũng hèn, nhưng nhận thức khá hơn xưa, nên không cái gì có thể bắt dân ta quay trở lại thực hiện những điều như thế nữa.
Cái yên ả mà cụ nói ấy, quả có thật. Khi ấy người dân khá hiền lành, nhẫn nhục, thậm chí, khá thật thà. Nhưng tất cả những cái đó không bền vững chút nào, chỉ trong chớp mắt, chính những con người thật thà ấy có thể ào ào cướp phá, chia nhau tài sản của những người thậm chí từng là ân nhân của họ. Nếu cho là CCRĐ đã phá hoại nền tảng đạo đức XH, ừ thì có mặt như thế, nhưng sâu xa hơn, CCRĐ là hoàn cảnh để bộc lộ cái bản chất của dân ta, cái trình độ nhận thức, cái nền tảng đạo đức quá mỏng của dân ta lúc đó.
Không phải nói như thế để trách dân ta, chửi dân ta... vì thực sự, thuở ấy ngay bọn Tây lông cũng man rợ. Trước thời điểm CCRĐ chỉ vài năm, ở phương Tây, nơi văn minh nhất lúc đó, những trại tập trung lập nên, hàng vạn người vô tội, cả trẻ em, người già, bị đẩy vào những lò thiêu xác người. Sau CCRĐ hơn 10 năm, diễn ra cuộc thảm sát Mỹ Lai ở VN. Tất cả những tội ác ấy đều được thực hiện bởi những con người vốn trước đấy hiền lành, lương thiện, bình thường như bao người khác (chợt nhớ tác phẩm "Người đọc" không biết cụ đọc chưa).
Một bộ phận nhân loại đã bước những bước dài kể từ bấy đến nay. Và dân ta, dù chậm chạp hơn, nhưng cũng đã có những bước tiến lớn. Thời đại internet, mở cửa, du lịch, du học, trao đổi văn hóa, thương mại... đang dần dần đưa cả thế giới vào một mặt bằng nhận thức và đấy là khởi đầu cho việc san lấp khoảng cách về các mặt khác. Tôi hy vọng khoảng 30 năm nữa thôi, không gì cản được sức mạnh của công nghệ sẽ san bằng khoảng cách giữa chúng ta và mấy nước nay đang coi là dẫn đầu về văn minh.