Bên ý giờ có chen Cạ Li Ninh hả bác, anh bác tính thay Mr.Fly à?
Em bổ sung thêmPhiếm bên lề âm nhạc:
Du Tử Lê nói đung, cái chết của Lê Hựu Hà là bi kịch của tài hoa, cái chết của 1 cái tôi lớn khi phải ghép đôi với 1 cái tôi cũng lớn - Nhã Phương.
Gắn bó từ thủa 17 đẹp mơn mởn với Lê Hựu Hà, gần 30 năm sống đời vợ chồng với ông. Thế mà, tuổi xế chiều lại tan rã. Thật đáng tiếc. Ông đã quá tình, quá mộng, để rồi cả đời quá ghen tuông, khiến Nhã Phương phải chọn cách xa ông, và vì điều này ông đã chết, chết thực sự. Ông kiệt quệ khi Nhã Phương ra đi. Giá như ông đừng yêu theo cách đấy, giá như ông đừng tình theo cách đấy. Nhưng cũng chả khác được, nếu ông không mộng thế, yếu đuối thế thì chắc gì có những tình ca cho đời.
Thời sinh viên bọn e hay nghe bài này, tua đi tua lại nghe nát cả cái băngBâng khuâng chiều nội trú
Đây là ca khúc ám ảnh nhất trong gia tài sáng tác của Nguyễn Trung Cang. Ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ của nữ sinh trường Tư pháp thành phố Sài Gòn mà bạn trai cô gái chính là người bạn thân của Nguyễn Trung Cang. Mối quan hệ bắc cầu ấy đã cho ra đời một Bâng khuâng chiều nội trú ấm áp đến nao lòng. Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới dội lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam, chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.
Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng khuâng chiều nội trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó. Vì vậy, mãi về sau, khi Nguyễn Trung Cang mất thì ca khúc này mới được phổ biến và trở nên nổi tiếng qua giọng hát Tuấn Ngọc
Nguyễn Trung Cang qua đời vào năm 1985, khi ông mới 38 tuổi. Thông tin được nhiều người biết đến là ông trút hơi thở cuối cùng tại cư xá cạnh chùa Xá Lợi do thiếu dinh dưỡng khi cơ thể quá yếu trong cơn hen suyễn.