Nhận dịp phát hành sách "Ban nhạc Phượng Hoàng - The Beatles Sài Gòn", em tổng hợp vài nội dung từ báo mạng về ban nhạc tài hoa này để các cụ/mợ vừa nghe vừa tìm hiểu
Sự xuất hiện của ban nhạc Phượng Hoàng vào tối 15.6.1971 tại Đêm Màu Hồng đã gây một bất ngờ cho giới yêu nhạc trẻ. Các ban nhạc trẻ thường lấy tên Mỹ, hát những bản nhạc nước ngoài, ca sĩ và nhạc công tóc dài, ăn mặc theo kiểu hippy với khoen vòng lúc lắc. Ban nhạc này mang một cái tên rất Việt: Phượng Hoàng và chơi toàn nhạc VN do chính những nhạc sĩ trong ban này sáng tác như Yêu người yêu đời, Phiên khúc mùa đông, Tôi muốn, Thương nhau ngày mưa và Yêu em trở thành những điển hình về tình ca trong làng nhạc.
Phượng Hoàng gồm các thành viên chính: Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nguyễn Trung Vinh, Như Khiêm, Elvis Phương. Chỉ 4 năm hoạt động thường xuyên với hơn 40 ca khúc, Phượng Hoàng đã đặt những viên gạch làm nền móng cho nhạc trẻ Việt Nam và ghi dấu ấn ban nhạc rock Việt thực thụ.
Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã sáng tác hàng chục bản nhạc cho Phượng Hoàng và được xem là một cách tân cho nhạc trẻ lúc ấy: không vay mượn nhạc nước ngoài và hát nhạc do chính mình sáng tác
Sự xuất hiện của ban nhạc Phượng Hoàng vào tối 15.6.1971 tại Đêm Màu Hồng đã gây một bất ngờ cho giới yêu nhạc trẻ. Các ban nhạc trẻ thường lấy tên Mỹ, hát những bản nhạc nước ngoài, ca sĩ và nhạc công tóc dài, ăn mặc theo kiểu hippy với khoen vòng lúc lắc. Ban nhạc này mang một cái tên rất Việt: Phượng Hoàng và chơi toàn nhạc VN do chính những nhạc sĩ trong ban này sáng tác như Yêu người yêu đời, Phiên khúc mùa đông, Tôi muốn, Thương nhau ngày mưa và Yêu em trở thành những điển hình về tình ca trong làng nhạc.
Phượng Hoàng gồm các thành viên chính: Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nguyễn Trung Vinh, Như Khiêm, Elvis Phương. Chỉ 4 năm hoạt động thường xuyên với hơn 40 ca khúc, Phượng Hoàng đã đặt những viên gạch làm nền móng cho nhạc trẻ Việt Nam và ghi dấu ấn ban nhạc rock Việt thực thụ.
Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã sáng tác hàng chục bản nhạc cho Phượng Hoàng và được xem là một cách tân cho nhạc trẻ lúc ấy: không vay mượn nhạc nước ngoài và hát nhạc do chính mình sáng tác