Cảm ơn cụ vì một bài viết có luận điểmHì, thớt bây giờ bàn về kiếm tiền ở VN hay ở Tây dễ hơn rồi Theo em CCCM 2 phe tranh luận về việc dễ hay khó thì phải thống nhất về khái niệm khó hay dễ là như thế nào? Dùng cái gì để đo đạc? Thực ra CCCM đang tranh luận với nhau vì đang không cùng các hệ quy chiếu thôi.
Theo em khái niệm kiếm tiền dễ hay khó cần đánh giá trên 2 khía cạnh: định lượng và định tính. Phe cho rằng kiếm tiền ở Mỹ dễ hơn đang dùng các con số định lượng nhiều hơn. Tuy nhiên CCCM đừng quên dễ hay khó lại là 1 khái niêm định tính, 1 cảm giác của bộ não nên không thể loại bỏ yếu tố định tính hay còn gọi là yếu tố tâm lý được.
Em mạn phép phân tích sâu hơn ở 2 khía cạnh này:
1) Về định lượng
- Nói gì thì nói, các con số đều cho thấy ở Mỹ sẽ dễ dàng kiếm được nhiều tiền hơn: cho dù dùng con số GDP bình quân đầu người 70k của Mỹ và khoảng 3,7k của VN, thu nhập trung bình của kỹ sư IT Mỹ và VN, thu nhập của công nhân Mỹ và VN..., số lượng tỷ phú, top 1% thu nhập ... Nói chung về con số tuyệt đối thì VN thua sút rất lớn. Cụ nào định tìm số liệu tuyệt đối để chứng minh điều ngược lại là hoàn toàn vô vọng. Tổng quát nhất thì GDP đầu người VN kém Mỹ 20 lần.
- Tuy nhiên nhìn một số con số khác, thì mức chênh lệch sẽ hẹp đi. Do chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ lớn hơn khá nhiều so với ở VN. Nên thu nhập trung vị (median income của Mỹ chỉ có 19k, trong khi VN là 3.1k https://worldpopulationreview.com/country-rankings/median-income-by-country ). Như vậy chênh lệch thu nhập của 1 người Mỹ và 1 người VN bình thường còn hơn 6 lần. Tất nhiên vẫn là rất nhiều.
- Đấy là nói về thu, còn chi thì thế nào? Theo thống kê ở đây https://www.numbeo.com/cost-of-living/country_result.jsp?country=Vietnam thì 1 gia đình 4 người để có cuộc sống tương đối ổn ở VN cần khoảng 38 triệu, ở Mỹ khoảng 85 triệu (chưa tính tiền thuê nhà). Cũng chính theo nguồn này, chi phí cho nhà ở của Mỹ gấp khoảng 3 lần của VN.
- Như vậy tổng kết lại, làm tròn 1 chút thì 1 người Mỹ bình thường sẽ kiếm được nhiều tiền hơn 1 người VN bình thường khoảng 6 lần và chi tiêu nhiều hơn 3 lần. Nghĩa là 1 người Mỹ kiếm 6 đồng, tiêu 3 đồng sẽ có cuộc sống chất lượng bằng 1 người VN kiếm 1 đồng và tiêu hết 1 đồng đó. Người Mỹ có thể dùng 3 đồng dư để tiêu thêm => chất lượng cuộc sống của 1 người Mỹ cao hơn.
2) Về khía cạnh tâm lý
- Rất tiếc là não người lại không đưa ra các cảm xúc tuyến tính với các con số. Các cảm giác (hạnh phúc, vui sướng, đau khổ, nhanh chậm v.v...) thường phản ứng với sự chênh lệch của các con số hơn là giá trị tuyệt đối của chúng. Tức là não bộ phản ứng với các giá trị tương đối chứ không phải tuyệt đối. Ví dụ chúng ta hầu như có cùng cảm giác khi xe ô tô đi 30km/h hay 120 km/h trên đường cao tốc đẹp. Nhưng nếu lái xe phanh gấp hay tăng tốc sẽ thấy khác ngay. Cô lao công lương 5 triệu, được thưởng thêm 3 triệu sẽ vui sướng hơn nhiều ạnh Vượng có thêm 3 tỷ VND.
- Sự vui sướng lại còn giảm theo thời gian. Cũng cô lao công đó tháng sau được thêm 3 triệu sẽ kém vui hơn 1 tí, và dần dần cảm giác vui sướng khi được thêm 3 triệu đó giảm gần về 0.
- Phân tích như thế để mợ Smile1102 , starsn hiểu được cảm giác của các cụ nói VN kiếm tiền dễ. Đơn giản vì cái delta tăng thêm ở VN nó đang cao hơn khá nhiều ở Mỹ:
View attachment 7568647
View attachment 7568648
- GDP đầu người của VN năm 1990 là 95 USD, giờ là 3700 USD, tăng gần 40 lần, từ năm 2005 đến nay cũng tăng hơn 5,4 lần. Các con số tương ứng của Mỹ là 3 lần và 1,5 lần. Em lấy các mốc này để nói đến cảm giác cuộc sống và thu nhập thay đổi khi CCCM ở đây còn bé nhưng đã cảm nhận được (1990) và khi bắt đầu đi làm (2005). Như vậy cảm giác của các cụ ở VN khi thấy thu nhập của mình tăng lên 5,4 lần hẳn sẽ phấn khích hơn các cụ ở Mỹ tăng có 1,5 lần (https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?locations=VN).
- Cảm giác phấn khích này còn được nhân lên cao hơn, khi phần tăng thêm lại xuất phát từ điểm ban đầu rất thấp. Vì thế phát biểu rằng kiếm tiền ở VN dễ là hoàn toàn có sở cứ về mặt tâm lý.
Vài dòng nhân ngày chủ nhật đóng góp để CCCM tranh luận cho sôi nổi và để hiểu nhau hơn
Cảm xúc thì mỗi người mỗi khác, khó định lượng nên khó bàn. Nói chung cc học ĐH VN, những năm 18t bắt đầu lớn lên, hình thành nhận thức về xung quanh nếu ở vn thì sẽ gắn bó với vn hơn. Em không có những cảm xúc như cụ đề cập nên em không nhắc. Giống như cụ nói hồi mới đi làm lương 2tr4 ấy, hồi mới đi làm em ở nn, lương 2k2 hay sao ấy, nên so với bây giờ thay đổi không được nhiều % Với em là người thực tế nên cảm giác kia không tồn tại được lâu trong đầu em.
Thực ra em cũng nghĩ với người V lớn lên ở vn, khởi nghiệp ở vn có nhiều yếu tố thuận lợi hơn ở nn, nhưng mình có muốn khởi nghiệp hay không là chuyện khác. Em chỉ muốn có cs gd êm đềm, con cái ăn học đầy đủ, tuổi thơ con nhiều kỷ niệm gd. Mong muốn đấy không phù hợp với từ "khởi nghiệp", khi mà kinh tế gd đã ổn định, đầy đủ rồi. Em đã có mọi thứ mà không cần mạo hiểm gì hết thì em nhảy vào mạo hiểm làm gì